Translate

Libellés

découvert (110) thơ; văn; nhạc; ảnh chụp; Caroline Thanh Hương (68) photographie (59) ký ức Việt Nam (44) santé (36) nghe đọc truyện hay (35) touriste (35) science naturelle (29) événement (28) nhạc Việt (27) nhạc Phạm Đức Nghĩa (20) art culinaire (19) philosophie (15) psychologie (15) văn chương (14) xã hội (12) nhạc không lời (11) science (11) ảnh Hương Kiều Loan (10) science économique (9) đọc và nghe đọc truỵên hay (9) xã hội Mỹ (8) aventure (6) news (6) société (6) thơ Đỗ Quý Bái (6) économie kinh tế (5) lịch sử (5) show Caroline Thanh Hương (5) sử Việt Nam (5) art (4) du lịch (4) littérature vietnamienne (4) Education (3) littérature (3) thơ Trần trọng Thiện (3) Canada (2) Les Contes vietnamiens truyện cổ tích việt nam (2) cách làm thơ hay và đúng (2) histoire secrète (2) l'histoire de France (2) mythe (2) technologie (2) thơ Huy Văn (2) thơ Hư Hao (2) tùy bút Caroline Thanh Hương (2) văn (2) Cần Thơ (1) David Oïstrakh (1) Dì Bùi Lệ Khanh (1) Economie (1) Montréal (1) Petrus Ky (1) Phan Thuận Breton (1) Québec (1) Stephen Hawking (1) Thơ văn Nguyễn Kiề (1) Trung Tâm Giáo Dục Hồng Bàng (1) Tạp Chí Dân Văn (1) Văn Xuân Vũ (1) astuce (1) bình luận Thuỵ Khê (1) ca sĩ Phi Nhung (1) ca sĩ Phạm Khải Tuấn (1) chân dung France Gall (1) fashion Jean-Paul Gaultier (1) fashion áo dài Việt Nam (1) học tiếng anh (1) informatique (1) ingénierie (1) nhạc Ngô Hồng Quang (1) nhạc Phạm Mỹ Lộc (1) nhạc ngoại quốc (1) nhạc ngoại quốc Steve Earle (1) photographie Vu Cong Hien (1) sport (1) thơ Chẩm Tá Nhân (1) thơ Lê Quang Chiểu (1) thơ Nhất Hùng (1) thơ Thanh Thanh. (1) thơ Trần Văn Lương (1) truyện ngắn; thơ Trần Văn Lương (1) văn Huy Phương (1) văn Thế Lữ (1) văn Tràm Cà Mau (1) văn chương văn nghệ Đoàn Thế Ngữ (1) văn câu đối (1) văn Đoàn Xuân Thu (1) xem phim hay tiếng ngoại quốc (1) Đại Học Văn Khoa (1)

vendredi 4 septembre 2015

Les défilés haute couture de Jean-Paul Gaultier/ Haute couture printemps-été : l'hommage de Gaultier à Cardin

tt
Kính mời quý anh chị theo dỏi chương trình mode haute couture của Jean Paul Gautier, đặt biệt năm 2018 để bày tỏ lòng tôn kính ông Pierre Cardin.
 

Jean Paul Gaultier : Défilé Haute Couture Printemps/Eté 2018 (avec interview)

Créateur : Jean-Paul GaultierInspiration : Monsieur Gaultier rend hommage à Pierre Cardin ( présent dans la salle pour le défilé ), premier couturier qu'il rencontre à 18 ans et chez qui il va commencer sa carrière. Les années 60 revisitées, avec une sortie de podium tout en rondeur, des images psychédéliques projetées et une bande-son allant de Jacques Dutronc à Brigitte Bardot.Collection : beaucoup de noir et blanc autour de robes évasées, construites en spirales ou découpées en franges. Le tailleur pantalon devient précieux avec des détails de fermeture, de franges, des vestes se terminant en capes, ou en basque sur l'arrière et des pantalons patte d'eph. La robe longue imprimée cinétique ou le petit blouson couture de cuir verni et paillettes à effet hallucinatoire. Sans oublier le short trompe l'œil façon jean.A noter : Coco Rocha et sa fille qui clôturent le show, en dansant, habillées de jacquard lamé cloqué bleu ou vert, selon le porté : une spécificité technique inédite dont seul Jean Paul Gaultier a le secret.Musique du défilé (n'utiliser que dans le contexte du défilé, sous couvert du droit à l'information)

Chương trình audio book / Ai Cười Đám Ma - Huy Phương - Nguyễn Đình Khánh Diễn Ðọc và 5 câu chuyện ma ngắn.

 Kính gửi quý anh chị nghe đoạn audio book của Huy Phương




và 5 câu chuyện ngắn về chủ đề ma.

http://www.mediafire.com/view/ylk5cxi9ziwi9at/5%20truyện%20ma%20ngắn%20chọn%20lọc.mp3



Tha phương cầu thực


Các ngư dân Việt Nam bị Malaysia bắt giữ trong các cuộc tuần tra ngày 10/3 và 11/3. (Ảnh: NST). Ảnh chụp màn hình trang web vnexpress.net
Người ta định nghĩa “tha phương cầu thực” là đi nơi khác (ngoài quê hương) để kiếm ăn (mưu sinh!) Sau tháng 4-1975, chính quyến mới ở Việt Nam thường cho những người bỏ nước ra đi, đến một quốc gia khác sinh sống là để kiếm “bơ thừa sữa cặn,” vì miếng cơm manh áo, là những người “ tha phương cầu thực.”
Không ai hãnh diện phải bỏ quê hương, làng mạc, mồ mả tổ tiên để di cư sang xứ khác vì cơm áo. Một đất nước vì chính kiến khiến người ta phải bỏ nước ra đi, một đất nước không giữ chân được người dân làm ăn sinh sống trên quê hương mình mà phải bỏ xứ kiếm ăn, là một đất nước có những nhà lãnh đạo tồi.
Thử nhìn lại đất nước chúng ta ngày hôm nay, một xứ nông nghiệp mà lâm vào tình cảnh, đến mùa lúa, không có người canh tác. Hầu hết nông dân đều đã bỏ xứ ra đi tìm nơi khác, nghề khác để làm ăn. Chính quyền trước cảnh đất ruộng bỏ hoang đã hứa sẽ cung cấp giống lúa tốt, chịu mặn, nhưng con số nông dân chịu một nắng hai sương cấy cày không còn lại bao nhiêu. Ông Ðặng Thanh Quang, phó chủ tịch huyện Trần Ðề, Sóc Trăng kêu gọi cha mẹ, vợ con những người bỏ xứ hãy vận động họ quay về làm đất cho kịp vụ lúa mới…
Hồi tháng 9-2016, Ngân Hàng Thế Giới (WB) công bố bản “Báo cáo Phát triển Việt Nam 2016,” cho thấy, cơn sốt nông dân bỏ ruộng đồng, từ nông thôn ra thành thị giờ đã trở nên trầm trọng. Không chỉ nông dân ở miền Bắc, miền Trung là những nơi khí hậu không thuận lợi cho nông nghiệp, mà còn cả nông dân từ đồng bằng sông Cửu Long, nơi từ xưa được gọi là vựa lúa Đông Nam Á.
Theo cuộc tổng điều tra dân số của VN, từ năm 2009-2014, mặc dầu có 97,000 người từ nơi khác đến đồng bằng Cửu Long, nhưng từ 1984-89 đã có 92,000 người, năm 1994-99 có 230,000 người, năm 2004-2009 có 733,000 người, năm 2009-2014 có 544,909 bỏ vựa lúa Cửu Long để đi xứ khác mưu sinh, kiếm ăn. Tính ra trong vòng 30 năm, hơn 1 triệu rưỡi người đã bỏ xứ sở của mình, một nơi có tiếng là mảnh đất mầu mỡ, trù phú nhất Việt Nam để đi tha phương cầu thực. Trong mười tháng đầu năm 2016, tại Cà Mau có 26,000 bỏ xứ đi nơi khác làm thuê, Kiên Giang con số này là 20,000, Sóc Trăng là 10,000 người.
Đó là chuyện những nông dân của khu vực đồng nằng sông Cửu Long, còn ngư dân vùng biển của quê hương lại lâm vào cảnh tệ hại hơn. Họ không còn đánh bắt được trong vùng biển quê hương, một phần biển đã nhiễm độc, một phần ra khơi thì bị tàu lạ (Trung Cộng) xua đuổi đánh dập, bắt bớ, nên đành phải làm những ngư dân đánh cá bất hợp pháp trong vùng biển của các nước láng giềng.
Từ tháng 1-2013 đến tháng 3- 2017, đã có 134 tàu với hơn 1,000 ngư dân của tỉnh Bà Rịa (Xuyên Mộc - Long Điền) bị nước ngoài bắt giữ do xâm phạm vùng biển đánh bắt hải sản trái phép; trong đó, 132 tàu với 997 ngư dân bị Indonesia bắt giữ; hai tàu khác do Malaysia bắt giữ. Malaysia tố cáo lãnh hải của họ bị các tàu cá Việt Nam xâm phạm nhiều nhất. Dựa trên số liệu các vụ bắt giữ của nhà chức trách Malaysia trên Biển Đông, Bộ trưởng đặc trách an ninh quốc gia Shahidan Kassim ngày 8/4 cho hay trong tổng số 273 vụ bắt giữ từ năm 2010 tới tháng 2 năm nay, các tàu cá Việt Nam chiếm phần lớn. Gần đây, ngư dân Việt Nam lại lân la đến Papua New Guinea và vùng biển Úc Châu để bắt trộm hải sâm, một số đã bị bắt tù và phạt tiền, khiến đại diện Bộ Nông Nghiệp Việt Nam phải sang Port Moresby, thủ đô của PNG để ký cam kết hứa ngăn chận ngư dân xứ mình đến trộm hải sâm ở đây nữa!
Biển Đông bị Trung Cộng khống chế, ngư dân Việt phải tha phương vào vùng biển cá nước khác kiếm ăn, lớp bị bắt, lớp bị giết, lớp bị săn đuổi, lớp bị bắn chìm.
Ngư dân miền Trung vốn tay chài tay lưới, sống với nghề biển lâu năm, nay trở thành công nhân “xuất khẩu” bất đắc dĩ, nôm na là bỏ nghề, lưu lạc đi làm thuê xứ người.
Xã Cương Gián (huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh) 20 năm trước, khi chưa có phong trào ra nước ngoài làm thuê (xuất khẩu lao động) thì xã này cũng như hầu hết đất ven biển miền Trung khác, lam lũ quanh năm, nhưng không đủ ăn, đói nghèo, cơ cực. Ngày nay nhờ đám tha phương cầu thực, làm thuê tận Nam Hàn, đường làng sạch sẽ, nhà cửa cất lên san sát, khang trang không thua gì nơi phố thị.
Chúng ta cứ tưởng tượng một xã ven biển, tính tới tháng 3-2016, đã có tới gần 2.700 người đang đi làm thuê ở Nam Hàn, Nhật Bản, Úc, Đài Loan...làng xóm mới được “đỏ da thắm thịt” như hôm nay!
Cũng như thế, Cương Gián, xã Đô Thành (huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An) giàu có bậc nhất xứ Nghệ nhờ nguồn thu từ tha phương. Xã hiện có khoảng 2.000 người đi làm ăn ở các nước như Nam Hàn, Đức, Nga, Thái Lan, Lào... Nhờ nguồn ngoại tệ gửi về từ nước ngoài mà đến nay, xã có trên 1.000 nhà dân xây nhà lầu trị giá cả triệu đô la, trong đó có nhiều gia đình có xe hơi.
Hiện nay nhà nước có chính sách đào tạo cho ngư dân trong độ tuổi từ 18 đến 35, để đưa sang Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc làm thuê. Nhưng muốn đi sang các nước này, phải tốn kém một khoản chi phí khá lớn, số ngư dân không có tiền chạy “xuất khẩu” đã tìm cách trốn qua Tàu, làm thuê, như làm bánh kẹo, ở các nhà máy chế biến nhựa, nông sản và một số công trình xây dựng khu vực biên giới Việt Hoa.
Ở trong nước thì dân vào đến tận miền Nam, Vũng Tàu, Biên Hoà để làm ăn, vào biển Ninh Chữ để làm thuê, ai thuê gì làm nấy.
Với những ngư dân Quảng Bình nói riêng và miền Trung nói chung, một khi biển chết, tương lai chết dần chết mòn theo, kéo theo nhiều nhóm ngành nghề khác đành phải ly hương kiếm ăn. Từ sau Tết, mỗi ngày hàng nghìn người dân các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình làm thủ tục đi du lịch nước ngoài như Lào, Thái Lan, nhưng thực tế là đi tìm kế sinh nhai. Đây là khu vực giáp với các tỉnh miền Trung, chỉ cần đi xe hơi hơn nửa ngày trời là sang đến Lào và qua sông Mekong làm thủ tục nhập cảnh là được vào đất Thái Lan.
Ngày nay số người cầu thực ở Lào không ít, người sang Lào làm ăn cho biết: "Đi làm ở Lào, Thái là được gần nhà hơn, thủ tục không rắc rối, không tốn tiền vé máy bay!” Sở lao động Thương binh Nghệ An cho biết, lượng người làm hộ chiếu, giấy thông hành tăng đột biến, vào những ngày cao điểm có thể tới 1,200-1,300 người một này.
Một điều xót xa là ngày càng có nhiều học sinh ở các xã Lộc Sơn và Lộc Bổn (huyện Phú Lộc-Thừa Thiên) bỏ học để theo người thân sang Lào làm thuê, mà nhà trường và chính quyền không thể ngăn chặn... Nhiều năm trở lại đây, năm nào trường cũng có 30-40 học sinh bỏ học khiến cho các lớp học ngày càng trống vắng, số học sinh toàn trường giảm đáng kể.
Tỉnh Kiên Giang thì số nông dân rời quê đi làm ăn ngoài tỉnh tăng khá nhiều, chủ yếu do mất mùa bởi hạn hán và nước ngập mặn thời gian qua. Tại huyện An Biên, năm 2015, cả huyện có khoảng 6.000 lao động đi làm ngoài, trong 4 tháng đầu năm nay con số này đã tăng lên 1.400 người. Dân phải rời quê kéo cả nhà đi Saigon, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, thậm chí lên tận Tây nguyên làm thuê kiếm sống!
“Tha phương cầu thực” trở thành phổ biến vì những gia đình có thành viên tha phương thấy mình ra khỏi được cảnh bần cùng, đói rách.
Khổ một nỗi, đất nước nghèo đến nỗi người Việt Nam phải đi móc túi tha phương tận bên đất Nhật, bên Thái Lan.
Việt Nam thích làm cường quốc, thì lần này được gọi là cường quốc “tha phương cầu thực,” quốc sách là bỏ làng làm thuê, ở mướn lần hồi kiếm ăn.

Huy Phương - VOA


16x9 Image

Huy Phương - VOA

Nhà báo Huy Phương nguyên là một Sĩ Quan Thông Tin & Báo Chí VNCH, một người tù trong các trại tập trung của CS bảy năm sau 1975, lưu vong tại Mỹ từ năm 1990. Tại Hoa Kỳ, ông là tác giả 12 tác phẩm văn thơ, hiện cộng tác với Người Việt, Hệ Thống Saigon Nhỏ và Báo Trẻ, Thời Báo (Canada), đài Phát thanh Việt Nam (Oklahoma) và đài truyền hình SBTN tại Hoa Kỳ, sở trường với thể loại tạp ghi, viết về sinh hoạt và tâm tình của người Việt trên đất Mỹ.

Nửa Kín, Nửa Hở, bộ ảnh gọi là phong cách gái Bắc...lạ thật. / pour les adultes.


Kính gửi quý anh chị bộ ảnh

 

Nửa Kín Nửa Hở, nghệ thuật của Ngô Bích Ngọc và Minh Phương

Quý anh chị nào không thích xem thì vui lòng ngừng tại đây.
 
Caroline Thanh Hương


Bộ ảnh nude khoa thân của 2 người mẫu trẻ Ngô Bích Ngọc và Minh Phương theo phong cách gái Bắc thời xưa 2 người mẫu trẻ khoa thân không ngại cởi hết đồ để có 1 bộ ảnh nghệ thuật
Hai mẫu trẻ nude cùng dải lụa trong bo ảnh khỏa thân gái bắc
Bộ đôi người mẫu trẻ sexy và quyến rũ – Hai người đẹp nằm trong list những nàng Venus của miền Bắc
nude-dan-gian-1
Bộ ảnh được tạo hình gợi nên hình ảnh nông thôn Việt với hai thiếu nữ anh nude
Trang phục được tạo hình từ những năm 19xx
nude-dan-gian-3
Hai người mẫu trẻ tuổi hoàn toàn khỏa thân sau dải lụa
Dấn thân showbiz hai người đẹp Ngô Ngọc Bích và Minh Phương không ngại cởi anh sex
Bộ ảnh NUY nguyên bản
Cặp đôi sexy chụp nude của showbiz 

mardi 1 septembre 2015

Ai ăn chè chuối, bánh chuối, mứt chuối , kẹo chuối, kem chuối và gì gì chuối nữa không ?

Muốn ăn thì lăng vào bếp để thực hiện những món tráng miệng hay món ăn hàng từ xửa từ xưa còn đến nay.

Với nhiều loại chuối khác nhau , đầu bếp có thể chế thành những món con nít cũng thích mà người lớn cũng thèm.
 
Nào ai có can đảm muốn thử recette nào ngon hơn hết không nhé.
 
CRTH
 
 

 

 

Nguyên liệu làm mứt chuối gừng gồm có:

  • Chuối khô (1kg)
  • Đường cát trắng (500gr)
  • Gừng (200gr)
  • Chanh (1 quả)
  • Đậu phộng (100gr)
    nguyên liệu mứt chuối gừng

 

Cách làm mứt chuối gừng:


  1. Chuối khô xắt chỉ. Gừng cạo vỏ, rửa sạch, ngâm cùng nước và chanh khoảng 15 phút cho gừng không bị thâm đen. Sau đó vớt ra xả qua nước lạnh, xắt chỉ và cho vào luộc qua khoảng 10 phút cho bớt cay. Luộc xong vớt ra để ráo nước.
    chuối khô
  2. Cho đường cùng chuối xắt chỉ vào xào chung trong lửa nhỏ, đảo đều tay đến khi đường dính đều vào miếng chuối. Xào càng khô càng tốt.
  3. Rang đậu phộng, thảy hết vỏ đi, sau đó cho gừng và đậu phộng vào chỗ chuối vừa xào trộn đều.
  4. Đổ ra mâm, dùng chai thủy tinh có thoa dầu ăn bên ngoài cán cho đều mứt dẻ rồi cắt thành miếng nhỏ có thể dùng luôn hoặc bọc bằng nilon để bảo quản.
    cách làm mứt chuối gừng


Mứt chuối gừng là món mứt dễ làm mà lại vô cùng thơm ngon. Đây là một trong những món mứt hấp dẫn bạn không thể bỏ qua trong những dịp lễ tết cho gia đình mình. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm cách làm món mứt gừng dẻo cũng không kém phần ngon miệng nhé.
Chúc các bạn thành công!

Những món ăn ngon được chế biến từ chuối


Chuối là một thực phẩm rất bổ dưỡng và còn rất rẻ. Tuy nhiên từ chuối chúng ta có thể chế biến ra được nhiều món ăn rất ngon.

1. Chè chuối

che chuoi
Chè chuối vốn là món ăn vặt từ chuối vô cùng phổ biến và được nhiều người yêu thích. Tùy theo thói quen và sở thích mà có nhiều cách nấu chè chuối khác nhau; bạn có thể nấu chè chuối bột báng cốt dừa thôi đã rất ngon rồi; và cầu kỳ hơn có người thích nấu chè chuối với khoai lang hay với sắn để thưởng thức thêm cả vị bùi, dẻo của khoai sắn trong món chè chuối quen thuộc.

2. Chuối đốt rượu

chuoi dot ruou
Chuối đốt rượu là món ăn vặt từ chuối rất được yêu thích ở các nước phương Tây – thường được dùng kèm với kem vani để làm nổi bật vị thơm ngon của rượu và vị ngọt đậm đà của chuối. Bạn hãy thử làm món này cho cả nhà mình thưởng thức nhé!

3. Chuối tẩm vừng

Món chuối tẩm vừng dẻo ngọt thơm mùi vị của những hạt vừng li ti giòn giòn bùi bùi bọc bên ngoài hẳn sẽ là một khám phá ẩm thực thú vị dành cho bạn. Còn chần chừ gì nữa, bạn hãy bắt tay vào làm thử món này ngay nhé!

4. Chuối chiên cay

chuoi chien
Chuối chiên chắc hẳn là món ăn vặt từ chuối vô cùng quen thuộc với không ít người; tuy nhiên chuối chiên cay thì không phải ai cũng đã từng thử qua. Món ăn có lớp vỏ ngoài giòn rụm cay cay kết hợp cùng phần chuối bên trong chín ngọt dẻo thơm khiến bạn muốn ăn mãi không thôi!

5. Mousse chuối

chuoi1
Mousse chuối tuy cách thực hiện nhiều công đoạn nhưng lại rất đơn giản và dễ làm, đặc biệt thích hợp cho những ai mới học làm bánh bởi với loại bánh này bạn thậm chí không cần dùng đến lò nướng cũng làm được. Sự hòa quyện ngọt ngào của sữa caramel với vị béo của kem tươi, thêm vị chuối thơm ngậy sẽ khiến món bánh càng thêm hấp dẫn. Muốn bánh đẹp và dễ trang trí hơn bạn có thể làm bánh vào các cốc và ăn ngay hoặc dùng các loại khuôn nhỏ nhé!

6. Kem chuối

kem chuoi
Mùa hè đang đến thật gần, và món kem chuối mát lạnh sẽ là món ăn vặt từ chuối cuối cùng được giới thiệu trong bài viết này. Món kem thật ngon với vị ngọt mát của chuối, ngậy của nước cốt dừa và thơm bùi của đậu phộng rang mà cách làm lại rất đơn giản với những nguyên liệu dễ tìm, các bạn cùng thử nhé!

Các loại bánh dân gian từ chuối ở Bến Tre


Ngoài món kẹo dừa nổi tiếng, khi về các vùng nông thôn ở Bến Tre du khách sẽ có dịp được thưởng thức các loại bánh chuối quen thuộc nhưng cũng không kém phần lạ miệng.


Không chỉ có bánh chuối hay kẹo chuối mà ta thường thấy ở các quán hàng rong hay tiệm tạp hóa mà người dân Bến Tre còn chế biến chuối thành nhiều món dân dã đặc trưng nhưng vẫn không làm mất đi vị thanh ngọt tự nhiên của loại trái cây này.
anh-1-4934-1409372501.jpg
Chuối xiêm chín thường được dùng làm bánh bởi trái to, nhiều nhựa, khi xay thành bột nó quện sánh hơn so với các loại chuối khác. Ảnh: sangiaodich.
Kẹo chuối (còn gọi là mứt chuối)
Đây là loại kẹo được chế biến từ chuối xiêm chín, ra đời hàng ngàn năm nay. Kẹo chuối là loại kẹo thường dùng để đãi khách trong dịp Tết Nguyên đán. Gần Tết, sau khi đốn một vài buồng chuối ngon, dùng dao cắt thành từng nãi chuối, xong đem phơi nắng vừa cho ráo mủ, vừa cho chuối ấm, khi đem vú, chuối sẽ mau chín. Chuối chín sẽ được xay thành bột mịn. Cho nước đường, bột chuối và nước cốt dừa vào chảo, dùng mô-tơ quấy đều lên đến khi kẹo lại rồi cho đậu phộng vào.
Khi mứt đã nguội, dùng thớt và dao cắt mứt thành nhiều cây theo qui cách. Mứt xắt theo chiều kéo xuống hoặc đẩy lên. Mỗi bịnh kẹo chuối bán hiện nay là 33 cục đối với loại có nước cốt dừa và 44 cục đối với loại kẹo không có nước cốt dừa.
Chuối xiêm xào nước cốt dừa
Món chuối xào thường được làm ăn chơi trong các buổi trưa hè rỗi rãnh buồn miệng. Trước đây hàng quán không nhiều các gia đình ở nông thôn Bến Tre sẵn có chuối nên hay chế biến ra món chuối xào để thay thế cho các món ăn vặt.
Chuối xiêm sau khi ủ chín, luộc lên, lột vỏ và xắt lát mỏng theo sở thích. Cho bột mì tinh vào nước cốt dừa, dùng muỗng trộn đều, kế đó cho thêm muối và đường. Hòa bột xong cho vào chảo nấu sệt lại, cho một lượt chuối đã xắt vào. Tiếp tục xào đến khi chuối nóng thì được, thêm chút hành lá cho có hương vị và cuối cùng khi đem ra ăn ta mới rắc đậu phộng lên trên. Có thể xào chung chuối với khoai lang để tăng thêm màu sắc hấp dẫn cũng như tạo ra nhiều vị lạ cho món ăn.
anh-2-JPG-9869-1409372501.jpg
Kẹo chuối thường được xắt thành khoanh tròn hoặc hình vuông nhỏ. Ảnh: Lan Thoa.
Chuối chưng
Đây vừa là món ăn chơi cũng vừa là món tráng miệng trong những bữa tiệc đạm bạc ở nhà quê. Chuối xiêm chín luộc cùng nước dão (nước vắt thứ hai, thứ ba của dừa khô) và đường, sau đó cho bột khoai, bột bán vào nấu cho chín hẳn. Cuối cùng là cho thêm nước cốt và bột mì tinh, tới khi thấy nồi chuối sệt lại là đã đạt yêu cầu. Khi đãi khách, chủ nhà thường múc ra chén và rắc thêm đậu phộng lên. Món này thoạt nhìn có vẻ giống chè chuối nhưng nó ít nước cốt hơn nên ăn sẽ không có cảm giác ngấy và no.
Canh chuối
Được dùng trong các bữa cơm gia đình, ăn kèm với nhiều món kho mặn như tép kho, cá bống kho tiêu... Chuối nấu canh phải là loại chuối xiêm chín thật muồi, muồi đến nỗi nâng nải chuối lên là từng trái rớt xuống. Chuối cắt khoanh nấu với nước dão dừa cho chín, sau đó mới chế nước cốt đặc lên. Thêm muối, bột ngọt, hành lá... nêm nếp gia vị cho vừa ăn rồi múc ra tô. Vì đặc trưng của món này là làm canh chan cùng với cơm, nên phần nước dùng sẽ rất nhiều để dung hòa hương vị, tránh trường hợp nước cốt gây cảm giác béo ngậy, ngọt hắc.
anh-3-5387-1409372501.jpg
Bánh chuối béo có phần nước cốt dừa ăn kèm. Ảnh: suhao360.
Bánh chuối
Bánh chuối có nhiều cách chế biến, nhưng đơn giản nhất có hai cách: cách làm bánh chuối béo và cách làm bánh chuối nước cốt dừa. Bánh béo là bánh khi pha chế bột chuối, nước cốt dừa được trộn đều trong bột. Ngược lại bánh chuối nước cốt dừa bột chuối và nước cốt dừa tách riêng. Khi ăn, chấm bánh vào nước cốt ăn mới đúng điệu.
Khi làm bánh chuối thì chuối chín sẽ xay nhuyễn ra trộn đều với hỗn hợp bột gồm bột gạo ba phần, bột mì tinh một phần, nước cốt dừa béo. Sau đó đem hấp cách thủy trong xoong lớn. Bánh chín, để nguội mang ra cắt từng miếng như chã giò. 
Lan Thoa

dimanche 30 août 2015

Ai giaỉ thích được vì sao có những ngọn đèn đã thắp sánghơn nghìn năm mà không tắt?

Khi còn trẻ, người ta hay có những câu hỏi vì sao hay tại sao.

Đa số những thắc mắc đều có câu trả lời, thế nhưng có những thắc mắc chưa bao giờ có lời giải đáp.
Kính gửi quý anh chị một trong những bí ẩn chưa ai giải thích được.

CRTH

Bí ẩn những ngọn đèn ngàn năm không tắt

                                       


 
 
 

Những ngọn đèn ngàn năm không tắt

Những ngọn đèn vĩnh cửu đã được nhiều tác giả từ nhiều nơi trên thế giới ghi lại vào các thời điểm khác nhau. Lấy ví dụ, vào thời cổ đại, nhà văn Plutarch đã đề cập trong tác phẩm “De Defectu Oraculorum” về một ngọn đèn thắp sáng bên trên cánh cửa đền thờ Jupiter Ammon Ai Cập.
 
Bí ẩn những ngọn đèn ngàn năm không tắt
Một ngọn đèn cổ. (Ảnh: BigStockPhoto)
Theo ông, các thầy tu trong đền thờ tuyên bố rằng ngay cả khi đặt ngọn đèn ngoài trời, trước ảnh hưởng của mưa gió, nó vẫn không bị tắt. Các sự tích tương tự cũng xuất hiện tại đền thờ thần Apollo Carneus, ở thành phố cổ Cyrene, cũng như tại đền thờ Aderbain ở Armenia.
 
Pausanias, một tác giả thời cổ đại khác, đã viết về một ngọn đèn vàng trong đền thờ Minerva Polias ở Athens, Hy Lạp. Ngọn đèn này, vốn là một tác phẩm của học giả Callimachus, được cho là có thể duy trì một ngọn lửa bền bỉ trong một năm mà không cần nạp thêm nhiên liệu hay cắt sợi bấc nến.
Người ta cũng tin rằng Numa Pompilius, vị vua thứ hai nổi tiếng của thành Rôma, có khả năng liên lạc trực tiếp với các vị Thần, và ông đã tạo ra một ngọn lửa cháy vĩnh cửu trong đền thờ dành cho một thiêng linh. Một số người thậm chí còn giả định rằng vua Numa có kiến thức về điện, và người kế nghiệp ông, Tullus Hostilius, đã mất mạng khi gặp sai sót trong việc thu nguồn năng lượng điện từ tia sét.
 
Những ngọn đèn vĩnh cửu cũng được miêu tả trong các thời kỳ Hậu Cổ đại cho đến thời kỳ Trung Cổ. Người ta nói rằng trong thời kỳ trị vì của hoàng đế Đế quốc Đông La Mã Justinian, một ngọn đèn vĩnh cửu đã được các binh lính phát hiện tại Edessa hay Antioch. Theo câu chuyện, ngọn đèn này được tìm thấy ở một hốc tường tại cổng thành, và các chữ khắc trên đó cho thấy nó đã cháy liên tục trong 500 năm.
 
Thánh Augustinô thành Hippo đã đề cập đến một ngọn đèn vĩnh cửu trong một đền thờ thần Vệ Nữ của người Ai Cập, và ông cho rằng đây là sản phẩm của ma quỷ.
 
Bí ẩn những ngọn đèn ngàn năm không tắt
Đền thờ thần Apollo ở Cyrene được cho là nơi từng đặt một ngọn đèn vĩnh cửu. (Ảnh: megalithic.co.uk)
Trong giai đoạn trị vì của vua Henry VIII (hoặc trong thời kỳ tiền Trung Cổ, theo một nguồn tin khác), một ngọn đèn vĩnh cửu đã được báo cáo ở Anh. Khi vua Henry tách khỏi Giáo hội Công giáo La Mã, và lập ra Giáo hội Anh, ông đã ra lệnh phá hủy các nhà thờ và cộng đồng Công giáo nếu họ từ chối sáp nhập vào Giáo hội mới của ông.
Ngay cả những người quá cố cũng không ngoại lệ, khi ngôi mộ của một người đàn ông giàu có qua đời trong khoảng thế kỷ 4 SCN đã bị mở ra. Khi ngôi mộ bị mở, người ta phát hiện ra một ngọn đèn vẫn đang cháy dở. Một số người thậm chí còn tuyên bố rằng ngôi mộ này thuộc về Constantius Chlorus, cha của hoàng đế Constantine.
 
Bí ẩn những ngọn đèn ngàn năm không tắt
Pausanias đã kể về một ngọn đèn vàng trong đền Minerva Polias. Tranh của họa sĩ James Stuart vào những năm 1750-1760 khắc họa đền Erechtheion, chỗ cuối phía tây của đền Minerva Polias và đền Pandrosium tại thành cổ Acropolis, Athens. (Ảnh: grey pony / Flickr)
Mặc dù có rất nhiều câu chuyện kể về những ngọn đèn vĩnh cửu từ nhiều giai đoạn khác nhau, nhưng dường chúng ta lại thiếu các bằng chứng rõ ràng. Hơn nữa, không có chất liệu nào được biết đến có những tính chất như vậy.
 
Bí ẩn những ngọn đèn ngàn năm không tắt
Thánh Augustinô thành Hippo. (Ảnh: longwood)
Rất nhiều những cách lý giải khác nhau đã được đưa ra, từ "công trình của quỷ" cho đến "những vị Thần ngoài Trái đất". Tuy nhiên, số khác lại không quy những phát minh này cho các thế lực ngoại lai, mà lại cho là nhờ trí tuệ của con người. Liệu những tổ tiên cổ đại của chúng ta có thể biết cách tạo ra một ngọn lửa vĩnh cửu, mà đã biến mất theo dòng lịch sử như vậy không?
Bí ẩn những ngọn đèn ngàn năm không tắt
Tượng bán thân của hoàng đế Constantius I Chlorus. (Ảnh: Wikimedia)
Đây là điều hoàn toàn có thể, tuy nhiên, trước thực tế là không có bằng chứng xác thực cho những ngọn đèn như vậy, một số người lại nghiêng về cách lý giải cho rằng những ngọn đèn vĩnh cửu như vậy chỉ là truyền thuyết. Dù sao đi nữa, dù cho đó là tác phẩm của người ngoài hành tinh, hay của những con người thông thái, hay chỉ đơn giản là không có thực, những ngọn đèn vĩnh cửu có lẽ sẽ tiếp tục là bí ẩn trong một thời gian dài.

Vì sao chiếc đồng hồ Thụy Sĩ lại có mặt trong ngôi mộ 400 tuổi tại Trung Quốc?

Câu chuyện sưu tầm về bí ẩn của chiếc đồng hồ Thụy Sĩ trong ngôi mộ 400 tuổi...

Trái đất luôn vận chuyển mà mắt thường không nhìn thấy, từ trong lòng đất , còn có những luồng nước xuyên đất, xuyên cát và giữ trong nó những bí mật nghìn đời trước và nghìn đời sau luôn mãi  đi tìm...
CRTH


Phát hiện đồng hồ Thụy Sĩ trong ngôi mộ 400 tuổi ở Trung Quốc

 

Sự xuất hiện của chiếc đồng hồ Thụy Sĩ trong một ngôi mộ 400 tuổi đang khiến các nhà khảo cổ học Trung Quốc bối rối. Ngọn gió nào đã đưa nó tới Trung Quốc? Đây chính là điều khiến chiếc đồng hồ trở nên bí ẩn hơn bao giờ hết.
Theo nhật báo Nhân dân, kim đồng hồ dừng ở 10:06 phút sáng và trên mặt sau đồng hồ có khắc chữ “Thụy Sĩ”.

Chiếc đồng hồ được phát hiện khi các nhà khảo cổ học đang làm một bộ phim tài liệu cùng 2 nhà báo tại thị trấn Thượng tứ, tỉnh Tứ Xuyên.

“Khi chúng tôi quét lớp đất quanh quan tài, một hòn đá rơi xuống đất cùng tiếng kim loại kêu leng keng”, ông Jiang Yanyu, người từng làm tại Bảo tàng khu tự trị Quảng Tây cho biết.

Ngọn gió nào đã đưa chiếc đồng hồ tới Trung Quốc? Đây là câu hỏi đang làm đau đầu các nhà khảo cổ.

Các nhà khoa học không thể giải thích được tại sao từ “Thụy Sĩ” bằng tiếng Anh lại được khắc trên mặt sau của chiếc đồng hồ tí hon bởi tại Thụy Sĩ thời ấy người ta nói tiếng Pháp và tiếng Đức. Họ tin rằng ngôi mộ này hoàn toàn nguyên vẹn và chưa được mở bao giờ từ khi nó được xây dựng từ thời Minh cách đây 400 năm.

Vào năm 1541 Geneva có lệnh cấm trang sức lòe loẹt, vì thế đồng hồ trở thành phổ biến vì nó được coi là vật dụng cần thiết. Cho đến nay người ta vẫn chưa tìm thấy tài liệu nào nói về sự phổ biến của loại đồng hồ này ở châu Âu mãi cho đến năm 1780. Điều đó lại càng tăng thêm sự bí ẩn của chiếc đồng hồ.

Các nhà khảo cổ đã ngừng công việc đào bới để đợi các chuyên gia từ Bắc Kinh tới giúp giải mã bí ẩn này.