Translate

Libellés

découvert (110) thơ; văn; nhạc; ảnh chụp; Caroline Thanh Hương (68) photographie (59) ký ức Việt Nam (44) santé (36) nghe đọc truyện hay (35) touriste (35) science naturelle (29) événement (28) nhạc Việt (27) nhạc Phạm Đức Nghĩa (20) art culinaire (19) philosophie (15) psychologie (15) văn chương (14) xã hội (12) nhạc không lời (11) science (11) ảnh Hương Kiều Loan (10) science économique (9) đọc và nghe đọc truỵên hay (9) xã hội Mỹ (8) aventure (6) news (6) société (6) thơ Đỗ Quý Bái (6) économie kinh tế (5) lịch sử (5) show Caroline Thanh Hương (5) sử Việt Nam (5) art (4) du lịch (4) littérature vietnamienne (4) Education (3) littérature (3) thơ Trần trọng Thiện (3) Canada (2) Les Contes vietnamiens truyện cổ tích việt nam (2) cách làm thơ hay và đúng (2) histoire secrète (2) l'histoire de France (2) mythe (2) technologie (2) thơ Huy Văn (2) thơ Hư Hao (2) tùy bút Caroline Thanh Hương (2) văn (2) Cần Thơ (1) David Oïstrakh (1) Dì Bùi Lệ Khanh (1) Economie (1) Montréal (1) Petrus Ky (1) Phan Thuận Breton (1) Québec (1) Stephen Hawking (1) Thơ văn Nguyễn Kiề (1) Trung Tâm Giáo Dục Hồng Bàng (1) Tạp Chí Dân Văn (1) Văn Xuân Vũ (1) astuce (1) bình luận Thuỵ Khê (1) ca sĩ Phi Nhung (1) ca sĩ Phạm Khải Tuấn (1) chân dung France Gall (1) fashion Jean-Paul Gaultier (1) fashion áo dài Việt Nam (1) học tiếng anh (1) informatique (1) ingénierie (1) nhạc Ngô Hồng Quang (1) nhạc Phạm Mỹ Lộc (1) nhạc ngoại quốc (1) nhạc ngoại quốc Steve Earle (1) photographie Vu Cong Hien (1) sport (1) thơ Chẩm Tá Nhân (1) thơ Lê Quang Chiểu (1) thơ Nhất Hùng (1) thơ Thanh Thanh. (1) thơ Trần Văn Lương (1) truyện ngắn; thơ Trần Văn Lương (1) văn Huy Phương (1) văn Thế Lữ (1) văn Tràm Cà Mau (1) văn chương văn nghệ Đoàn Thế Ngữ (1) văn câu đối (1) văn Đoàn Xuân Thu (1) xem phim hay tiếng ngoại quốc (1) Đại Học Văn Khoa (1)

vendredi 15 février 2019

Đoàn Xuân Thu viết Chữ và Nghĩa!

Cái duyên dáng của sân khấu miền nam thời trước năm 1975, nó giản dị và thường thì chỉ dụ cho khán giả mua vui dân gian.
Những nghệ sĩ đó, nay không biết đã về đâu, nhưng tìm thấy bài viết này trên net, mời quý anh chị cùng thưởng thức lại những hình ảnh về nười đứng trên sân khấu cách đây hơn 40 năm.
Cám ơn tác giả bài viết và người đã lưu lại trên net.
Caroline Thanh Hương
Résultat de recherche d'images pour "chữ và nghĩa"

Bà con mình, già già cỡ tui, hồi xưa chắc đều biết các danh hài của sân khấu miền Nam mình như: hề râu Thanh Việt, hề nhựa Thanh Hoài, hề Tùng Lâm, hề Xuân Phát. Mấy danh hài nầy có cách diễn, cách giễu rất duyên và rất riêng. Không ai lẫn vào ai; không y chang, giống đồ hộp sản xuất hàng loạt danh hài như trong nước sau nầy.
Riêng hề Xuân Phát còn là soạn giả cải lương nữa đó. Ðâu hồi ngàn chín trăm sáu mươi mấy gì đó Xuân Phát viết tuồng ‘Tình Chú Thoòng’, diễn trên sân khấu Dạ Lý Hương của bầu Xuân. Hùng Cường, vai chú Thoòng, xuống vọng cổ, phát âm lơ lớ, hịt Ba Tàu. “Ai có răng vàng pể bạc pể đồng hồ hư pán hông?”. Dễ tính như chú Ba… “Hà cái lầy xính xái, nó chọc mình mê gái Việt Nam, chổng khu làm bao nhiêu đưa cho em ăn hết (mà hổng làm vậy thì cách chi để đỉa đeo chân hạc cho được chớ?) Xuân Phát cười mình ‘dại gái’ là viết đúng, chớ hổng có sai thì hà cái lầy cự cãi làm gì!
Tuồng ăn khách quá xá, quà xa. Xu hào rủng rỉnh nên soạn giả Xuân Phát hăng hái soạn thêm tuồng ‘Tình Anh Bảy Chà’ cũng na ná, chỉ chuyển từ chú Ba qua anh Bảy mà thôi. Nhưng lần nầy bị tổ trác (chắc ông quên cúng Tổ!) Anh Bảy Chà do kép Thành Ðược đóng (chắc ngầm đua với kép Hùng Cường); cũng ca vọng cổ, giọng lơ lớ hịt ‘Cà ri Chà’. Nhưng hội Ấn Kiều lại hổng chịu cách Xuân Phát chọc quê như vậy, làm mất mặt bầu cua cả đám Chà Và. Hăm đi thưa Xuân Phát ra ba tòa quan lớn. Rét quá! Xuân Phát đành viết thư dà lỗi tại tôi muôn phần!
o O o
Melbourne, thủ phủ đa văn hóa của tiểu bang Victoria, Úc Châu, có hà rầm Ấn Ðộ. Có đứa đội ‘turban’, để râu rìa, nói: “Tui là Sikh chớ không phải Ấn Ðộ.” Vậy Sikh ở đâu?  Nó nói ở gần Ấn Ðộ (He he!). Rồi Ấn Ðộ Bombay; nhưng cữ chữ ‘bom bay’ nầy rồi, (ghê quá mà) bèn đổi thành Mumbai. (Ối cái nào cũng ‘bai’ hết mà bày đặt đổi tới đổi lui chi cho nó mệt? Huỡn quá hè!)
Sikh không ăn thịt, chỉ ăn rau. Ấn Ðộ, đạo Bà La Môn (Hindu), không ăn thịt bò. Ấn Ðộ, đạo Hồi, không ăn thịt heo. Người đạo Hồi trước khi giết trừu mần thịt luôn làm nghi thức; giống như bà con miền Tây mình trước khi cắt cổ gà, nấu cháo, xé phai, cũng lâm râm khấn vái cho ‘con gà’ kiếp sau nó đầu thai… thành ‘con vịt’.
Cái thịt đó gọi là ‘halah meat’. Không phải ‘halah meat’ nhứt định không mua. Nên có Chú Ba từ đại lục gom được một mớ kha khá, chạy trốn Hoàng đế Tập Cận Bình qua định cư vùng Coburg, phía Bắc thủ phủ Melbourne. Nơi đây nhiều dân Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey), Li Băng (Lebanon), toàn theo đạo Hồi, nên không ăn thịt heo; thịt mà chú Ba rất ‘hẩu xực’, coi là ‘quốc nhục’ (nhục là thịt chớ hổng phải nhục nhã đâu nhe bà con). Chú Ba nầy bèn mở cái tiệm bán thịt heo. Nhưng ế nhệ hè. Nhìn qua bên đường, thấy một tay Thổ Nhĩ Kỳ bán thịt không kịp hở tay hè. Nhìn lên bảng quảng cáo của nó chú Ba thấy đề ‘Halah Meat’.
Sáng hôm sau, chú Ba khệ nệ khiêng cái bảng quảng cáo ‘Halah Pork’ đặt chình ình trước cửa tiệm mình để cạnh tranh câu khách. Ðúng là ngu như heo!
chu-va-nghia
o O o
Chữ và nghĩa nó quan trọng dường nào trong buôn bán, thương trường mà ngay cả trong chính trường cũng vậy. Mới đây nè tờ ‘Wall Street Journal’ của Mỹ, vô tình hay cố ý chơi chữ, gọi Tổng thống Nga là “Vladimir Trump” (ám chỉ hai ông ‘thần thừ’ nầy là bà con cật ruột, cùng họ với nhau)  Sau đó phải xin đính chính, do lỗi của thằng đánh máy viết lộn họ Putin với họ Trump. Có một chú Sam cũng rất thâm, biểu nhà báo là tên Tổng thống Mỹ nên viết nhầm là “Donald Putin” luôn đi.
(Xin phụ đề Việt ngữ! ‘Putin’ cắt thành hai âm ‘Pu’ và ‘tin’; nếu phát âm theo kiểu Mỹ thì ‘pu’ đồng âm với ‘poo’ là tiếng lóng của chữ ‘phân’; còn ‘tin’ nghĩa là cái hộp thiếc. Do đó ‘poo’ ‘tin’ là hộp đựng cái gì thối lắm). Ai mà nói mấy thằng Yankees cạn sợt, không có óc hài hước, hổng biết chọc quê thâm thúy như người Anh là lầm to đó.
o O o
Tóm lại, nếu nhờ chữ nghĩa để kiếm sống, tui xin mấy nhà văn mình nên cẩn tắc để vô áy náy. Lạng quạng là bị phang hoài hè!
Tác giả nhờ nhà phê bình, mới viết càng lúc càng ít rác. Viết văn, lựa chữ như đãi cát (trong bãi rác đời) để tìm những mảnh vàng nhỏ li ti hầu kết lại thành một đóa bông hồng vàng tươi thắm, dâng hiến cho người đọc.
Ða số những nhà phê bình, cầm cân nẩy mực như một quan tòa chánh trực, công minh. Chẳng bao giờ phê bình tác phẩm mà lại lôi tác giả ra chửi cha, mắng mẹ họ bao giờ.
Tui thường tôn kính một anh bạn văn như ngọn Thái sơn sừng sững, bởi kiến thức về miền Lục tỉnh quê mình, ổng chỉ chịu đứng hạng nhì, sau nhà văn Sơn Nam mà thôi.
Tuy nhiên chỉ vì chữ ‘Chà Và’ có một tay ăn nói cộc cằn, thô lỗ phạng ảnh thiếu điều lọi tay, hết muốn viết luôn.
“Chà Và không phải là Ấn Ðộ; mà là người đến từ Java thuộc Nam Dương. “Viết vậy mà dám nhận vơ là giáo viên!”
Thiệt là lời phê bình cà chớn, cà cháo và cà pháo. Miền Nam mình, xưa, dạy trung học được gọi là ‘giáo sư’ chớ không phải ‘giáo viên’miền Bắc CS.
Chữ ‘nhận vơ’ người miền Nam hổng có xài; bà con mình dùng chữ ‘nhận ẩu’; ai khoái chơi từ Hán Việt thì xài chữ ‘mạo danh’.
Sau khi mất nước, các nhà văn miền Nam đều bị tụi nó đem đi nhốt, hoặc dè bỉu, chê bai hết ráo; chớ đâu phải riêng chỉ cá nhân tui!
“Trước khi chê tui dốt, sao ‘giả’ hổng chịu tra tự điển của Lê Văn Ðức và Lê Ngọc Trụ định nghĩa: người Chà ở cù lao Java (Nam Dương) đang sinh sống ở Việt Nam, nghĩa rộng chỉ chung người da đen, gốc Ấn Ðộ, Malaysia hay Indonesia tới sống ở Việt Nam!”
Anh nói đúng đó! Ða phần người da ngăm ngăm, đến nước mình sinh sống là Ấn Ðộ.  Quê tui nè, Mỹ Tho nhỏ xíu hè, vậy mà anh chạy qua cầu quay về hướng Gò Công, gần chợ Cũ cũng thấy có cái nghĩa địa Ấn Kiều đó.
Rồi còn người Chăm, tức người Chiêm Thành, con cháu của Chế Bồng Nga, sau khi bị Ðại Việt thôn tính, chạy tùm lum, tùm la qua Miên rồi về Châu Giang, Châu Ðốc. Người Việt gọi những người Chăm mất nước đó là ‘Chà Châu Giang’.
Nếu có là buồn buồn chọc ghẹo nhau chơi cho vui; chớ không hề ác ý như: “Chà và, ma ní tí te. Cái bụng thè lè, con mắt ốc bươu” hoặc “Chà và ma ní tí te. Hàm răng trắng nhách, con […] đen thùi”. Những người Chà Và (Ấn, Chàm…) đó sống chan hòa với bà con người Việt từ miền Trung vào; bà con người Minh Hương, phản Thanh phục Minh thất bại, chạy qua; rồi bà con Khmer đã bao đời sống trên vùng Thủy Chân Lạp.
Chỉ đến khi miền Nam sụp đổ, dưới sự áp bức của CS Bắc Việt, anh Bảy Chà chạy trước (vì còn giữ quốc tịch Anh hoặc Pháp). Rồi đến chú Ba bị đánh tư sản, mất nhà cửa cơ nghiệp. Sau rốt tới người Việt mình, vì mất tự do, cũng chạy luôn ra biển.
o O o
“Thôi bỏ qua đi Tám! Tui phục tài anh lắm. Dùng câu nào ra câu nấy, chữ nghĩa sáng trong!” Nhưng mới đây tui đọc chỉ vài câu (văn hay đâu nệ ngắn dài!) của một tác giả ‘nặc danh’, thấy cách dùng chữ cũng hay quá xá.
Tả cơn bão số 9, rớt ở Sài Gòn, ổng tường trình như vầy nè: “Ðường Kha Vạn Cân ngập tới chân. Ðường Huỳnh Thúc Kháng ngập tới háng. Ðường Khương Hữu Dụng ngập tới bụng. Ðường Trần Phú ngập tới vú. Ðường Phạm Văn Hai ngập tới vai. Ðường Nguyễn Thị Minh Khai ngập tới tai (Cha, ‘khai’ dữ nghe vì lỗ tai gần cái lỗ mũi).  Ðường Cao Văn Lầu ngập tới đầu. Ðường Võ Thị Sáu ngập hết ráo…” (Nghĩa là ngập từ chân lên tới đầu).
Tên đường toàn là ‘Vi- Xi’ không hè! Mà còn hay hơn nữa! Ðường Trần Ðình Xu ngập tới […] và đường Vân Ðồn ngập tới […]
Tác giả không chịu viết ra ba cái ‘chấm chấm’ nầy mà ai cũng hiểu; không có người không hiểu. Thiệt hổng biết ổng muốn ăn gì để tui cúng… He he!
ĐXT
Melbourne

Ái Chà, Hoa Thuỷ Tiên Mà Cũng Biết Nói, tuỳ bút Caroline Thanh Hương.





Ái Chà, Hoa Thuỷ Tiên Mà Cũng Biết Nói.

Bài cho Hương Kiều Loan


Tùy bút Caroline Thanh Hương


Nếu các anh chị đã có một lần xem phim Hoa Kỳ và thích tài tử cinéma là Robert Redfort  thì chắc hẳn không thể nào không biết cuốnphim : L'Homme qui murmurait à l'oreille des chevaux (The Horse Whisperer) thì mới hiểu mối liên quan thắm thiết giữa thú và người.

Khi con vật chúng ta nuôi và gần gủi với nó thì  nó sẽ cảm thông được sự yêu quý của ta đối với nó . Sự khó khăn khi chinh phục được một con ngưạ chứng không thể nào diển tả được hết khi nó chưa chịu đèn của chủ và không chịu khuất phục dưới trướng của người muốn làm chủ của nó.

Thế nhưng, ở đời có vỏ quít dầy thì có móng tay nhọn. Và khi muốn chinh phục được lòng tin của chú ngựa hoang hay chú ngựa chưa thuần khiết thì chúng ta phải mải miết chăm sóc và tâm sự với nó để nó thấm nhuần sự trân quý của mình với con thú này.

Và như thế đó, người chụp ảnh khác với những nhiếp ảnh gia khác là Hoàng Dung Hương Kiều Loan.

Hình như HKL không có tuổi, vì so với năm mười năm trước , người ta có thể thấy mình già hơn xưa, thì chị lại trẻ lại hơn với thời gian.


Cái thú đam mê tạo ra niềm vui và từ những say sưa đi săn ảnh từ mọi mùa với nhiều thể loại bắt mắt của HK khiến thiên nhiên đã thông cảm và trả tặng lại cho người săn ảnh này một chút nhan sắc của thế giới hoa cỏ.

Muốn có ảnh chụp thì ngoài việc đi tìm những nàng hoa dại hay hoa do chính chị tự trồng, tự săn sóc và cho ra đời những loại hoa mang chút tâm tư của mình qua những slides hình, thì , gần  hai năm nay, chị lao vào thú đam mê khác là cho ra đời những dáng vóc một loài hoa Tết.

Từ món quà nho nhỏ của người bạn ở phương xa, chị mua cho mình đủ thứ củ hoa Thủy Tiên tìm được trên khắp nơi để ... làm hỏng, nuối tiếc hoa không đạt tiêu chuẩn mong muốn đến khi tìm được dáng hoa như ý.

Người ta chơi hoa thì thôi chứ chị còn thủ thỉ với hoa như tài tử Robert Redort tâm sự với chú ngựa tâm tình của mình và nhiệm mầu nhất là hình như những củ hoa vô tri đó đã nghe được trái tim của chị.

Hương Kiều Loan đã thuyết phục được loài Hoa Thuỷ Tiên mà chị sưu tầm về, tạo dáng cho chúng, mang chúng nâng niu cất vào trong những căn nhà lạ lẫm cho chúng có môi trường phát triển thoải mái.

Yêu Hoa như Yêu người và trong « con mắt nghệ thuật trời cho » , (bài viết của Lê Hữu) Chính vì được thượng đế ưu ái nên chị thay đổi nhan sắc của chúng cho Hoa Thuỷ Tiên được vào cõi hư vô với  bộ ảnh đen trắng.


Thế  là hoa đã vào cõi vô thường, hoa sẽ chẳng bao phai phôi nhan sắc trời cho, hoa sẽ chẳng còn nếp nhăn khi hoa sắp và sẽ tàn tạ.

Điều duy nhất mà người đời sẽ còn giữ mãi trong trái tim người yêu hoa là hoa đã vượt thời gian và không gian để chiếm trọn tình yêu hoa của người chủ đã sáng tạo ra nó và giữ nó là niềm vui thiên thu.

Sau này, đất trời có hoán chuyển ra sao, chi còn đó hay sẽ đi xa, thì Hoa Thuỷ Tiên mà chị gửi đến cho chúng ta sẽ mãi ở trong tim người khách vô danh nào đó đã, đang và yêu mãi loài hoa này.

Bài viết này, tôi đã viết một lèo khi mở bộ ảnh của Hương Kiều Loan ra xem.

Tôi thường chỉ viết được khi có cảm xúc thật sự ;những khi chưa có thì giờ xem hình hay đọc bài của ai đó.Tôi thường im lặng cho đến khi mở bộ ảnh của HKL thì khi đó cảm hứng uà đến thì tôi lại viết một mạch cho chị dù đã khuya lắm và nếu để đến ngày mai thì các tư tưởng đó sẽ chắp cánh bay mất.

Và thế là lại viết cho chị những cảm tưởng thoáng chụp được khi mình đến xem ảnh của người bạn quen biết bao năm nay.

Ước sao chi vẫn luôn có một sức khỏe khả quan để mang đến cho chúng ta những tâm sự của loại hoa chưa bao giờ có tiếng nói mà lại có linh hồn.

Caroline Thanh Hương
10 tháng 2 năm 2019

Bộ ảnh Trắng Đen Hoa Thuỷ Tiên đẹp tuyệt của Hương Kiều Loan được đăng trong trang Blog dưới đây, mời quý anh chị nhấn vào đường dẫn để vào xem. 

Hoa Thuỷ Tiên Trong Nghệ Thuật Hình Trắng Đen Của Hương Kiều Loan.


Hoa Thuỷ Tiên Trong Nghệ Thuật Hình Trắng Đen của Hương Kiều Loan.