Translate

Libellés

découvert (110) thơ; văn; nhạc; ảnh chụp; Caroline Thanh Hương (68) photographie (59) ký ức Việt Nam (44) santé (36) nghe đọc truyện hay (35) touriste (35) science naturelle (29) événement (28) nhạc Việt (27) nhạc Phạm Đức Nghĩa (20) art culinaire (19) philosophie (15) psychologie (15) văn chương (14) xã hội (12) nhạc không lời (11) science (11) ảnh Hương Kiều Loan (10) science économique (9) đọc và nghe đọc truỵên hay (9) xã hội Mỹ (8) aventure (6) news (6) société (6) thơ Đỗ Quý Bái (6) économie kinh tế (5) lịch sử (5) show Caroline Thanh Hương (5) sử Việt Nam (5) art (4) du lịch (4) littérature vietnamienne (4) Education (3) littérature (3) thơ Trần trọng Thiện (3) Canada (2) Les Contes vietnamiens truyện cổ tích việt nam (2) cách làm thơ hay và đúng (2) histoire secrète (2) l'histoire de France (2) mythe (2) technologie (2) thơ Huy Văn (2) thơ Hư Hao (2) tùy bút Caroline Thanh Hương (2) văn (2) Cần Thơ (1) David Oïstrakh (1) Dì Bùi Lệ Khanh (1) Economie (1) Montréal (1) Petrus Ky (1) Phan Thuận Breton (1) Québec (1) Stephen Hawking (1) Thơ văn Nguyễn Kiề (1) Trung Tâm Giáo Dục Hồng Bàng (1) Tạp Chí Dân Văn (1) Văn Xuân Vũ (1) astuce (1) bình luận Thuỵ Khê (1) ca sĩ Phi Nhung (1) ca sĩ Phạm Khải Tuấn (1) chân dung France Gall (1) fashion Jean-Paul Gaultier (1) fashion áo dài Việt Nam (1) học tiếng anh (1) informatique (1) ingénierie (1) nhạc Ngô Hồng Quang (1) nhạc Phạm Mỹ Lộc (1) nhạc ngoại quốc (1) nhạc ngoại quốc Steve Earle (1) photographie Vu Cong Hien (1) sport (1) thơ Chẩm Tá Nhân (1) thơ Lê Quang Chiểu (1) thơ Nhất Hùng (1) thơ Thanh Thanh. (1) thơ Trần Văn Lương (1) truyện ngắn; thơ Trần Văn Lương (1) văn Huy Phương (1) văn Thế Lữ (1) văn Tràm Cà Mau (1) văn chương văn nghệ Đoàn Thế Ngữ (1) văn câu đối (1) văn Đoàn Xuân Thu (1) xem phim hay tiếng ngoại quốc (1) Đại Học Văn Khoa (1)

samedi 14 novembre 2015

Tìm hiểu cổ nhạc qua lịch sử cải lương và âm nhạc Việt Nam.

Kính gửi quý anh chị bài sưu tầm.

Caroline Thanh Hương

 photo nha_nhac_hue111.jpg






Cổ Nhạc - Vài nét Lịch sử cải lương và âm nhạc Việt Nam



Đại Chúng 114, 15/1/03
" Nam Kỳ Lục Tỉnh Lão Gia " ghi lại



Hai tiếng "Cải lương" có nghĩa là "Sửa đổi cho tốt hơn". Từ xưa ở Việt Nam không có lối diễn tuồng nào khác hơn là hát Chèo hay hát Tuồng (ở Bắc Phần) và hát bội (ở Trung và Nam Phần). Đến 1917, khi cải lương ra đời, người mình nhận thấy điệu hát này có thể tân tiến hơn điệu hát bội, nên cho đó là một việc cải thiện điệu hát xưa cho tốt hơn. Vì lẽ ấy người mình dùng hai tiếng "Cải lương" để đặt tên cho điệu hát mới mẻ này.

Trước kia ở rải rác trong các tỉnh Nam Phần (Miền Nam ) có những ban tài tử đờn ca trong các cuộc lễ tư gia, tân hôn, thăng quan, giỗ,... Nhưng không bao giờ có đờn ca trên sân khấu hay trước công chúng. Qua năm 1910, ở Mỹ Tho, tại rạp hát ciné có ban tài tử của Nguyễn Tống Triều, tục gọi Tư Triều gồm bản thân Tư Triều (chơi đờn kìm), Chín Quán (đờn độc huyền), Mười Lý (thổi tiêu), Bảy Vô (đờn cò), Cô Hai Nhiễu (đờn tranh) và Cô Ba Đắc (ca). Ban tài tử này đờn ca rất hay vì phần đông đã được chọn đi trình bày cổ nhạc Việt Nam tại cuộc triển lãm ở Pháp mới về.

Năm 1911, Nguyễn Tống Triều muốn đưa ca nhạc ra trước công chúng, nên thương lượng với chủ nhà hàng "Minh Tân khách sạn" ở ngang ga xe lửa Mỹ Tho - Sài Gòn để ban tài tử đờn ca giúp vui cho thực khách. Người đến nghe ngày càng đông. Nhận thấy sáng kiến này có kết quả khả quan, Thầy Hộ, chủ rạp hát bóng Casino, phía sau chợ Mỹ Tho, muốn cho rạp hát mình đông khán giả bèn mới ban tài tử đến trình diễn mỗi tối thứ bảy và thứ tư trên sân khấu và đã được công chúng hoan nghênh nhiệt liệt.

Sân khấu thời bấy giờ cũng được dàn dựng rất đơn giản. Cái màn bạc dùng làm bối cảnh (fond), kế đó có lót một bộ ván, trước bộ ván có để một cái bàn chưn cheo. Hai bên sân khấu có để cây kiểng. Các tài tử đều ngồi trên bộ ván và mặc quốc phục xem thật nghiêm trang.

Sáng kiến đưa đờn ca tài tử lên sân khấu của Tư Triều từ năm 1912 tại Mỹ Tho đã lan tràn đến Sài Gòn và nhiều tỉnh ở Nam Phần. Năm 1913 - 1914, chủ nhà hàng ở sau chợ Mới, Sài Gòn, là "Cửu long Giang" nghe danh tiếng ban tài tử nên đã xuống tận nơi để mời về.
Ông Năm Tú là người có công nhất trong việc gây dựng lối hát Cải lương buổi ban đầu. Ông mướn thợ vẽ tranh cảnh phỏng theo lối trang trí rạp hát Tây Sài Gòn.
Ông mua sắm y phục cho đào kép khá chu đáo và nhờ nhà văn Trương Duy Toản soạn tuồng.

Ông cất một cái rạp hát rộng lớn và đẹp đẽ gần chợ Mỹ Tho để cho ban ca kịch của ông trình diễn. Điệu hát cải lương chính thức hình thành từ đó và ngày càng phát triển mạnh, nhiều Ban được thành lập.

Có thể nói, sân khấu cải lương là sản phẩm tất yếu của hoàn cảnh xã hội Việt Nam, chính xác hơn là xã hội Miền Nam lúc bấy giờ ( ta gọi là Lục Tỉnh ). Chính vì vậy nó trưởng thành rất mau. Vài ba năm đầu thập kỷ 20, nó còn đang chập chững những bước đầu tiên. Năm 1931 nó đã chính thức được giới thiệu ở ngoài nước với danh nghĩa một loại hình nghệ thuật hiện đại ngang hàng tuồng chèo đã có nhiều thế kỷ lịch sử. Nó ra đời thu hút được đông đảo khán giả và hát bội chịu phần thua kém. Từ Nam Kỳ nó Bắc tiến và tuồng, chèo dần dần nhường bước. Trong hơn nửa thế kỷ, sân khấu cải lương vượt xa các loại hình sân khấu khác về thế mạnh, có thời kỳ nó giữ địa vị độc tôn, thu hút khán giả nhiều hơn các loại sân khấu khác, chỉ kém có điện ảnh.

Tìm về nơi đầu nguồn của sân khấu cải lương, người ta gặp những sự kiện xã hội, lịch sử sau đây: Miền Nam ( Lục Tỉnh ), vốn có một phong trào ca nhạc tài tử. Nó là sự phát triển của phong trào đàn cây.

Trong các cuộc tế lễ, ma chay, người ta mời ban nhạc tới diễn tấu, không dùng các loại trống, kèn và các loại nhạc cụ gõ khác và chơi một số bản của nhạc lễ có viết thêm lời ca và một số bản của nhã nhạc từ miền Trung đi vào.

Phong trào này dần dần phát triển sâu rộng khắp toàn dân. Nhạc cụ được bổ sung, cải tiến. Người ta thêm vào các bài ca nhạc dân gian hoặc sáng tác thêm những bài hát mới. Các địa phương có những ban ca nhạc tài tử nổi tiếng với các danh cầm như: Ba Đại, Hai Trì, Nhạc khị, Năm Triều, Bảy Triều... và các danh ca như Ba Đắc, Bảy Lung, Ba Niêm, Hai Nhiều, Hai Cúc... tiếng tăm đồn đại khắp nơi. Phong trào ca nhạc tài tử lôi cuốn mọi giới đồng bào nhất là công chức, thợ thủ công, nông dân, công nhân.

Khởi đầu, nhạc và lời ca được biểu hiện qua hình thức Ca-ra-bộ (một trình thức diễn xuất thô sơ) với một số nghệ sĩ, được phục vụ trong những buổi tiệc tùng, giải trí, trà dư tửu hậu ở thôn xóm và bài ca được hâm mộ nhất thời bấy giờ là "Bùi Kiệm thi rớt trở về".

Ca-ra-bộ được đông đảo quần chúng hâm mộ, dần dần phát triển và con đường phát triển tất yếu của nó là đi vào nghệ thuật sân khấu, biến hát bội thành "hát bội pha cải lương" rồi tiến lên chuyển mình thành một loại hình riêng để diễn các loại tuồng tàu, tuồng kiếm hiệp vào đầu và cuối thập kỷ 40. Ngày càng được quần chúng hâm mộ thưởng thức, nó tiến xa hơn trên đường nghệ thuật, với nhiều nghệ sĩ có tên tuổi tham gia và đến đầu thập kỷ 40, nó đã mang đầy đủ tính chất khá hoàn chỉnh. Và đặc biệt với Nghệ sĩ Năm Châu, ( Ông là người có bằng cấp cao nhất trong giới cải lương bấy giờ. Bằng Thành Chung, lúc đó có thễ được một chức vụ khá cao trong chánh quyền bấy giờ... ) nó trưởng thành thành một loại sân khấu có tính nghệ thuật khá caọ Năm Châu vốn có học Tây, hâm mộ sân khấu Tây phương, nhất là kịch cổ điển Pháp, đã tâm huyết đưa số hiểu biết phong phú, đa dạng của mình vào cải lương, tạo thành một sân khấu riêng biệt - trường phái Năm Châu" với lực lượng nghệ sĩ lừng danh lúc bấy giờ là Phùng Há, Ba Vân, Tư út, Tư Anh và quí giá nhất là soạn giả Trần Hữu Trang, tác giả nhiều kịch bản nổi tiếng, trong đó có Đời cô Lựu và Tô Ánh Nguyệt cho đến nay, vẫn còn ghi sâu trong ký ức bao người.
Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Pháp cho du nhập vào nước ta những phim ảnh, sách báo và những đĩa hát, về sau có nhiều đoàn kịch hát Trung Hoa ( thường là HongKong ) sang biểu diễn tại Sài Gòn. Do đó, nghệ thuật cải lương có cơ hội thu hút thêm tinh hoa sân khấu của nước ngoài như cách diễn xuất, sử dụng một số bài bản nước ngoài phù hợp với cách diễn tấu của dàn nhạc cải lương, học tập cách sử dụng bộ gõ bổ sung thêm kèn mới vào dàn nhạc cải lương. Trong giai đoạn này, âm nhạc cải lương chịu ảnh hưởng của phương pháp diễn tấu mang tính sân khấu xuất phát từ nội dung chủ đề của kịch bản.

Trong giai đoạn đầu của cải lương, đề tài khai thác của kịch chủ yếu dựa vào thơ ca được lưu truyền rộng rãi trong dân gian Việt Nam như: Kim Vân kiều, Lục Vân Tiên, Trưng Trắc Trưng Nhị v v... hoặc phóng tác theo các vở tuồng hát bội như: Phụng Nghi Đình, Xử án Bàng Quí Phi, Mộc Quế Anh v v...

Âm nhạc được dùng trong các vở này bao gồm gần hết là các bài bản cải lương, trong dàn nhạc cải lương có các nhạc cụ của dàn nhạc tài tử, có nhạc cụ gõ và kèn hát bội. Từ năm 1930 trở đi khuynh hướng cải lương xã hội thực thụ ra đời dưới sự chỉ đạo của nhóm Năm Châu, Tư Trang, Năm Nở, Bảy Nhiêu, Tư Chơi v v... lúc đầu phỏng theo truyện phim và kịch của Pháp như: Bằng hữu binh nhung, Sắc giết người, Giá trị và danh dự v v...

Về sau nhóm này dựa vào đề tài xã hội tại Việt Nam như: Tội của ai, Khúc oan vô lượng, Tứ đổ tường v. v... Các bài hát tây bắt đầu xuất hiện trên sân khấu cải lương như: Pouet Pouet (trong Tiếng nói trái tim), Marinella (trong Phũ phàng), Tango mysterieux (trong Đóa hoa rừng). Lúc bấy giờ trong một đoàn cải lương xã hội có hai dàn nhạc: dàn nhạc cải lương thì ngồi ở trong, còn dàn nhạc jazz thì ngồi ở trước sân khấu.
Trong những thời gian sau cải lương bị ảnh hưởng của một số khuynh hướng Quảng đông và kiếm hiệp nhưng những khuynh hướng này ít được người ủng hộ, nhất là ở các vùng nông thôn. Các vở có tính chất tâm lý xã hội đều dựa vào sự tích Việt Nam như Tô Ánh Nguyệt, Đời cô Lựu... nhưng về âm nhạc thì lại chịu ảnh hưởng ở âm nhạc Tây Âu.

Cải lương càng ngày càng hiện đại hóa và đó là công đầu của Năm Châu vì không có con người này, khó có một sự chuyển mình đầy tính cổ điển và nghệ thuật của cải lương. Do đó, có thể nói Năm Châu phải được đánh giá là vị "Tổ cải lương hiện đại", một vị tổ có thật...

Từ sau Hiệp định Geneve (1954), cải lương càng có cơ hội phát triển mạnh mẽ, trở thành một loại hình nghệ thuật, một bộ môn sân khấu có khả năng thu hút hàng đêm cả vạn triệu khán thính giả say mê đến với nó tại các nhà hát hay bên chiếc radio.

Do sáng kiến của ông Trần Tấn Quốc, một ký giả kỳ cựu, giải Thanh Tâm được thành lập năm 1958 và liên tiếp mỗi năm kế sau đều có phát Huy chương vàng và Bằng danh dự cho những nam nữ nghệ sỹ trẻ tuổi có triển vọng nhất trong năm. Giải Thanh Tâm hiện thời được gọi là giải Trần Hữu Trang là giải thưởng có tiếng vang lớn trong giới nghệ thuật đặc biệt là nghệ thuật cải lương.

Nghiên cứu toàn bộ lịch sử cải lương qua những nét đại thể, ta thấy rõ ràng loại hình nghệ thuật này mang một đặc điểm rất nổi bật. Đó là nền nghệ thuật mang tính giải phóng của người nông dân bị áp bức và mất nước, phải vùng lên để chiến đấu cho sự sống còn của tầng lớp mình, dân tộc mình. Tiếng nói của họ là tiếng ca bất khuất và đã được thể hiện qua nhiều tác phẩm mà Đời cô Lựu là một vở tiêu biểu.
Tác giả của nó, Trần Hữu Trang( vốn là con một nhà nông khá giả tại Lục Tỉnh thời ấy ). Một thiên tài viết kịch bản cho ngành cải lương.
Đặc điểm của sân khấu cải lương
Năm 1920 đoàn hát mang tên Tân Thinh ra mắt khán giả, Tân Thinh không dùng tên gánh mà dùng tên đoàn hát và ghi rõ đoàn hát cải lương, dưới bảng hiệu có treo đôi liễn như sau:
Cải cách hát ca theo tiến bộ
Lương truyền tuồng tích sánh văn minh.
Đôi liễn ấy đã nêu lên những đặc điểm cơ bản của sân khấu cải lương. Như trên đã nói, cải lương vốn là một động từ mang nghĩa thông thường trở thành một danh từ riêng. Cải lương có nghĩa là thay đổi tốt hơn khi so sánh với hát bội. Sân khấu cải lương là một loại hình sân khấu khác hẳn với hát bội cả về nội dung vở soạn lẫn nghệ thuật trình diễn.
1. Bố cục
Các soạn giả đầu tiên của sân khấu cải lương vốn là soạn giả của sân khấu hát bội. Nhưng các soạn giả của thuộc lớp kế tục thì nghiêng hẳn về cách bố cục theo kịch nói: vở kịch được phân thành hồi, màn, lớp, có mở màn, hạ màn, theo sự tiến triển của hành động ki. ch. Vai trò của soạn giả, đạo diễn không lộ liễu trước khán giả mà ẩn sau lưng nhân vật.

Ban đầu, các vở viết về các tích xưa (mà người ta quen gọi là tuồng Tàu) có khi còn giữ ít nhiều kiểu bố cục phảng phất hát bội, nhưng các vở về đề tài xã hội mới (gọi là tuồng xã hội) thì hoàn toàn theo bố cục của kịch nói. Càng về sau thì bố cục của các vở cải lương (kể cả các vở về đề tài xưa cũng theo kiểu bố cục của kịch nói).

- Đề tài và cốt truyện

Các vở cải lương ngay từ đầu đều khai thác các truyện Nôm như Kim Vân Kiều, Lục Vân Tiên hoặc các câu truyện trong khung cảnh xã hội Việt Nam.

Sau đó chiều theo thị hiếu của khán giả sân khấu cải lương cũng có một số vở soạn theo các truyện, tích của Trung Hoa đã được đưa lên sân khấu hát Bội và được khán giả rất ưa thích.

Sau này nhiều soạn giả, kể cả soạn giả xuất thân từ tân học cũng soạn vở dựa theo truyện xưa của Trung Quốc hoặc dựng lên những cốt truyện với nhân vật, địa danh có vẻ của Trung Quốc nhưng những cảnh ngộ, tình tiết thì của xã hội Việt Nam (Ngọc Giàu trong vở "Tình yêu và lời đáp")

2. Ca nhạc

Các loại hình sân khấu như hát bội, chèo, cải lương được gọi là ca kịch vì ở đây ca kịch giữ vai trò chủ yếụ Là ca kịch chứ không phải là nhạc kịch vì soạn giả không sáng tác nhạc mà chỉ soạn lời ca theo các bản nhạc cho phù hợp với các tình huống sắc thái tình cảm.

Như vậy, nói chung về ca nhạc, sân khấu cải lương sử dụng cái vốn dân ca nhạc cổ rất phong phú của Lục Tỉnh.
Trên bước đường phát triển nó được bổ sung thêm một số bài bản mới (như Dạ cổ hoài lang sau này mang tên Vọng cổ là một dân ca nổi tiếng của sân khấu cải lương). Nó cũng gồm một số điệu ca vốn là nhạc Trung Hoa nhưng đã được phổ biến từ lâu trong dân chúng Lục Tỉnh, đã Việt Nam hóa. (Phương Khanh, một trong những diễn viên nổi tiếng ở buổi đầu sân khấu Cải lương)

3. Diễn xuất

Diễn viên cải lương diễn xuất một cách tự nhiên, nhất là khi diễn về đề tài xã hội thì diễn viên diễn xuất như kịch nói. Khác với kịch nói ở chỗ đáng lẽ nói, diễn viên ca, cho nên cử chỉ điệu bộ cũng uyển chuyển, mềm mại theo lời cạ Dù không giống như cử chỉ điệu bộ của diễn viên kịch nói, mà vẫn gần với hiện thực chứ không cường điệu như hát bội.

Cải lương cũng có múa và diễn võ nhưng nhìn chung là những động tác trong sinh hoạt để hài hoà với lời ca chứ không phải là hình thức bắt buộc.

4. Y phục

Trong các vở về đề tài xã hội diễn viên ăn mặc như nhân vật ngoài đời. Trong các vở diễn về đề tài lịch sử dân tộc, về các truyện cũ của Trung Hoa, phóng tác từ những câu chuyện, hay các vở kịch từ nước ngoài thì y phục của diễn viên cũng được chọn lựa để gợi ra xuất xứ của cốt truyện và của nhân vật, nhưng cũng chỉ mới có tính là ước lệ thôi chứ chưa đúng với hiện thực.

5. Âm nhạc

Chúng ta đều biết không có một nền âm nhạc nào không mang tính kế thừa và phát triển, hai mặt này đi song song với nhau, cùng nằm trong hiện tượng văn hoá-nghệ thuật qua nhiều thế hệ, bắt gốc từ yếu tố tộc người trong thời kỳ sơ khai. Nó đã ăn sâu và tác động vào điều kiện tâm-sinh lý của con người, và mang tính di truyền. Nó là một hiện tượng mang tính qui luật tạo thành mầm mống cho ngôn ngữ âm nhạc dân tộc. Âm nhạc cải lương cũng không tách khỏi qui luật này.

Người ta thường nói cải lương xuất phát từ Lục Tỉnh ( Miền Nam ), đó là cách nói rút gọn, nhưng đứng về mặt lịch sử thì nhạc cải lương là một loại nhạc sân khấu, được phát triển dựa trên phong trào ca nhạc tài tử (phong trào chơi nhạc không chuyên nghiệp lan rộng khắp Nam bộ thời trước). Loại nhạc này bắt nguồn từ nền ca nhạc dân gian lâu đời của nước Việt, đồng thời phát triển với những cuộc di dân về phương Nam của ông cha ta. Cũng những cây đàn ấy, càng đi khỏi vùng đất Tổ thì càng trở nên linh động với những màu sắc mới lạ và biến thành một loại hình nghệ thuật độc đáo dân tộc. Có thể nói đó là đức tính của con người Việt Nam được hun đúc qua những cuộc di dân lớn, đấu tranh với thiên nhiên khắc nghiệt, vượt qua muôn nghìn khó khăn gian khổ để xây dựng thôn ấp, phát triển xã hội.
Âm nhạc cải lương chịu ảnh hưởng của hai nền nhạc lớn đã có từ thời cổ và tồn tại đến bây giờ, đó là nền ca hát dân gian và nền nhạc khí dân gian. Hai nền nhạc này tạo cho cải lương một phong cách đặc biệt, do đó trong âm nhạc cải lương, yếu tố ca hát và yếu tố nhạc khí cùng thúc đẩy nhau phát triển và tạo ra một hình thức đối lập trong nhiều bè, mở đường cho sự nảy nở của tính chất sân khấu. Tại Miền Nam hiện nay dân chúng chỉ còn được nghe khí nhạc thuộc loại tế tự (nhạc lễ) còn âm hưởng của nhạc cung đình thì đã thuộc về dĩ vãng.

Từ khi chữ Nôm bắt đầu xuất hiện thì thơ ca dân gian càng phát triển, chữ Nôm dùng để sáng tác các bản nhạc. Nhà Lê, ngoài các bậc công hầu ra, trong hàng sĩ phu phần đông đều có hiểu biết về niêm luật âm nhạc.
ở Huế đã hình thành nền nhã nhạc, yếu tố bác học làm cơ sở cho sự kế thừa và phát triển của phong trào ca nhạc tài tử Miền Nam.

Nghệ thuật âm nhạc miền Trung dần dần phát triển ra khắp thôn xã song song với sự phát triển của một vài yếu tố âm nhạc dân gian Trung Hoạ Phương thức cải biến vật chất thành nhu cầu cần thiết cho con người, ảnh hưởng khá lớn đến phương thức biểu hiện tư tưởng bằng hiện tượng nghệ thuật. Tài khéo léo và óc sáng tạo của con người làm thay đổi rất nhiều các loại hình nghệ thuật phù hợp với thẩm mỹ quần chúng lúc bấy giờ.

Nhạc cải lương được hình thành từ trong lòng người Việt Nam cần cù và gian khổ, lớn lên trong những thử thách đầy khó khăn nguy hiểm mà con người đấu tranh để sinh tồn. Nhạc miền Trung khi phát triển vào Nam bộ thì bị mất một phần đặc điểm, chủ yếu là bị lệ thuộc vào tiết tấu sinh hoạt và ngôn ngữ của người dân Nam bộ.

Từ khi triều đình nhà Nguyễn, xã hội Miền Nam bị phân hóa nhanh chóng, sự đổ vỡ có mức độ của ý thức hệ phong kiến trong xã hội Nam Kỳ chủ yếu là do phương thức sản xuất mang yếu tố tư bản xuất hiện, tư tưởng và tình cảm con người đã thoát ly dần những tục tập cũ kỹ, lỗi thời. Sự thoái trào của nền nhạc lễ để nhường cho phong trào của ca nhạc tài tử phát triển từ trong lòng của nó là một sự kiện rất mới.

Phong trào dân ca được quần chúng ưa thích dần dần phát triển trong toàn Nam bộ và trở thành phong trào ca tài tử. Số người biết đàn biết ca ngày càng đông, nhất là ở vùng nông thôn, với hình thức nghệ thuật đơn giản tao nhã như vậy, người nông dân nào cũng có thể học tập được. Trong khối quần chúng to lớn, sau này đã xuất hiện nhiều nhân tài của nghệ thuật âm nhạc và sân khấu cải lương. Nhạc tài tử dần dần phát triển về nội dung lẫn hình thức, tiếp thu thêm những luồng nhạc khác như dân ca địa phương, hò, lý, nói thơ... đồng thời có một sự cách tân trong toàn bộ nhạc lễ: trước kia nhạc lễ chỉ là loại khí nhạc, sau khi được cách tân thì trở thành những ca khúc tự sự với nội dung phản ánh tinh thần của thơ ca truyền thống như:
Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, Kim Vân Kiều, Lục Vân Tiên... Phong trào đó phát triển từ thành thị đến nông thôn thành nhu cầu thiết yếu của các tầng lớp, kể cả giới trí thức trong những cuộc liên hoan, hội hè, cưới hỏi và song song với sự phát triển đời sống vật chất, nhạc tài tử đem đến cho họ một tình cảm mới mẻ.

Phong trào tạo thành những trung tâm như Sài Gòn, Chợ Lớn, Cần Thơ, Bạc Liêu... Ngoài những cố gắng sáng tạo thêm hình loại khúc thức mới, các nhà âm nhạc còn khái quát hóa toàn bộ hệ thống điệu thức trong nhạc truyền thống và phân chia thành các loại hơi chủ yếu như: hơi Bắc, hơi Nam, hơi Oán, v. v..

Hơi Bắc khái quát các điệu thức mang tính chất trong sáng, vui khỏe.

Hơi Nam khái quát các điệu thức mang tính chất trang nghiêm và đồng thời được phân chia thành một số hơi cụ thể như sau: hơi Xuân, hơi Ai, hơi Đảo.

Hơi Oán là hơi được sáng tạo sau này, hoàn toàn thoát ly những hình thức cấu tạo theo kiểu nhạc lễ, đó là hơi thở của cuộc sống thời bấy giờ.

Sự phân chia thành các loại hơi, xuất phát từ các mẫu giai điệu hoặc điệu thức giai điệu có tác dụng lập thành các mô hình âm thanh, và xếp loại các âm hình cơ bản (motif) được sử dụng trong quá trình nhạc khúc. Trong thực tế đời sống hằng ngày của nhân dân ta, chúng được cấu trúc trên nguyên tắc tập hợp và mang những ý nghĩa cụ thể đã trở thành một tập quán trong sự sáng tạo âm nhạc qua nhiều thời đại.

Để minh hoạ, dưới đây sẽ giới thiệu một lớp Văn Thiên Tường nhan đề là Bá Lý Hề:
Vì tình kia thân sanh sao đắng cay
Thay thương thay đương khi gian truân
Bâng khuâng lúc chia tay
Thiếp yểm lụy ngỏ cùng chàng
Vì cảnh nhà hàn vi
Nên mới chia ly
Khi đưa nhau nắm tay dặn dò
Đến lúc đắc lộ chàng có nghĩ
Đến chút tình tào khang
Tay dâng chén này hôm nay
Khuyên lương nhân
Vững lòng rủi dong lần bước sang
Cách núi ải
Non cao vực thẳm ráng dò
Em lo đương khí
Qua đèo ải ngăn ghềnh đá chập chồng
Sớm thơ nhạn tả mấy hàng
Cho nhãn những điều
Điều ấm lạnh dường bao
Trên đây là lời ca diễn tả tâm trạng vợ Bá Lý Hề tiễn chồng lên đường lập công danh. Hình thức cấu trúc của loại này, khác với cấu trúc chân phương của nhạc lễ, chịu ảnh hưởng hình thức thơ liên hoàn, mỗi đoạn gồm tám câu.

Về mặt nghệ thuật, nhạc tài tử trong giai đoạn này đã đóng góp nhiều yếu tố mới trong đời sống âm nhạc của quần chúng, được bà con nông dân ưa mến và bảo vệ đã tiến đến một thời kỳ rực rỡ hơn bao giờ hết, mở đầu cho sự xuất hiện một loại hình nghệ thuật mới, đó là nghệ thuật sân khấu cải lương. Từ một hình thức ca hát thính phòng của phong trào nhạc tài tử, một bộ phận tách ra mang tính chất diễn xướng (nói lối, ngâm thơ, ca hát) tức là hình thức ca ra bộ (vừa ca vừa ra bộ). Như vậy, đứng về mặt nghiên cứu của âm nhạc, chúng ta thấy có hai phong cách, trong phương pháp diễn tấu nhạc cụ và ca hát, đó là phong cách tài tử và phong cách cải lương.

Phong cách tài tử: mang tính chất thính phòng, không đông người, được tổ chức ở trong nhà, công viên, trên thuyền lúc đêm trăng đi sâu vào chiều sâu của tình cảm, người đàn và hát chủ yếu là để phục vụ người nghe.
Phong cách cải lương: thể hiện tính sân khấu, vì trung tâm của nghệ thuật diễn xuất là diễn xuất, các bộ môn nghệ thuật khác như âm nhạc, giúp nó đạt đến một hiệu quả nhất định, hợp thành toàn bộ một hình thức nghệ thuật sân khấu.

Vấn đề ca hát hoặc diễn tấu nhạc cụ trong cải lương cũng phải mang tính chất hành đô. ng- không như biểu diễn theo phong cách tài tử vì đặc trưng của sân khấu cải lương là ca hát. Ca hát tài tử và ca hát sân khấu là hai lĩnh vực khác nhau và trong mỗi lĩnh vực đều có những nghệ sĩ tiêu biểu. Chẳng hạn, trong ca hát sân khấu cải lương, có những ngôi sao như Phùng Há, Ba Vân, Năm Châu...
và những ca sĩ tài tử nổi tiếng như cô Tư Sang, cô Ba Bến Tre, cô Tư Bé, Năm Nghĩa... Những tác giả âm nhạc tài tử như ông Sáu Lầu (Cao Văn Lầu), ông Bảy Triều, những tác giả nhạc sân khấu như các ông Mộng Vân, Bảy Nhiêu, Tư Chơi, Sáu Hải v v... đã đóng góp nhiều sáng tác mới phù hợp với đà phát triển của nghệ thuật cải lương, trong đó có bài vọng cổ cho đến bây giờ đã trở thành một chủ đề lớn về âm nhạc, mà nhiều nghệ sĩ nhờ đấy phát huy một sức sáng tạo và xây dựng nên sự nghiệp nghệ thuật cho bản thân mình.

Nếu như những hạt giống đó không nảy mầm từ trong lòng dân tộc và nuôi dưỡng của nhân dân qua nhiều thế hệ, thì nghệ thuật cải lương không thể tồn tại cho đến ngày hôm nay.

Âm nhạc cải lương hơi nhẹ nhàng vì dùng đờn dây tơ và dây kim, không có kèn trống như hát bội. Có sáu thứ đờn thường dùng trong điệu cải lương như sau:
1. Đờn kìm: đờn Kìm cũng gọi là "Nguyệt cầm" có hai dây tơ và tám phím. Tiếng kìm tuy không trong và thanh như tiếng Tranh hay Lục huyền cầm, nhưng cũng có âm hưởng nhiều nên khi hòa với cây Tranh nghe rất hay. Tùy hơi cao thấp của diễn viên, đờn Kìm có thể đờn năm dây Hò khác nhau.

2. Đờn Tranh: đờn Tranh hay đờn Thập Lục có 16 dây. Tiếng đờn Tranh được thanh tao nhờ dùng dây kim và nhấn tiếng có ngân nhiềụ Cũng như cây kìm, đờn Tranh có thể đổi bực dây Hò tùy theo hơi cao thấp của người ca.

3. Đờn Cò: Cây Cò, cũng gọi là đờn Nhị, có hai dây tơ, không có phím và dùng cây cung để kéo ra tiếng. Đờn Cò là cây đờn đắc dụng nhất của âm nhạc Việt Nam. Nó chẳng khác nào cây Violon trong âm nhạc Âu Mỹ. Luôn luôn có mặt torng hát Bội, Cải lương, nhạc Tài tử,...

4. Đờn Sến: Cây Sến có hai dây tơ và có đủ bậc như cây Banjo, nên đờn ít nhấn và có nhiều chữ lợ nghe ngô.. Có khi đờn ba dây nghe hơi như đờn Tỳ.

5. Guitare: Cây Guitare cũng gọi Lục huyền cầm hay Tây ban cầm, có sáu dây kim, nhưng thường đờn có năm dây. Tiếng thanh như đờn Tranh, khi đờn bực cao.

6. Violon: Cây Violon, cũng có tên là Vĩ Cầm, có bốn dây tơ và cung kéo như đờn Cò. đờnnày dùng phụ họa với cây Guitare hay cây Tranh để đờn Vọng cổ nghe hay, nhưng ít dùng đờn các bản khác vì tiếng nó kêu lớn làm lấn áp mấy cây đờn kia.

7. Cây Sáo: Cây hay ống Sáo, hoặc ống Tiêu, cũng có dùng trong điệu Cải lương, nhưng nó có một bậc Hò, không thay đổị Thành thử người ta phải theo bậc Hò bất di bất dịch ấy.

8. Cây Cuỗn: Cây Cuỗn giống như cây Kèn, nhưng không có cái Loa.

Âm điệu

Bài ca Cải lương đặt theo bản đờn, nên kịch sỹ phải tùy âm nhạc, không được tự do phô diễn hết tài năng của mình như trong điệu hát Bội. Ca dư hơi thì trễ đờn, còn thiếu hơi dứt trước đờn. Kịch sỹ bị bó buộc trong khuôn khổ nhịp đờn, dầu có hơi hám nhiều cũng không thể vượt ra ngoài nhịp vì sợ ca lỗi nhi. p. Lúc sau này, trong điệu Cải lương có bản Vọng cổ thêm nhiều nhịp. Bài ca vọng cổ đặt không ăn sát câu đờn, miễn vô đầu và dứt câu đờn, ca cho trúng hơi, trúng nhịp. Nhờ vậy, có nhiều kịch sỹ được tự do phô bày hết khả năng của mình. (Nghệ sỹ Thanh Thanh Tâm)

Một khuyết điểm thứ hai là đương nói chuyện kế bắt qua ca. Trừ một ít danh ca biết cách "mở hơi" cho câu ca của mình có hứng thú, còn phần đông vô ca nghe khô khan lã chã lắm, không có mùi vị chút nào. Lỗi ấy một phần do ban âm nhạc thờ ơ, không thuộc chỗ nào sắp ca đặng giao đờn trước hầu gợi ý cho khán giả có cảm giác vui buồn trước khi nghe ca, như bên âm nhạc hát Bội.

Cải lương được chỗ ưu điểm là nhờ âm nhạc biết tùy hơi cao thấp của kịch sĩ để lên dây Hò, nên kịch sỹ ca đúng hơi "thiên phú" của mình không rán hơi quá như bên hát Bội.


Út Trà Ôn và một thời sân khấu

Trong khi chúng ta đang bàn về xã hội hóa các hoạt động văn hóa thì từ nhiều năm trước, có những nghệ sỹ, những nhà hoạt động văn hóa nghệ thuật đã tự mình chèo chống trong nền kinh tế khó khăn và có người đã thành danh, để lại những sáng tạo có giá trị cho đến ngày nay, Út Trà Ôn là một thí dụ.

Sáu mươi năm trước, anh thanh niên Nguyễn Thành Út - thường gọi là Mười Út - từ giã quê hương Trà Ôn (Vĩnh Long), theo ghe hàng, đem giọng ca đi lập nghiệp ở Sài Gòn hoa lệ. Sau mấy năm lăn lộn hát rong ở các xóm lao động, quán cơm bình dân, nhà hàng, giọng ca ngọt, ấm của anh được nhiều người mến mô.. Tiếng đồn lan xa, anh được hãng đĩa hát Asia mời thu vọng cổ, và từ đó cái nghệ danh Út Trà Ôn ra đời, gắn liền với những bài vọng cổ như: Tôn Tẫn giả điên, Sầu vương biên ải, Tình anh bán chiếu, Gánh nước đêm trăng...

"Hồi ấy, cải lương đang thời hưng thịnh - ông Út Trà Ôn nhớ lại - nhiều gánh hát được lập ra. Đào, kép nổi tiếng được săn đón, chìu chuộng, được trả thù lao hậu hĩnh. Nhưng cũng cần nhớ là hồi ấy, làm contract (giao kèo - hợp đồng) kỹ lắm, ít ai dám vi phạm".

Ngoài khoản tiền hợp đồng, các nghệ sỹ còn hưởng thù lao từng xuất diễn. Và ở các đại ban làm ăn khấm khá, tiền thù lao được trả ngay sau xuất diễn. Cứ mỗi xuất diễn, ông nhận thù lao hơn một lượng vàng, còn giao kèo mỗi năm tính cả vài trăm lượng. Là ngôi sao đắt giá của sân khấu cải lương mấy chục năm liền, ông cũng là giọng ca vàng của các hãng đĩa hát thời ấy với hàng ngàn đĩa đã thu.

Gắn với sự hưng thịnh của sân khấu cải lương, kỹ nghệ sản xuất đĩa hát cải lương hồi ấy cung hốt bạc nhờ các giọng ca vàng. Các hãng đĩa Asia, Hương Sơn, Việt Nam... lần lượt tung ra loại đĩa 78 và sau này thêm các loại 45, 33 vòng thu các bài vọng cổ, những vở tuồng ăn khách.

Út Trà Ôn là một trong những giọng ca dẫn đầu về thu đĩa. Ông kể: "Thường thì sau khi vãn tuồng thì bắt đầu thu đĩa, có khi thu từ khuya cho đến sáng hôm sau.
Những ngày không tập tuồng, nghỉ diễn thì thu suốt ngày". Hàng ngàn đĩa như vậy (mỗi đĩa phát hành 50. 000 - 70. 000 bản) đã đưa ra thị trường, trong đó hẳn nhiên có nhiều đĩa ghi những vở tuồng nổi tiếng do Út Trà Ôn đóng vai chính: Tuyệt tình ca, Thái tử lưng gù, Thuyền ra cửa biển, Mắt em là bể oan cừu, Lỡ bước sang ngang...
Ông cho biết, có ngày tiền thu đĩa, ông nhận được cả trăm ngàn đồng"...

Có thể nói, với những nguồn thu vào loại kỷ lục từ biểu diễn, thu đĩa, danh ca Út Trà Ôn đã sống rất "vương giả". Có điều, như bà Bích Thủy - người bạn đời của ông, thì "Tiền làm ra như nước, nhưng nghệ sỹ lúc ấy phần lớn ham vui, tiêu xài thoải mái, đâu có nghĩ gì đến chuyện dành dụm, đầu tư sinh lợi. Cho nên có đó rồi hết đó. Cũng may là tôi mua được căn nhà để ở từ đó đến giờ"

Sau tháng 4/1975, Út Trà Ôn tiếp tục ca diễn, đóng góp cho sân khấu cải lương ở các đoàn Sài Gòn 1, Trần Hữu Trang và các nhóm nghệ sỹ khác. Vai Tám Khỏe trong vở "Người ven đô" do ông thủ diễn đến nay vẫn được mọi người ca ngợi.

   

jeudi 12 novembre 2015

Tuyệt./ Cái Gì Tuyệt? / Cirque.../ Có thích coi không?

Đi Coi Cirque.

_"Họ làm gì ở đấy?"

_"Muá thôi."

_"Đẹp không?"

_"Tuyệt!
Hồi hộp nữa đó..."

_"Thế nào?"

_"Phải coi mới biết chứ."

_"Không bật mí được sao?"

_"Chật, chật...coi đi rồi sẽ biêt."

_"Khi nào mới đi coi cirque?"

_"Bây giờ nè, bên dưới kià, xem nhé."

_"Được rồi, nói mãi, hát đi chứ."

Khi sự cân đối tuyệt điệu và hai cơ thể chỉ còn là một, thì còn ai thay thế được partenaire lý tưởng của mình trong giờ phút nhập cuộc.

Thật không chỗ nào chê.

Caroline Thanh Hương



oooo Afficher l'image d'origine ooooo

Con hơn cha là nhà có phúc, trò hơn thầy thì sao nhỉ?Thế kỷ 21 mà giảng viên của thế kỷ... 20




TTO -  Sinh viên thế hệ i nói giảng viên chưa... i, còn một giáo sư Singgapore ví giảng viên Việt Nam sống ở thế kỷ 21 mà lại là người của thế kỷ 20.

   ThS Hồ Tuấn Thanh đang hướng dẫn sinh viên năm 1 chương trình tiên tiến khoa CNTT trường ĐH Khoa Học Tự Nhiên (ĐH Quốc gia, TP.HCM) thực hành trên máy tính - Ảnh: NHƯ HÙNG
ThS Hồ Tuấn Thanh đang hướng dẫn sinh viên năm 1 chương trình tiên tiến khoa CNTT trường ĐH Khoa Học Tự Nhiên (ĐH Quốc gia, TP.HCM) thực hành trên máy tính - Ảnh: NHƯ HÙNG
PGS.TS Đỗ Văn Dũng, hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM dẫn lời một giáo sư Singapore nhận xét thực trạng hiện nay của các trường ĐH Việt Nam: “Chúng ta đang có một thế hệ sinh viên của thế kỷ 21, thầy giáo của thế kỷ 20 và giảng đường, cơ sở vật chất của trường ĐH ở thế kỷ 19"!. 
Chậm nhất là giảng viên trên 40 tuổi?
Ông Dũng thừa nhận thực tế sinh viên thay đổi nhanh vì quen dùng mạng và sử dụng công nghệ thành thạo, còn giảng viên thay đổi chậm nhất là các giảng viên trên 40 tuổi.
Theo ông Dũng, giảng viên cũng phải thường xuyên lên mạng, vào trang dạy số để chat, trao đổi với sinh viên và chấm bài trên mạng, thì mới thích ứng với sinh viên.
Bạn Hồng Ngọc (sinh viên ngành Kế toán, ĐH RMIT) nhận xét có những giảng viên lớn tuổi, việc thích ứng với công nghệ hiện đại là một chuyện khó khăn. Giáo viên trẻ, năng động thì họ có thể sử dụng internet để phục vụ việc soạn giáo án, giao bài, chia công việc và quản lý lớp dễ dàng hơn như một phần căn bản của công nghệ để đơn giản hóa việc dạy học.
Nguyễn Thị Phương, sinh viên năm cuối khoa báo chí - truyền thông Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) nhận xét: "Phương pháp giảng dạy của một số giảng viên vẫn chưa phù hợp, vẫn còn sử dụng tài liệu photo và cho sinh viên kiểm tra, thi cử bằng hình thức viết tay, cũng như chưa quan tâm đúng mức đối với các trường hợp đạo văn trên internet".
Cần một môi trường học tập khác
Giảng viên cần đổi mới phương pháp giảng dạy phát huy các công cụ phổ biến hiện có. Sinh viên “thế hệ i” phải có kỹ năng tìm tài liệu tốt, kỹ năng nghe tiếng Anh tốt, sử dụng hiệu quả mạng xã hội, thái độ đúng đắn với việc tham khảo/trích dẫn... Từ đó mới có thể tiếp cận thị trường lao động AEC tốt hơn.
ThS NGUYỄN VĂN TOÀN - giảng viên khoa Khoa học máy tính, Trường ĐH Công nghệ thông tin (ĐH Quốc gia TP.HCM)
Cũng theo bạn Phương, hiện nay, điều kiện học tập của các trường ĐH chưa đáp ứng được nhu cầu của sinh viên "thế hệ i".
Bạn ví dụ mạng wifi quá yếu, không phục vụ được việc tìm kiếm thông tin và học tập của các sinh đang sinh hoạt tại trường; thư viện điện tử chưa được phổ biến tối đa và chưa đầy đủ bằng thư viện thực, chưa có những phần mềm chuyên dụng cho việc giảng dạy và học tập thông qua các thiết bị thông minh và internet.
ThS Trịnh Xuân Thắng, giảng viên Học viện Chính trị khu vực IV, Cần Thơ cho rằng một trong những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong giáo dục, đào tạo ĐH thời gian qua như năng lực tự học của sinh viên còn kém, sinh viên còn yếu về kỹ năng thực hành nghề nghiệp…, là do những yếu kém trong chất lượng, trong việc quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật của các trường ĐH.
Thực tế nhiều trường có phòng học nhưng thiếu trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy.
Đại diện Trường ĐH Mỏ địa chất Hà Nội cho biết không chỉ thiếu phòng học, trường này còn không có phòng chuyên dung phục vụ hội thảo quốc tế; các phòng học, giảng đường hầu như không có phương tiện kỹ thuật (máy tính, máy chiếu, video…). Cả trường chỉ có 300 máy tính, trung bình 40 sinh viên/máy và chỉ khoảng 50% số máy tính này được nối mạng internet. Cả trường chỉ có ba phòng học đa năng loại nhỏ.
PGS.TS Lê Khắc Cường - Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) nói sinh viên cần một môi trường học tập khác với thế hệ cha ông, môi trường trực tuyến và cổng thông tin điện tử, với những phần mềm chuyên dụng, thư viện số, với cách nộp bài làm/bài thi/bài kiểm tra trực tuyến, với việc sử dụng hệ thống phát hiện những bài kiểm trả/bài thi/luận văn/luận án đạo văn hoặc trích dẫn trái quy định, mập mờ…
“Các trường ĐH, người làm công tác giáo dục buộc phải chấp nhận cái khác và phải có những thay đổi phù hợp hơn như xây dựng cách dạy và học e-learning. Sinh viên có thể tiếp xúc thông tin bên ngoài nhiều hơn nên ngoài chuyên môn, họ rất cần có năng lực nhận biết cái hay và cái chưa hay, sinh viên cần có bản lĩnh tự chủ trước những cám dỗ, cần nhiều kỹ năng và cả ngoại ngữ” - TS Hồ Thu Hiền nói.
Thách thức của trường đại học
Bạn Hồng Ngọc, học ngành Kế toán, ĐH RMIT nhận định việc giới trẻ tiếp xúc nhiều hơn, thành thạo hơn với công nghệ sẽ trở thành thách thức với các trường đại học.
"Bởi khi đăng kí chọn trường, tiêu chí về môi trường học, cơ sở vật chất và phương pháp giảng dạy nào năng động, thực tiễn và chuyên môn hóa cao nhất sẽ thu hút sinh viên nhất. Việc học đại học ngày nay quan trọng khi ra trường không phải là tấm bằng mà là làm được việc dù ở bất kì môi trường doanh nghiệp nào" - Ngọc nói.
Bạn Phạm Thị Phong (SV năm 4, khoa Báo chí, trường Đại học KHXH&NV TP.HCM) đề xuất một số giải pháp như: Xây dựng phầm mềm dạy học các môn học trên đĩa CD - ROM phục vụ cho việc tự động học trên máy tính; xây dựng bài giảng điện tử tạo Web- site trên mạng phục vụ dạy học trực tuyến; Mô phỏng các thí nghiệm ảo, phòng thí nghiệm ảo, phòng thực hành ảo trên máy tính phục vụ học tập; thiết kế bài giảng điện tử bằng các phần mềm mô phỏng trên máy tính nhằm hỗ trợ cho phương pháp giảng dạy truyền thống

mercredi 11 novembre 2015

Đi xem 11 Lễ Hội năm 2015 trên toàn thế giới.


Người chưa đi chưa biết, người đã thấy, chưa hiểu vì sao có các lễ hội này thì đọc cho biết.

Caroline Thanh Hương

Còn gì tuyệt vời hơn việc bạn lên kế hoạch đi du lịch vào đúng thời điểm nơi đó đang diễn ra một lễ hội hay sự kiện nào đó. Hẳn chuyến du lịch này sẽ không chỉ khiến bạn có thể được vui chơi, thư giãn mà qua đó còn hiểu rõ hơn về những phong tục đặc trưng của đất nước đó. 
Nếu bạn có ý định đi du lịch nước ngoài trong năm nay, dưới đây là 11lễ hộituyệt vời nhất dành riêng cho bạn.

1. Lễ hội Ati-Atihan, Philippines

Xuất hiện đã được 800 năm, Ati-Atihan được coi là lễ hội mùa xuân lớn nhất, nhiều màu sắc và thú vị nhất ở Philippines. Vào tuần thứ 3 của tháng 1, người dân Philippines sẽ tổ chức lễ hội nhằm tôn vinh Chúa Hài đồng (tên gọi là Santo Niño) - vị thần hộ mệnh của đất nước.

11 lễ hội xuyên suốt năm 2015 khiến bạn
Lễ hội bao gồm các vũ điệu của các bộ tộc, âm nhạc và một cuộc diễu hành trên đường phố. Ngày đầu tiên sẽ bắt đầu bằng các tiếng trống theo nhịp điệu cùng những tiết mục nhảy múa diễn ra trên đường phố. Một bài kinh Roze vào lúc binh minh sẽ bắt đầu ngày thứ hai của lễ hội.

11 lễ hội xuyên suốt năm 2015 khiến bạn
Tất cả những người tham gia sẽ mặc trang phục dân tộc màu sắc rực rỡ, sơn mặt bằng bồ hóng và diễu hành khắp thị trấn. Họ tin rằng, Chúa Hài đồng sẽ bảo vệ họ khỏi đói nghèo và bệnh tật. Điểm nổi bật của lễ hội sẽ diễn ra vào ngày cuối cùng. Một nhóm đại diện cho các bộ tộc khác nhau sẽ thi đấu để thu hút khách du lịch và dành giải thưởng.

2. Lễ hội ném cam ở Ý

Mọi người đều biết về La Tomatina - “cuộc chiến” cà chua ở Tây Ban Nha, nhưng ít ai biết đến lễ hội ném cam ở một thị trấn thuộc Ivrea miền Bắc nước Ý diễn ra vào ngày 14/2. 
11 lễ hội xuyên suốt năm 2015 khiến bạn
Tại lễ hội, người dân thị trấn Ivrea sẽ khoác lên mình những bộ trang phục thời Trung cổ và phân chia thành 9 đội khác nhau và tham gia vào một cuộc chiến ném cam vô cùng náo nhiệt trong suốt 3 ngày liên tiếp.
Mặc dù nguồn gốc của lễ hội không thực sự rõ ràng, tuy nhiên hầu hết người dân nơi đây đều biết đến câu chuyện xảy ra từ thế kỷ XIX về một tên bá tước hung bạo - người cố gắng chiếm đoạt cô con gái của một ông chủ cối xay tên là Violetta, nhưng cuối cùng hắn lại bị chính cô gái chuốc rượu say và tiêu diệt.

11 lễ hội xuyên suốt năm 2015 khiến bạn
Sau khi tên bá tước hung bạo mất, người dân thị trấn Ivrea đã nổi dậy, xông vào cung điện đánh chiếm. Ngày nay, lễ hội ném cam thường niên với tên gọi “Trận chiến với những trái cam” (Battle of the Oranges) được coi là để tái hiện cuộc nổi dậy này.
Để tăng tính xác thực cho sự kiện này, một cô gái trẻ sẽ được chọn lựa để đại diện cho Violetta, người đã giết chết tên bá tước và các đội sẽ được phân chia thành đội hoàng gia và thường dân. Sau ba ngày của “cuộc tàn sát”, một trong số những tướng lĩnh của các đội sẽ kết thúc cuộc chiến này.

3. Lễ hội ném bột màu Holi, Ấn Độ

Được biết đến như lễ hội màu sắc, Holi được tổ chức nhằm đánh dấu sự kết thúc của mùa Đông và khởi đầu của mùa Xuân với hi vọng mùa màng bội thu. 
11 lễ hội xuyên suốt năm 2015 khiến bạn
Lễ hội này cũng kỷ niệm chiến thắng của cái thiện trước cái ác khi vào đêm trước của lễ hội, mọi người cùng nhau tụ tập và châm lửa đốt giàn thiêu, hát hò và nhảy múa vui vẻ quanh đống lửa.

11 lễ hội xuyên suốt năm 2015 khiến bạn
Sáng ngày hôm sau, lễ hội chính thức bắt đầu. Ai ai cũng nắm trong tay vũ khí - chính là bột màu khô hoặc các quả bóng có chứa dung dịch màu để ném, phun màu vào người khác.

11 lễ hội xuyên suốt năm 2015 khiến bạn
Theo truyền thống, những loại màu sắc này được pha trộn từ các loại thực vật tự nhiên như nghệ tây, gỗ đàn hương và hoa hồng nên dễ dàng tẩy sạch. Đến cuối buổi sáng, ai ai trông cũng giống như một bức tranh đầy màu sắc. Và đây chính là lý do mà lễ hội Holi còn có tên gọi là  "Lễ hội Sắc màu. Năm nay, lễ hội Holi được tổ chức vào ngày 6/3.

4. Lễ hội té nước Songkran, Thái Lan

11 lễ hội xuyên suốt năm 2015 khiến bạn
Tới du lịch Thái Lan vào dịp từ 13/4 - 15/4 hàng năm, bạn sẽ có cơ hội chứng kiến cảnh tượng người dân đổ ra đường dội nước vào nhau cùng với lời chúc mừng năm mới.

11 lễ hội xuyên suốt năm 2015 khiến bạn
Lễ hội té nước truyền thống này của Thái Lan mang ý nghĩa rửa sạch mọi điều xấu và đón chào năm mới tốt lành. Bởi vậy, nếu có dịp ghé Thái Lan vào dịp này, tại sao bạn không cùng tham gia lễ hội và tận hưởng niềm vui năm mới này.

5. Lễ hội Kings Day, Hà Lan
11 lễ hội xuyên suốt năm 2015 khiến bạn

Một trong những sự kiện lớn nhất châu Âu là bữa tiệc đường phố cực lớn này. Kings Day là một ngày lễ truyền thống của Vương quốc Hà Lan, được tổ chức vào ngày 27/4 - ngày kỷ niệm sự ra đời của vua Willem Alexander.

11 lễ hội xuyên suốt năm 2015 khiến bạn
Người Hà Lan kỷ niệm lễ hội này bằng việc ồ ạt kéo nhau ra ngoài để ăn uống và nhảy múa. Kings Day cũng được biết đến như một buổi chợ tự do, người dân có thể đem những đồ vật không dùng đến của mình đến đây và bán cho mọi người.

6. Lễ hội đấu bò, Thụy Sĩ

Lễ hội đấu bò là một sự kiện truyền thống hàng năm của Thụy Sĩ, diễn ra ở Valais vào ngày 11/5. Người dân Thụy Sĩ sẽ hoàn toàn thư giãn trong cuộc chiến gia súc này.
11 lễ hội xuyên suốt năm 2015 khiến bạn
Vào ngày này, những chú bò cái sẽ chiến đấu để dành sự thống trị trong bầy đàn bằng cách giữ chặt sừng của những con bò khác và đẩy chúng ra ngoài.

11 lễ hội xuyên suốt năm 2015 khiến bạn
Bất kỳ chú bò nào bỏ chạy sẽ bị loại khỏi cuộc chiến. Mỗi cuộc chiến sẽ diễn ra trong vòng 40 phút. Lễ hội đấu bò còn kèm theo buổi tiệc ăn xúc xích và uống bia vô cùng náo nhiệt.

7. Lễ hội Mặt Trời, Peru
11 lễ hội xuyên suốt năm 2015 khiến bạn

Lễ hội Mặt Trời là lễ hội tôn giáo của đế chế Inca nhằm tôn vinh thánh Inti - một trong những vị thánh được sùng kính nhất của tôn giáo Inca.

11 lễ hội xuyên suốt năm 2015 khiến bạn
Đây cũng là lễ kỷ niệm ngày Đông Chí - ngày ngắn nhất trong năm tính từ lúc Mặt trời mọc cho đến khi Mặt trời lặn. Lễ hội này diễn ra vào ngày 24/6 ở Cusco và kéo dài trong vòng 9 ngày.

11 lễ hội xuyên suốt năm 2015 khiến bạn
Xuyên suốt lễ hội sẽ là những vũ điệu đầy màu sắc, các lễ diễu hành và nghi thức tế động vật để cảm ơn thần Pachamam đã giúp người dân có một mùa trồng trọt bội thu. 

8. Lễ hội mặt nạ, Papua New Guinea

Ngày nay, Papua New Guinea - một vùng nằm ở phía Tây Nam Thái Bình Dương đang trở thành một điểm du lịch khám phá vô cùng nổi tiếng. Nét nổi bật của vùng đất này là có vô số các lễ hội văn hóa được tổ chức. 
11 lễ hội xuyên suốt năm 2015 khiến bạn
Lễ hội được tổ chức tại thị trấn Rabaul từ ngày 14 - 17/7. Đây là sự kiện để những người thợ thủ công ở khắp mọi miền đất nước quy tụ lại và trưng bày những chiếc mặt nạ sơn của họ.

11 lễ hội xuyên suốt năm 2015 khiến bạn
Hình dạng của chiếc mặt nạ sẽ phản ánh quyền lực và sức mạnh của niềm tin. Đây sẽ là một lễ hội đầy màu sắc và vô cùng độc đáo hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn nhiều điều thú vị.

9. Lễ hội Burning Man, Mỹ

11 lễ hội xuyên suốt năm 2015 khiến bạn
Lễ hội kỳ lạ diễn ra hàng năm này ở Nevada đang ngày càng được nhiều người biết đến. Burning Man diễn ra tại miền Bắc Nevada, bắt đầu vào ngày 25/8 và kết thúc vào ngày thứ Hai đầu tiên của tháng 9, trùng với ngày Quốc tế Lao động của Mỹ.

11 lễ hội xuyên suốt năm 2015 khiến bạn
Lễ hội lấy tên từ một nghi lễ đốt hình nộm bằng gỗ. Những cuộc trao đổi, tiệc tùng, và ăn uống linh đình sẽ diễn ra tại đây. Lễ hội này diễn ra nhằm tôn vinh sự sáng tạo, tính bền bỉ và sự tự do thể hiện bản thân của con người.

10. Lễ hội người chết ở Mexico
11 lễ hội xuyên suốt năm 2015 khiến bạn

“Lễ hội người chết” là một ngày lễ vô cùng thú vị ở Mexico, đặc biệt là ở thành phố Oaxaca, diễn ra vào ngày 31/10. Vào ngày này, trên đường phố Mexico sẽ diễn ra nhiều cuộc diễu hành, mọi người trong trang phục truyền thống sẽ cùng nhau ra đường hò reo.

11 lễ hội xuyên suốt năm 2015 khiến bạn
Đặc biệt hơn, vào nửa đêm, mọi người sẽ cùng nhau tới nghĩa trang để tưởng nhớ đến những người quá cố thân yêu của mình.

11. Lễ hội Hogmanay, Scotland

Hogmanay dùng để nói đến ngày cuối cùng của năm, đồng nghĩa với đó là dịp để tổ chức năm mới. Nếu bạn muốn kết thúc một năm một cách “say xỉn”, hãy tham gia vào lễ hội năm mới diễn ra vào ngày 30/12 tại Scotland này. 
11 lễ hội xuyên suốt năm 2015 khiến bạn
Phong tục phổ biến nhất đó là xông nhà (first-footing), nghĩa là trở thành người đầu tiên bước qua cửa nhà một người bạn hoặc một người hàng xóm và tặng họ những món quà tượng trưng như muối, dầu, whisky hoặc bánh trái cây với mong muốn mang điều may mắn đến cho chủ nhà. Những vị khách cũng sẽ được tặng lại thức ăn và nước uống. Sau đó, họ sẽ cùng nhau nhảy múa, hát ca và nhậu mừng năm mới.

Nguồn: Kênh 14

Nguyễn Thị Cỏ May viết Ăn Thông Minh, Chết Mạnh Khỏe.


Ăn thông minh, chết mạnh khỏe


Người Việt ăn suốt ngày đêm? Ảnh minh họa
Người Việt ăn suốt ngày đêm? Ảnh minh họa
Ăn cũng chết, không ăn cũng chết . Ngày nay, thế giới văn minh vẫn còn tình trạng thiếu ăn rất phổ biến . Chính sự thiếu đói là nguyên nhân gây ra 45% cái chết của trẻ con dưới 5 tuổi  hằng năm, tức 3, 1 triêu đứa trẻ . Nhưng ăn nhiều, ăn những thức ăn thừa chất dinh dưỡng cần thiết, lại còn chứa những mầm bịnh tật cũng gây tử vong không ít . Hiện nay các cơ quan lo về sức khỏe người dân đang báo động mối nguy vì ăn .
Trong bài trước “Đũa và Dao”, Cỏ May mô tả tình hình dân chúng ở Huê kỳ mắc những chứng bịnh hiểm nghèo do thói quen ăn uống bị ảnh hưởng thị trường, không thể chọn lựa hoặc không biết chọn lựa khác hơn (Forks over knives, phần phụ đề pháp ngữ ; 3 tạp chí Le Nouvel Obs, Marianne, Le Point) .
Bịnh tật và tử vong nghiêm trọng không riêng gì ở Huê kỳ vì Huê kỳ là quê hương của những thức ăn nhanh, chế bìến sẵn hàng loạt, mà cả ở Âu châu như ở Hi-lạp, nước bị khủng hoảng kinh tế nặng nề hay ở nước cộng sản chậm tiến như Việt nam . Vì thế giới không còn biên giới và kinh tế được toàn cầu hóa .
Nạn nhân của ” ăn thiếu thông minh ” là sự béo phì . Năm rồi, 2014, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OCDE) công bố một báo cáo về tình trạng sức khỏe dân chúng Âu châu theo đó, Hi-lạp là nước dẫn đầu 33 nước của Âu châu về trẻ con béo phì . Cứ 4 trẻ con trên 10, tức 44% từ 4 tới 16 tuổi bị bịnh béo phì do tập quán ăn uống .
Điều nghịch lý ngày nay là các cơ quan y tế kêu gọi hãy ăn ít để sống khỏe và sống lâu . Ăn cho no càng là chết sớm!
Trước kia, người gầy là người bịnh hoạn, thiếu ăn vì nghèo . Người mập mạp mới là người dư ăn dư để . Ngày nay, người mập phì là người nghèo vì ăn những thức ăn chế biến sẵn của kỹ nghệ thực phẩm . Ở Tàu và Việt nam, người ta quan niệm đứa trẻ mập mới đẹp và biểu hiện từng lớp có tiền nên ở hai xứ cộng sản này bắt đầu xuất hiện bịnh béo phì ở trẻ con trong lúc đó ở Huê kỳ, tỷ lệ trẻ con béo phì đã ổn định và giảm từ vài năm nay, chỉ còn ở một số tiểu bang, người lớn da đen và mễ, bị béo phì chiếm trên 44%, da trắng hơn 33% .
Vì tiền
Trước đây, để sản xuất 100 đơn vị thành phẩm, người ta phải cần 1000 đơn vị vật liệu để sản phẩm được bảo đảm phẩm chất. Trái lại ngày nay, muốn có 1000 đơn vị thành phẩm, người ta tính toán thế nào để chỉ cần 100 đơn vị vật liệu mà thôi . Số lượng lớn mới đem lại lợi nhuận cao . Do đó, sản phẩm thiếu phẩm chất, về thực phẩm, chẳng những gây nguy hại cho sức khỏe con người mà còn làm thiệt hại môi trường, từ qui mô địa phương tới qui mô toàn cầu .
Cách sản xưất thực phẩm hàng loạt nhằm đạt chỉ tiêu số lượng, bắt đầu từ Huê kỳ, Âu châu đi theo . Ngày nay thì Minnesota qua Picardie, Pháp, về mặt kỷ nghệ thực phẩm, cung cách sản xuất gần như không còn biên giới, ngoại trừ tầm vóc xí nghìệp .
Theo những nhà chuyên môn, kỹ nghệ chế biến thực phẩm ăn nhanh hàng loạt có mầm độc hại cho sức khỏe người tiêu dùng được nuôi sống, lớn mạnh trên những thứ mà chính nó tiêu dìệt . Thử nhìn qua trường hợp thức ăn chơi hằng ngày để thấy họ làm giàu bằng cách gây ra bịnh tật : nhà phân phối làm giàu nhờ buôn bán, nhà kỹ nghệ dược phẩm giàu nhờ bán thuốc chữa bịnh, nhà ngân hàng giàu nhờ quản lý hằng tỷ bạc của những người này .
Y sĩ và Dược sĩ nói với nhà kỷ nghệ fast-food « Nếu bạn đừng thay đổi gỉ cả thì bạn cứ tiếp tục gởi tới chúng tôi khách hàng của bạn » .
Ăn uống nguy hại ngày nay bắt nguồn từ những chuyển biến lớn trong kỹ nghệ và xã hội ở hậu bán thế kỷ XX mà nguyên tắc chỉ đạo vẫn còn được áp dụng triệt để là « sự sản xuất, sự nhanh chống, mức lợi nhuận » . Áp dụng vào thực tế, ở khắp nơi, người ta phải sản xuất mau và rẻ để dân chúng ăn nhiều . Con người từ nay không còn « ăn để sống » cho mình nữa mà « sống để ăn » để làm giàu cho giới kỹ nghệ thực phẩm .  Chính khẩu hiệu « sản xuất, nhanh, lợi » đã tự nhiên biến đồng áng trở thành những xí nghiệp mà nhà nông trở thành nạn nhân . Đồng thời, nhiều thanh niên bỏ ruộng vườn, đi ra thành phố làm công lảnh lương để cải thiện đời sống bản thân .
Sau cùng khẩu hiệu « cạnh tranh hay chết » đưa một số kỹ nghệ gia và thương gia trở thành những người chỉ còn biết lợi nhuận, bỏ mất hẳn tinh thần « trao đổi tự do », tái lập một thứ tư bản nhà nước độc quyền trọn vẹn thị trường và sản xuất . Nói cách khác, đó không gì khác hơn chế độ cộng sản nhưng trên cơ sở sở hữu tư nhân .
Những chất độc bạn ta
Ai cũng biết « ăn cũng chết, không ăn cũng chết » . Nhưng nếu ăn uống kỹ lưỡng, biết cẩn thận chọn lựa thức ăn thì giữ gìn được sức khỏe tốt, tránh được đau yếu, bịnh tật triền miên . Muốn vậy, những thứ độc hại quen thuộc nay cần được nhận diện .
Đường
Trong việc lựa chọn tránh những thứ độc hại, trước mắt nên tránh ăn nhiều đường . Trong nhiều thức ăn, uống chế biến sẵn, có lượng đường rất cao . Ai có nghĩ món súp tươi rau cải ( légumes) trong hộp 1 lít có ít nhứt 1 cục đường, muối nhiều hơn, trong lúc đó, thứ chủ yếu là rau cải (légumes) lai chỉ có không quá 20% vì phần còn lại là những thứ phụ như mùi vị nhơn tạo, bột, nước, … Một chai Coca Cola chứa lượng chất ngọt bằng 25 cục đường . Thậm chí, sốt tô-mát ( sauce tomate) như ketchup cũng có đường (23 grs /100 grs), hay cá  mòi hộp, các loại sá-lách sẵn sàng để ăn vô hộp, …Bánh kẹo, những thỏi ngũ cốc chứa nhiều đường là dĩ nhiên vì đó là những thứ ngọt .
Muối
Trong các thứ chế biến sẳn, từ những thứ tươi cho tới đồ hộp hay chín như thịt nguội, …,  đều có rất nhiều muối . Người ta dùng nhiều muối để tạo cho những thứ này có « vị » ( goût) vừa làm mất đi cái cảm giác dở ở khách hàng .
Khi ăn tại chỗ, khách hàng ăn mặn sẽ phải uống nhiều nước . Cửa hàng nhờ đó thâu thêm món lợi . Theo qui định của Y Tế Quốc tế (OMS), mỗi ngày, mỗi người không được ăn quá 5 g muối . Khi ta ăn một gói khoai tây chiên (frite) của Mc Do hay một gói Chip, ít ai ngờ mình đã ăn gần đủ số muối  trong ngày cho phép. Dân Tây sực mỗi người ngày từ 8 tới 9 grs muối mà không hế để ý tới. Ở xứ Tây, số lượng muối trong thực phẩm chế biến sẵn chưa bắt buộc phải ghi ra trên bao bì . Năm tới, 2016, sẽ bắt buộc . Nay, người ta chỉ ghi « sodium » mà 1 gr sodium bằng 2, 5 grs muối !
Dầu Cây cọ ( Huile de Palme )
Đây là thứ dầu được kỹ nghệ thực phẩm dùng nhiều nhứt vì giá rẻ nhờ dể sản xuất . Nó ít mùi vị hơn các thứ dầu khác . Khi ta ăn chocolat, chip, margarine, nhiều loại bánh nướng, cả bánh mì, bánh ngọt, cả mayonnaise, …là ăn thứ dầu này . Trong dầu Cây cọ, chất acide chứa nhiều acide béo bảo hòa làm tăng cholestérol xấu trong máu, hạ thấp cholestérol tốt, và gây ra bịnh tiểu đường .
Người ta cho hydrogène vào dầu thảo mộc như dầu bắp, dầu cây cọ, …để làm cho các loại nướng thêm dòn nhưng lại là mầm làm nghẽn mạch máu, làm tim bịnh và còn là mầm móng ung thư . Hiện nay, ở Pháp, dầu cây cọ dùng rất hạn chế.
Các thức ăn có nhiều bột chiên hay làm chín ở độ nóng trên 120°c được xem là mầm mống trực tiếp gây ung thư . Các loại này rất phổ biến, bày bán khắp nơi, cả trong các máy tự động : bánh bít-qui, frites, crackers , nugets, chips, café, …Cẩn thận là không ăn nhiều, thường xuyên .
Thịt « VSM »
Thứ thịt này, ít có ai nghĩ tới . Đó là thịt người ta cố lấy cho hết sạch, đưa vào máy gọt để lấy cho được những miếng thịt cuối cùng còn bám sát theo xương . Trong quá trình này, máy cạo luôn gân, sụng, tủy . Thứ thịt này rẻ tiền nên đem làm súc-xít, ravioli ( như hoành thánh của Ý), …Đó là mầm truyền nhiễm bịnh điên từ súc vật như bò điên . Ngoài bao bì, bắt buộc phải ghi rõ « thịt vsm » ( viande séparée mécaniquement = thịt tách ra bằng máy) .
Sau cùng những chất độc là những hoá chất  đưa vào thức ăn chế biến sẵn như màu, chất bảo quản, …
Sự thật và ngộ nhận
Uống nưóc từ vòi nước trong nhà . Tức uống nước phong-tên . Nhưng từ lây nay, người ta chọn uống nước chai như Evian, Vichy, Vittel, …vì cho rằng nước chai tốt hơn, tinh khiết hơn, có nhiều khơáng chất hơn . Thật ra, nước trong chai không phải dở về mặt sức khỏe nhưng cái tai hại là quá trình lấy nước, vô chai, bảo quản, bày bán, …nước bị tác hại bỡi những điều kiện khách quan nên khi uống, người uống bị bịnh . Trái lại, nước phong-tên trong nhà, có khi có mùi chlore, uống không ngon, nhưng về mặt vệ sinh lại an toàn . Vì khi nước bị dơ, chỉ trong vài giờ, cơ quan thẩm quyền báo động ngay trong lúc đó, nước chai không thể làm được.
Sữa và các thứ từ sữa như yaourt, phó-mát, xưa nay được nhìn nhận là nguồn dinh dưởng tối ưu . Đúng . Nhưng nay, giới chuyên môn lại cho biết – đang chờ kết quả nghiên cứu cuối cùng – đó cũng chứa mầm móng ung thư prostate, tiểu đường loại 1, …nếu ăn nhiều sữa .
Về mật ong, không phải thứ mật nào cũng tốt . Người tiêu dùng nên cẩn thận khi dùng .
Giữa bơ và marguerine (chất béo từ thảo mộc), khuyên nên chọn bơ .
Dầu Olive là thứ tốt nhứt trong dinh dưỡng . Dân sống ven địa trung hải, ít bịnh về tim mạch nhờ họ ăn nhiều dầu olive . Hơn nữa, dầu Olive nguyên chất dung chiên xào tốt nhứt, cả ở độ nóng cao .
Đừng quan tâm tới “ Olive Bio ” vì đó chỉ là cách tiếp thị phổ thông bởi cây Olivier không cần phân bón và sát trùng .
Ăn nướng, gần đây bị lên án là mầm ung thư vì phần cháy đen . Nếu tránh được thịt cá nướng bị cháy đen thì không có gì đáng ngờ vực nữa .
Về cá, không phải trong con cá, tất cả đều tốt .
Café chỉ là chất kích thích . Không đúng . Theo kết quả một nghiên cứu ở Harvard, café làm giảm căng thẳng ở phụ nữ với không quá 4 tách ngày . Nhưng café pha liền không tốt bằng café pha qua cái lọc giấy . Tức « cái nồi ngồi trên cái cốc » vì nó vướng vài thứ qua quá trình chế biến theo kỹ nghệ .
Ngày nay, mọi thứ, mọi nơi đều bị ô nhiễm . Tìm cho được một thứ thiệt tinh khiết tốt cho sức khỏe không còn là điều mà ai cũng làm được .
Ở Việt nam, người ta ăn từ sáng cho tới tối, trong nhà, trong tiệm, trên hè phố, lề đường . Người có tiền đòi cho được những thứ thật cầu kỳ, thật hiếm . Người không tiền, thì bết đại xuống lề đường, quán cốc, ăn cho qua cơn đói, không kịp bìết giá trị dinh dưỡng của món ăn . Cũng như người Tàu, trước đây, không mấy quan tâm vấn đề vệ sinh ăn uống vì nước Tàu bị nạn đói triềm miên . Đói chết trước khi bị bịnh vì ăn uống thiếu vệ sinh .
Người ta an ủi nhau « ăn cũng chết, không ăn cũng chết » . Nhưng ăn uống kỹ lưỡng để giữ sức khỏe . Mai này có chết thì cũng làm ma mạnh khỏe hơn là ma đau ốm!
© Nguyễn thị Cỏ May


Caroline Thanh Hương: Buffets à volonté : une recette en or /Làm sao có lời khi nhà hàng cho ăn tự do.


image


Preview by Yahoo

dimanche 8 novembre 2015

Nguyễn Ngọc Tuyết viết Đò Cũ Nhà Xưa, đọc để nhớ lại Sài Gòn, miền Nam, nước Việt của mình.


 

Cho những ai nhớ lại kỷ niệm xưa khi thành phố còn mang tên Saigon.

Caroline Thanh Hương Afficher l'image d'origine

ĐÒ CŨ NHÀ XƯA






  N hững năm 1967 - 1970, chiều ý má, tôi thi vào Đại học Sư phạm Sài Gòn. Bốn năm trời, từ xứ Cần Thơ “gạo trắng nước trong” tôi khăn gói lên Sài Gòn đi học; ở nhà một ông cậu họ, được mợ lo cơm nước, lại thêm thằng em cô cậu ruột cũng lên học Kỹ thuật Phú Thọ ở cùng, làm tài xế đưa đi học nên tôi sống rất dễ chịu, chẳng hề có cảm giác xa nhà, lại rất thích vì ít bị “quản thúc” nữa.Nhà cậu mợ tôi ở đường Phạm Thế Hiển, thuộc quận 8 nhưng rất gần phía chợ Xóm Củi, bến Nguyễn Duy. Từ Chợ Lớn vào, đi ngang qua xóm Củi rồi rẽ xuống con đường dưới dạ cầu Nhị Thiên Đường, vừa qua khỏi cua quẹo một đỗi là đã đến nhà. Cậu mợ tôi trước cũng sống một thời gian ở con hẻm bên xóm Củi, sau khấm khá nên mua được căn nhà mặt tiền này. Nhà rộng, thoáng mát, thích nhất là bọn tôi được “ngự trị” cả một căn gác tầng trên, tha hồ tung hoành. Bọn tôi ở đây là tôi, thằng em cô cậu và một cô em gái con cậu mợ tôi. Cả ba đứa cùng một tuổi, chơi với nhau từ ngày nhỏ nên giờ gặp lại, ở cùng nhà, thôi thì... khỏi nói cũng biết.
Bây giờ, sau biết bao sóng gió, chìm nổi của cuộc đời, nhớ lại những ngày nơi đó, tôi mới cảm nhận được mình thật hạnh phúc khi cả một thời thanh xuân trôi qua êm đềm và nồng ấm như thế dưới mái nhà ấy, trên căn gác kia. Làm sao đếm hết những buổi sáng vàng mơ, những buổi chiều tím ngát, từng ly cà phê thơm lừng uống vội trước giờ đi học, từng buổi tối lang thang trong con hẻm xa hút gần nhà cho đến khi mệt nhoài, bước vào chiếc quán quen húp xì xụp tô cháo trắng ngon lành... Afficher l'image d'origine
Và không thể quên là những con đò dưới bến sông, một nét quê nhà mà tôi bắt gặp nơi thành phố Sài Gòn nhộn nhịp ngựa xe này. Căn nhà cậu tôi ngó ra cầu Hiệp An, cây cầu ngắn có cái điếm canh đằng kia. Mỗi khi thằng em không chở được, tôi phải lên cầu đón xe lam đi ra cầu Chữ Y về bến Nguyễn Biểu để đến trường. Chỉ cần bước xuống con đường đất nhỏ nằm khuất sau mấy cây me lớn, sẽ thấy một bến đò với một hai con đò nhỏ cắm sào đợi khách, chỉ hai ba khách thôi, cô gái nhỏ sẽ quẫy mái chèo cho đò tách bến. Một hai tay chèo nữa đò sẽ cặp bến bên kia, bến Nguyễn Duy, bước lên là chợ Xóm Củi ồn ào, náo nhiệt. Tôi rất thích xuống con đò này sang chợ, dù có khi chẳng phải mua sắm gì, chỉ là để hưởng cái cảm giác từ êm ả bên này đến xô bồ bên kia, thật nhanh, vậy thôi. Afficher l'image d'origine
Những buổi sáng nghỉ học tôi hay qua chợ như vậy. Ngược lại, có chiều tan học, tôi đi xe về cầu Chà Và để xuống bến Nguyễn Duy, xuống đò về nhà. Buổi chiều trên dòng sông nhỏ mới đẹp làm sao, mà cũng bâng khuâng man mác làm sao!
Nắng quái chiều hôm đỏ rực, con đò trôi êm, không khí của một ngày náo động chùng xuống, lòng người mênh mang sầu nhớ một điều gì chính mình cũng không biết... Cứ thế, cho đến lúc bước lên con đường đất nhỏ, hai bên đường mấy cụm hoa mắc cỡ đã xếp lá, mấy cây me cổ thụ cũng rũ cành thiêm thiếp giấc nồng và trên đầu cầu đằng kia, chú lính canh vẫn ngồi im như pho tượng trong cái chòi nhỏ... Tất cả những cảnh tượng ấy, những hình ảnh ấy sao mà như mới hôm qua tôi còn nhìn thấy, còn thân thiết xiết bao.
Cả ban đêm nữa, trong tôi vẫn còn một nỗi nhớ đau đáu cái bến đò nhỏ nhoi hiu hắt chốn thành đô sầm uất kia. Những đêm sáng trăng, tôi thường ra trước bancông căn gác nhỏ nhìn xuống dưới. Con đường vàng úa ánh đèn, những cặp tình nhân đi chơi khuya đèo nhau chạy vù qua rồi không gian lại trở về tĩnh lặng. Khu Phạm Thế Hiển những năm tôi sống vẫn còn hẻo lánh, dân cư còn thưa thớt, dài theo đường mỗi sáng tôi đi học sương mù vẫn phủ đầy trên các ruộng rau muống xanh um...
Vì vậy tối tối cứ mười giờ trở đi là đường vắng dần, đứng trên gác cao vẫn nghe tiếng lộp cộp của đò cặp bến, tiếng nói chuyện của khách đi chợ vừa về trên con đường nhỏ dưới bến sông. Tôi thường đứng lặng im trong bóng tối thật lâu, nhìn xuống mặt cầu Hiệp An trước mặt, tai lắng nghe tiếng đò từng chiếc, từng chiếc ghé vào bến mà nhớ nhà, nhớ người yêu đang xa xôi diệu vợi.
Thế mà bây giờ, sau hơn 40 năm, tôi lại đứng đây nhớ về nơi ở cũ như chính quê nhà mình năm xưa. Mấy năm nay có dịp lên thành phố, thỉnh thoảng tôi cũng đi qua đường Phạm Thế Hiển. Tên đường vẫn còn đó mà mọi thứ đã khác lắm, khác đến nỗi tôi không nhìn ra căn nhà tôi đã ở nữa. Cậu mợ tôi cũng về quê rồi gia đình tan tác cả sau khi cậu tôi mất.
Đứa con gái lớn của cậu, bạn thân thiết một thời của tôi, đến giờ vẫn còn vất vả chuyện áo cơm, đôi lúc gặp nhau ôn chuyện cũ, vừa cười vừa khóc. Những ruộng rau muống đã thành nhà lầu, biệt thự... Quán cà phê, quán cháo quen chẳng một người năm cũ để hỏi thăm...
Tôi đành đi qua con đường xưa như người xa lạ, nhà cũ chẳng còn, bến đò dưới con đường đất nhỏ cũng biệt tăm dấu tích. Con đường mở rộng ra, cái điếm canh nhỏ cũng không còn, xóm Củi bên kia sông tôi cố tìm vào đã là một khu phố hoàn toàn lạ lẫm, những bà con gốc Hoa năm xưa chẳng biết đi lập nghiệp, làm ăn ở nơi nào.
Tôi biết, thành phố Sài Gòn với lá me bay đầy trời những sáng nắng chiều mưa của tôi một thời tuổi trẻ vẫn còn đó; nhưng giống một cô gái, từng bước trưởng thành, già dặn, lớn khôn, thành phố xưa đã chuyển mình, đổi nhịp đê tiến nhanh hơn, mạnh hơn trong lòng đất nước thống nhất và phát triển từng ngày từng giờ hôm nay. Nhưng sao trong tôi vẫn mênh mang nỗi nhớ.
Nhớ căn nhà tôi đã sống, con đường đất nhỏ nằm khuất dưới mấy gốc me bên kia đường và nhớ những con đò đã một thời cho tôi cảm giác ấm áp của kẻ xa nhà tìm gặp một chút bóng hình quê. Và vì thế, một góc nhỏ của Sài Gòn xưa ấy sẽ mãi mãi lấp lánh trong tôi một thời áo trắng.




CAROLINETHANHHUONG: Sườn Ram Nước Dừa, món ngon thuần tuý cơm Việt Nam.





Caroline Thanh Hương: Show photos de la Renault 4 CV avec 120 photos souvenirs de Saigon ...