Translate

Libellés

découvert (110) thơ; văn; nhạc; ảnh chụp; Caroline Thanh Hương (68) photographie (59) ký ức Việt Nam (44) santé (36) nghe đọc truyện hay (35) touriste (35) science naturelle (29) événement (28) nhạc Việt (27) nhạc Phạm Đức Nghĩa (20) art culinaire (19) philosophie (15) psychologie (15) văn chương (14) xã hội (12) nhạc không lời (11) science (11) ảnh Hương Kiều Loan (10) science économique (9) đọc và nghe đọc truỵên hay (9) xã hội Mỹ (8) aventure (6) news (6) société (6) thơ Đỗ Quý Bái (6) économie kinh tế (5) lịch sử (5) show Caroline Thanh Hương (5) sử Việt Nam (5) art (4) du lịch (4) littérature vietnamienne (4) Education (3) littérature (3) thơ Trần trọng Thiện (3) Canada (2) Les Contes vietnamiens truyện cổ tích việt nam (2) cách làm thơ hay và đúng (2) histoire secrète (2) l'histoire de France (2) mythe (2) technologie (2) thơ Huy Văn (2) thơ Hư Hao (2) tùy bút Caroline Thanh Hương (2) văn (2) Cần Thơ (1) David Oïstrakh (1) Dì Bùi Lệ Khanh (1) Economie (1) Montréal (1) Petrus Ky (1) Phan Thuận Breton (1) Québec (1) Stephen Hawking (1) Thơ văn Nguyễn Kiề (1) Trung Tâm Giáo Dục Hồng Bàng (1) Tạp Chí Dân Văn (1) Văn Xuân Vũ (1) astuce (1) bình luận Thuỵ Khê (1) ca sĩ Phi Nhung (1) ca sĩ Phạm Khải Tuấn (1) chân dung France Gall (1) fashion Jean-Paul Gaultier (1) fashion áo dài Việt Nam (1) học tiếng anh (1) informatique (1) ingénierie (1) nhạc Ngô Hồng Quang (1) nhạc Phạm Mỹ Lộc (1) nhạc ngoại quốc (1) nhạc ngoại quốc Steve Earle (1) photographie Vu Cong Hien (1) sport (1) thơ Chẩm Tá Nhân (1) thơ Lê Quang Chiểu (1) thơ Nhất Hùng (1) thơ Thanh Thanh. (1) thơ Trần Văn Lương (1) truyện ngắn; thơ Trần Văn Lương (1) văn Huy Phương (1) văn Thế Lữ (1) văn Tràm Cà Mau (1) văn chương văn nghệ Đoàn Thế Ngữ (1) văn câu đối (1) văn Đoàn Xuân Thu (1) xem phim hay tiếng ngoại quốc (1) Đại Học Văn Khoa (1)

samedi 3 août 2019

Chương trình đọc và nghe đọc truỵên hay với tạp bút Năm Quý Dậu 1993 của tác giả Vương Hồng Sểnh.

tt

 Kính mời quý anh chị đọc và nghe đọc tạp bút năm Quý Dậu của Vương Hồng Sểnh.

Người ta có quyền yêu hay ghét một tác giả đã viết rất nhiều bài ghi lại quá trình một thời đất nước Việt Nam với những nhân vật lịch sử mà ông đã từng làm việc với họ trong việc hành chịnh.

Qua nhiều bài tôi đã gửi đến quý anh chị, nay mời đọc và nghe đọc một trong những tạp bút cuối cùng của Vương Hồng Sểnh.

Caroline Thanh Hương

Thông tin tác giả(dịch giả)

Vương Hồng Sển (1902-1996), bút hiệu Anh VươngVân ĐườngĐạt Cổ Trai, là một nhà văn hóa, học giả, nhà sưu tập đồ cổ nổi tiếng. Ông được xem là người có hiểu biết sâu rộng về miền Nam và rất được kính trọng trong giới sử học và khảo cổ ở Việt Nam. Khi chết ông đã hiến tặng ngôi nhà (Vân đường phủ) và toàn bộ sưu tập đồ cổ của mình cho Nhà nước Việt Nam (tổng cộng 849 cổ vật khác nhau) với hy vọng thành lập một bảo tàng mang tên ông. Năm 2003, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định xếp hạng di tích lịch sử cấp thành phố ngôi nhà này (địa chỉ: số 9/1 đường Nguyễn Thiện Thuật, phường 14, Quận Bình Thạnh).
Vương Hồng Sển sinh ngày 27 tháng 9 năm 1902, tại Sóc Trăng, mang dòng máu Việt, Hoa và Khmer. Nguyên tên thật ông là Vương Hồng Thạnh, khi làm giấy khai sinh người giữ sổ lục bộ nghi nhầm là Sển (theo cách phát âm tiếng Triều Châu hay còn gọi là tiếng Tiều là một huyện của tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc).
Thời học sinh, ông học tại trường Collège Chasseloup Laubat (nay là trường Phổ thông trung học Lê Quý Đôn). Sau khi đậu bằng Brevet Elémentaire, ông làm công chức ngạch thư ký và phục vụ nhiều nơi từ năm 1923 đến năm 1943, trong đó có dinh Thống đốc Nam Kỳ (1939-1943). Từ năm 1948, ông làm Quyền quản thủ Viện Bảo tàng Quốc gia Việt Nam tại Sài Gòn cho đến khi về hưu vào năm 1964.
Ông là người rất ham mê đọc sách và thích ghi chép tất cả những điều tai nghe, mắt thấy. Phần lớn những tác phẩm của ông rút tỉa từ những tài liệu dưới dạng hồi ký mà ông còn giữ gìn được. Những nhà phê bình nhận xét về văn của ông Vương Hồng Sển như sau:"Giọng tuy nói cà rỡn nửa đùa nửa thật, nửa giấm chua, nửa tiêu ớt thỉnh thoảng có đôi chỗ chọc cười, cho bớt buồn ngủ. Văn ấy các học giả có tánh lập nghiêm và chưa quen tai, lấy làm khó chịu, nhưng thét rồi cũng phải nhìn nhận, biết nói pha lửng như dọn cơm trong cảnh nghèo, lấy trái ớt tép hành để dễ nuốt cơm và chọc cười cho dễ nhớ, thêm nhớ được lâu.
Ông mất ngày 9 tháng 12 năm 1996 tại Thành phố Hồ Chí Minh, thọ 94 tuổi.
Đọc Tạp Bút Năm Quý Dậu, Vương Hồng Sểnh 

mercredi 31 juillet 2019

Danh nhân nước Việt Nam với trạng nguyên Vũ Duệ.

Lý do để người đời sau còn ghi nhớ lại chút chuyện người đời trước là những danh nhân thật bình dân nhưng họ thật sự có tài.

Tài không đợi tuổi là vì sao?

Thưa vì họ có trí thông minh, mà sự thông minh không cần học nhiều mà vẫn giỏi.

Caroline Thanh Hương

Résultat de recherche d'images pour "vũ duệ"


Từ cậu bé nghèo đứng hành lang học lỏm thành trạng nguyên
Nhà nghèo không có tiền đi học, hàng ngày, Vũ Duệ cõng em, đứng ngoài hiên lớp học lỏm. Tinh thần vượt khó hiếu học đã giúp cậu bé ấy đỗ trạng nguyên, công danh thành đạt.
Trạng nguyên Vũ Duệ tên thật Vũ Nghĩa Chi. Theo Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, ông sinh năm 1468 trong gia đình nghèo ở làng Trình Xá, tỉnh Phú Thọ.
Tương truyền, từ nhỏ, Chi đã nổi tiếng thông minh, ứng đối nhanh. Ngày nọ, cha mẹ đi vắng, một người đến đòi nợ, chỉ thấy cậu bé ở nhà bèn hỏi xem người lớn đi đâu.
Nghĩa Chi đáp: “Bố tôi đi chém cây sống, trồng cây chết. Mẹ đi bản gió, mua que”.
Người kia lấy làm lạ, suy nghĩ mãi mà không hiểu cha mẹ cậu bé đi đâu. Cuối cùng, ông ta dỗ dành, hứa xóa nợ cho gia đình nếu Nghĩa Chi trả lời thẳng.
Thần đồng lém lỉnh yêu cầu chủ nợ ấn tay lên cục đất dẻo làm tin rồi mới cho biết, cha cậu đi nhổ mạ để cấy còn mẹ đi bán quạt.
Hôm sau, người kia đến lúc cha mẹ Chi đang ở nhà. Cậu bé đưa cục đất có in dấu tay chủ nợ và yêu cầu ông thực hiện lời hứa. Ông ta chấp nhận xóa nợ, hy vọng cha mẹ Nghĩa Chi dùng tiền đó mua sách cho cậu đi học.
Còn theo Kho tàng về các ông trạng Việt Nam: truyện và giai thoại của Vũ Ngọc Khanh, nhà nghèo, cha mẹ không đủ tiền cho Vũ Nghĩa Chi ăn học. Hàng ngày, cậu phải trông em, nấu nướng để cha mẹ đi làm đồng.
Gần nhà, một ông thầy đồ mở lớp học. Sáng nào, Nghĩa Chi cũng cõng em, đứng ngoài hiên, học lỏm.
Nhiều bạn ghen ghét nhưng thấy ông đồ không nói gì nên cũng không dám có ý kiến. Hơn nửa năm, cậu vẫn chuyên cần đến lớp.
Đền thờ trạng nguyên Vũ Duệ tại xã Vĩnh Lại, huyện Lâm Thao, Phú Thọ.
Một hôm, thầy đồ nảy ý định đuổi khéo cậu học trò học lỏm. Ông ra câu hỏi hóc búa với ý định nếu cậu ta không giải được tất sẽ hổ thẹn rồi tự bỏ đi, còn cậu đáp đúng, ông sẽ tìm cách giúp đỡ về đường học vấn.
Trước hết, thầy đồ lần lượt gọi các học trò trong lớp nhưng hơn nửa không đáp được. Bấy giờ, ông mới nhìn về phía cậu bé đứng ngoài hiên, hỏi liệu có thể trả lời không.
Câu trả lời mạch lạc của cậu bé nhà nghèo khiến thầy đồ tán thưởng. Sau khi biết tên cậu là Nghĩa Chi, ông đề nghị đổi sang Duệ, bày tỏ ý khen ngợi tài năng.
Từ đó, Vũ Nghĩa Chi lấy tên là Vũ Duệ và trở thành học trò chính thức của thầy đồ. Duệ rất thông minh, chỉ cần đọc sách một lần đã nhớ.
Năm Hồng Đức thứ 21 (1490), dưới thời vua Lê Thánh Tông, Vũ Duệ đỗ trạng nguyên khi mới 22 tuổi. Vua Thánh Tông rất tán thưởng tài năng cũng như đức độ của vị trạng nguyên trẻ tuổi.
32 năm làm quan, Vũ Duệ từng giữ nhiều chức vụ quan trọng dưới các đời vua Thánh Tông, Hiến Tông, Túc Tông, Uy Mục, Tương Dực và Chiêu Tông.
Theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục, năm 1522, Mạc Đăng Dung soán quyền, phế truất vua Chiêu Tông, lập vua Lê Cung Hoàng.
Tháng 10 năm đó, Vũ Duệ cùng Lại bộ thượng thư Ngô Hoán và môn đồ là Nguyễn Mẫn Đốc thống suất hương binh đi theo vua Lê Chiêu Tông, nhưng đến Thanh Hóa thì mất liên lạc, không biết vua ở đâu. Sau đó, họ hướng về lăng tẩm nhà Hậu Lê ở Lam Sơn, Thanh Hóa, bái vọng, rồi tự vẫn.
Sau này, tiến sĩ Hà Nhiệm Đại triều Mạc làm vịnh ca ngợi ông:
Tuổi trẻ đỗ đầu các khoá thi
Danh nho sự nghiệp thật là kỳ
Trung, trinh Thiếu Bảo lòng như thép
Không phụ Thuần Hoàng đoán tự xưa.
Năm 1566, vua Lê Anh Tông xếp Vũ Duệ hàng đầu trong 13 vị đại thần tử tiết. Triều đình cho xây dựng đền thờ Vũ Duệ ở xã Trình Xá, huyện Sơn Vi, tỉnh Phú Thọ. Đền có tên là “Trạng nguyên tiết nghĩa từ”.

Nguyễn Sương tổng hợp

Chơi chắn Vạn Văn từ A->Z và đánh chắn online trên chắn vạn văn.

Trong dân gian, luôn có những trò chơi, không riêng gì mỗi miền và ở nhiều quốc gia khác nhau.

Tìm được bài viết này trên net, gửi đến quý anh chị nào có chơi qua hay có thú tiêu khiển này hãy cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm.

Caroline Thanh Hương

Hướng dẫn cách chơi chắn từ A->Z và đánh chắn online trên chắn vạn văn

Thảo luận trong 'Hướng dẫn-Trợ giúp' bắt đầu bởi admin, 27/4/15.
  1. admin

    admin Hỗ trợ khách hàng Thành viên BQT


    Đây là bài viết tổng hợp hướng dẫn học chơi chắn trực tuyến của một chắn thủ nhiều kinh nghiệm.

    I. Sơ lược về Chắn học:


    Nguồn gốc:Chắn do người Việt sáng tạo ra từ bài Tổ tôm bao gồm chắn bí tứ (chơi 4 người) và chắn bí ngũ (chơi 5 người). Là trò chơi yêu thích của cư dân Việt các tỉnh phía Bắc như Hà Nội, Hà Tây, Bắc Ninh…
    Hiện nay,cách chơi chắn bí tứ là phổ thông nhất.( Tổ tôm và Chắn bí ngũ thường chỉ thấy các cụ già còn hay chơi).Bởi vì chơi chắn bí tứ đơn giản hơn nhưng cũng không kém phần hấp dẫn.

    Bộ bài chắn: Trước đây khi chơi chắn phải mua 1 bộ bài tổ tôm rồi bỏ bớt đi hàng yêu gồm lão,thang và hàng nhất gồm nhất vạn, nhất văn, nhất sách. Ngày nay, trên thị trường có bán bộ bài chắn có sẵn 100 quân bao gồm:
    bo-bai-choi-chan.jpg
    Hàng yêu ( Chi Chi ) x4 quân

    Hàng nhị (nhị vạn, nhị sách, nhị văn) x4 quân

    Hàng tam (tam vạn, tam sách, tam văn) x4 quân

    Hàng tứ (tứ vạn, tứ sách, tứ văn) x4 quân

    Hàng ngũ (ngũ vạn, ngũ sách, ngũ văn) x4 quân

    Hàng lục (lục vạn, lục sách, lục văn) x4 quân

    Hàng thất (thất vạn, thất sách,thất văn) x4 quân

    Hàng Bát (bát vạn, bát sách,bát văn) x4 quân

    Hàng cửu (cửu vạn, cửu sách, cửu văn) x4 quân

    Trên các quân bài gồm phần chữ và phần hình ảnh. Phần chữ gồm 1 chữ thể hiện hàng ở phía bên phải,1 chữ thể hiện chất ở phía bên trái. Phần hình ảnh thể hiện các nhân vật,sự vật trong dân gian, ta thấy như có một xã hội thu nhỏ trong đó.

    Để phân biệt các quân bài trong bộ chắn ngoài việc nhìn nhận bằng hình tượng mặt quân,còn phân biệt dựa theo chữ ở đầu mỗi quân bài.

    Chữ ở bên phải thể hiện các hàng :
    chan-hang.jpg

    - Chữ phía bên trái thể hiện các chất :
    chat-van-van-sach.jpg

    Để tiện cho những bạn không biết chữ Trung Quốc những người chơi chắn thường truyền nhau câu khẩu quyết “vạn vuông, văn chéo, sách loằng ngoằng” (phần nửa dưới chữ bên trái) để phân biệt cho dễ.

    II. Nguyên tắc chơi chắn:
    Số lượng người chơi là 4 người (trong trường hợp thiếu người có thể chơi 2 hoặc 3 người).
    Ban đầu,1 hoặc 2 người sẽ chia bộ bài thành 5 phần, bớt lại 5 quân để bắt cái. Thông thường người lớn tuổi nhất (kính lão đắc thọ) hoặc chủ bàn sẽ bắt cái đầu tiên bằng cách gộp 5 quân bài lẻ vào 1 phần bài bất kỳ để làm nọc.
    Sau đó rút 1 quân từ nọc lật vào 1 phần bài bất kỳ trong 4 phần còn lại. Cái được tính theo vòng từ trái sang phải theo thứ tự 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 tính từ người cho cái.
    Người được cái sẽ lấy phần bài vừa bốc cái rồi theo thứ tự các nhà sẽ lấy bài theo vòng như lúc bắt cái. Kể từ ván bài thứ 2 thì người ù ván bài trước sẽ bắt cái và 2 nhà 2 bên cánh sẽ chia bài.
    Trường hợp, sau ván bài hòa thì người bắt cái sẽ là người tay dưới của nhà bắt cái ván trước.
    Người thắng cuộc là người có bài ù và không vi phạm luật, sau khi ù người chơi phải xướng các cước có trên bài để tính điểm. Điểm sẽ được tính trên cở sở những cước người chơi xướng chứ không theo cước trên bài.

    Khi xướng ù không đủ cước người chơi chỉ được ăn điểm theo những gì mình xướng. Nếu xướng thừa hoặc sai sẽ bị đền theo cước xướng.

    Các nhà sẽ phải xếp bài thành các tổ hợp khác nhau như chắn, cạ, ba đầu…

    *Chắn : là 1 tổ hợp gồm 2 quân bài giống hệt nhau cả về hàng và chất.

    *Cạ : là tổ hợp của 2 quân bài giống nhau về hàng nhưng khác về chất.

    *Ba đầu : là 3 quân bài cùng hàng nhưng khác chất.

    *Quân lẻ (què): là quân bài thừa ra của chắn hoặc không ghép được với bất cứ quân nào để thành cạ.

    huongdan_2.jpg
    Ví dụ như trong hình trên: bài người chơi có 2 chắn (chắn tứ văn, chắn ngũ vạn); 1 cạ (cạ thất văn, thất sách) ; 3 ba đầu (ba đầu tam, ba đầu ngũ, ba đầu lục) và có 4 con què ( nhị sách, tứ vạn, bát sách, cửu vạn).

    Người chơi sẽ dùng các kỹ thuật đánh bài, ăn bài, bốc nọc, chíu… sao cho tròn bài chỉ còn 1 quân lẻ (hoặc ba đầu) để chờ ù.

    Có 2 dạng chờ ù là chờ bạch thủ (khi tròn bài có đúng 5 chắn,4 cạ và 1 quân bài lẻ) và chờ ù rộng (chờ 3 đầu hoặc bài đã có đủ 6 chắn và 1 quân lẻ). Khi chờ ù rộng chỉ cần bốc lên quân bài cùng hàng với quân lẻ nhưng chờ bạch thủ phải là quân cùng hàng, cùng chất (chính chữ) với quân chờ ù.

    Khi đánh bài mỗi nhà sẽ cầm trên tay 19 quân bài, riêng nhà có cái 20 quân và sẽ là người đánh 1 quân đầu tiên. Các nhà tiếp theo sẽ ăn hoặc bốc tùy theo bài mình nhưng luôn duy trì bài của mình đủ 19 quân cho đến lúc ù. Khi 19 quân trên bài hợp với 1 quân bốc nọc thành 10 tổ hợp chắn,cạ trong đó có 6 chắn trở lên là bài được ù.

    *Chú ý: Trong đánh chắn khác với đánh phỏm người chơi chỉ được ù quân bốc ra từ nọc không được ù cây “cửa trên” đánh ra trừ trường hợp “chíu ù” (Các khái niệm về cửa trên và chíu ù sẽ được mô tả bên dưới).

    Mỗi người chơi sẽ có 2 cửa để ăn bài gồm cửa chì (bên tay phải) và cửa trên (bên tay trái).

    Trường hợp chíu có thể ăn hoặc ù ở bất cứ cửa nào.

    *Một số thuật ngữ cơ bản:

    Cửa chì : là cửa của mình được ưu tiên ăn,cũng là nơi để đánh bài ra,mang tính chủ động.Cửa chì cũng là cửa được ưu tiên ù và cũng được tính thứ tự từ trái qua phải.

    Cửa trên: là cửa chì của nhà trên cánh,chỉ được ăn khi nhà trên nhường hoặc đánh ra, mang tính bị động.

    Bài nọc : gồm 23 quân dùng để bốc lên cửa chì khi không ăn được ở cửa trên. Lưu ý: quân bài nằm trên cùng của nọc sẽ không được tính.


    Chíu : là trường hợp ưu tiên khi lên bài có 3 quân giống nhau cả về hàng và chất,nếu xuất hiện quân thứ 4 dù là bốc nọc hay bạn chơi đánh ra vẫn có thể chíu ăn hoặc chíu ù, lưu ý khi chíu ăn phải trả cửa về vị trí mình đã chíu và phải hạ cả 4 quân xuống mặt. Trường hợp chíu quân nhà trên cánh đánh ra thì vẫn đánh vào cửa chì của mình bình thường.

    Chíu ù: giống như chíu nhưng quân chíu cũng chính là quân để ù.

    Ăn bòn: trên bài có sẵn 1 chắn hạ xuống ăn thành 2 chắn giống nhau.

    Ù bòn : giống như ăn bòn nhưng quân ăn bòn cũng chính là quân để ù.

    Thiên khai : trên bài có sẵn 4 quân giống nhau cả về hàng và chất.

    III. Các lỗi phạt trong đánh chắn:

    Lỗi treo tranh: khi ù sẽ không được tính điểm.

    *Chíu nhưng không trả cửa đúng vị trí.(thông thường được nhắc nhở ngay nên lỗi này ít khi mắc phải )

    *Chíu xong đánh hết 1 vòng không hạ đủ cả 4 quân xuống mặt.

    Vd: Có 3 quân cửu vạn, bốc được cửu vạn, đáng nhẽ phải hạ cả 3 quân xuống thì lại chỉ hạ 1 quân cửu vạn xuống để ăn thường.

    *Khi ăn cây có thể hạ chắn xuống ăn mà lại hạ ăn cạ.

    ví dụ: có chắn tứ văn và 1 quân tứ sách.Bốc lên quân tứ văn nếu hạ tứ sách xuống ăn là phạm lỗi treo tranh.(phải hạ tứ văn xuống ăn,rồi ghép tứ văn,tứ sách thành 1 cạ trên tay)

    Lỗi trái vỉ : Khi ù không được tính điểm

    *khi ăn 1 cạ về nguyên tắc phải đặt quân trên tay ở trên quân bài ăn. Nếu ngược lại đặt quân bài ăn ở trên quân bài hạ xuống là phạm lỗi trái vỉ.

    Các cụ thường có câu treo tranh, trái vỉ nghỉ ăn tiền chính là các lỗi trên đây. Khi bị bắt lỗi người chơi vẫn tiếp tục được đánh hết ván bài, vẫn được ù.

    Các lỗi bắt báo phải đền làng:

    1.Lỗi bỏ ăn chắn: nếu trước ăn được một quân nào đó để thành chắn mà không ăn, sau đó lại ăn quân đó thành chắn, cạ hoặc đánh chính quân đó đi.

    2.Lỗi ăn chọn cạ: bỏ không ăn cạ một quân nào đó rồi lại ăn cạ quân đó hoặc quân cùng hàng với nó.

    3.Lỗi đánh cả chắn: đánh bỏ cả 1 chắn đi.

    4.Lỗi xé chắn : đánh bỏ 1 quân rồi sau lại ăn chắn đúng quân đó hoặc sau lại dùng quân đó ăn cạ.

    5.Lỗi tách chắn ăn cạ : tách 1 chắn xuống ăn cạ rồi sau lại ăn hay ù hoặc đánh đi với quân còn lại.

    6.Lỗi ăn chắn xé chắn : ăn 1 chắn nào đó rồi lại xé chắn đó đánh đi.

    7.Lỗi ăn cạ đánh cạ: đánh bỏ cả 1 cạ đi sau đó lại ăn cạ khác và ngược lại.

    8.Lỗi xé cạ ăn cạ : xé 1 cạ ra đánh rồi sau lại ăn cạ với quân còn lại.

    9.Lỗi tách cạ ăn cạ: tách 1 cạ xuống ăn 1 cạ khác rồi sau lại ăn hay ù hoặc đánh đi với quân còn lại.

    Ví dụ: có 1 cạ nhị sách,nhị vạn.Bốc lên nhj văn,hạ nhị sách xuống ăn.Sau đó bốc tiếp lên nhị văn hoặc nhị vạn lại hạ nốt nhị vạn xuống ăn hay ù hoặc là đánh nhị vạn đi.

    Các lỗi trên khi bị bắt báo người chơi sẽ tạm dừng chơi đến hết ván và đền làng theo cước người ù ván đó.Nếu ván bài hòa thì cũng không mất gì. (Những lỗi này thường do nhâm lẫn, sơ ý).

    10.Lỗi ăn cạ đổi chờ : Khi bài đã chờ ù thì không được phép ăn cạ để đổi chờ(lỗi này áp dụng theo quy định của từng địa phương).

    11.Lỗi ù láo hay ù phá bài : hạ bài xuống ù mà không đủ yếu tố cân thiết để ù (thiếu chắn,bài vẫn què, ù không đúng quân chờ…)

    12.Lỗi ù chi rộng: chờ ù chi khi trên bài đã đủ 6 chắn trở lên.Trường hợp lên bài chờ chi rộng luôn nếu chi lên ngay vẫn được ù nhưng nếu có thể đổi chờ được mà không đổi chờ, khi ù sẽ bị báo.

    13.Lỗi bỏ ù: Trường hợp khi bài lên cây ù mà quên không ù khi đã bốc nọc cây tiếp theo thì sẽ không được ù nữa.Nếu vẫn cố tình ù thì sẽ bị báo.

    Chú ý: Các lỗi ( 10, 11, 12,13) khi bị báo sẽ đền = tám đỏ 2 lèo (đây là những lỗi cố ý vi phạm).

    14.Lỗi xướng sai : xướng thừa hoặc không đúng với những cước có trên bài. Lỗi này đền làng tương ứng với cước đã xướng.

    Nếu khi chơi 1 nhà bị bắt báo sau đó người ù lại xướng sai. Trường hợp này sẽ phải đền cho 2 nhà chơi còn lại. Người bị báo đền theo bài ù còn người xướng sai đền theo cước xướng.

    IV. Cước sắc trong chơi chắn:

    Khi Ù, nếu bài ù có những điểm đặc biệt thì sẽ được ăn thêm tiền, điểm đặc biệt ấy gọi là “Cước”. Bạn cần ghi nhớ các cước bên dưới để biết cách xướng ù trong đánh chắn, điều này rất quan trọng đối với người mới học cách đánh chắn.

    Ở Chắn Vạn Văn có đầy đủ các cước như ngoài đời, gồm có:

    - Xuông: ù rộng và không có cước sắc gì.Trường hợp này có thể hạ bài và không cần xướng.Trong Chắn vạn văn khi ù cũng đặt sẵn cước này.

    - Thông : ù tiếp sau khi ván liền trước vừa ù .(Ván trước treo tranh,trái vỉ vẫn được xướng thông nhưng ù báo thì không được)

    - Chì : ù tại cửa chì của mình.

    - Thiên ù : ù khi lên bài đủ 10 tổ hợp chắn, cạ và có đủ ít nhất 6 chắn. Trường hợp này chỉ rơi vào người chơi nào có cái.

    - Địa ù : ù quân bài nọc đầu tiên hoặc chíu địa ù quân bài người chơi khác đánh khi chưa bốc nọc. (nhiều nơi chỉ cho phép khi chưa qua vòng đầu tiên)

    - Tôm : trên bài ù có bộ ba: tam vạn, tam sách, thất văn.(tối đa có 4 tôm)

    - Lèo : trên bài ù có bộ ba: cửu vạn,bát sách,chi chi.(tối đa có 4 lèo)

    - Bạch định : bài ù toàn quân đen.

    - Tám đỏ : bài ù có đúng 8 quân đỏ.

    - Kính tứ chi : bài ù có 4 con chi chi đỏ còn lại toàn quân đen.(trường hợp này khi ù được kèm thêm các dịch là lý do để có 4 con chi như chíu, thiên khai, ăn bòn)

    - Thâp thành: bài ù có đủ 10 chắn.

    - Thiên khai : bài ù khi lên bài có sẵn 4 quân giống nhau.

    - Ăn bòn : bài ù có 1 chắn bất kỳ hạ xuống ăn thành 2 chắn giống nhau.

    - Ù bòn : khi cây ù cũng chính là cây ăn bòn.

    - Có chíu : bài ù có chíu.

    - Chíu ù : khi cây ù cũng chính là cây chíu

    - Bạch thủ ù chi:bài ù bạch thủ cây chi chi.(trên game chắn online là : bạch thủ chi)

    - Hoa rơi cửa phật : bài ù chì bạch thủ quân nhị vạn khi trên chiếu ăn 1 chắn ngũ vạn. Xướng cước này thì không được xướng cước chì, bạch thủ nữa.

    - Cá lội sân đình : bài ù chì bạch thủ quân bát vạn khi trên chiếu ăn 1 chắn ngũ vạn. Xướng cước này cũng không được xướng cước chì, bạch thủ nữa.

    Khi làm game chắn chúng tôi đã tham khảo các cước sắc ở các vùng miền khác nhau và đưa ra các cước sắc phổ biến nhất với mọi người, các cước sắc sau không được hỗ trợ ở Chắn Vặn Văn:
    - Nhà lầu xe hơi hoa rơi cửa phật
    Khi ù, bài trên tay có chắn ngũ vạn (nhà lầu), chắn tứ vạn (hình cái xe), chì bạch thủ nhị vạn (hoa đào)
    - Ngư ông bắt cá
    Khi ù, bài trên tay có chắn chi chi (ngư ông), chắn ngũ sách (thuyền), chì bạch thủ bát vạn (cá)
    - Cá vọt mạn thuyền (Dưới chiếu có ngũ thuyền, ù chì bạch thủ bát cá)
    - Cuốc đất trồng hoa (Dưới chiếu có lục vạn (cầm cuốc), ù chì bạch thủ nhị hoa đào)


    V. Cách tính điểm trong chắn:

    Mỗi cước được quy định tương ứng với số “Điểm” và số “Dịch”

    Khi ù đúng luật, dựa vào các cước xướng sẽ tính ra số điểm tổng, nhân tổng này với số điểm cược sẽ ra số điểm mỗi người thua phải mất cho người ù.

    Điểm và dịch của cước mang tính địa phương, khi chơi chắn online trên chắn vạn văn qui định định về điểm và dịch theo hầu hết các địa phương ở miền bắc như sau:

    cuoc.png

    Chú ý: có thể nhớ đơn giản bằng cách với các cước có điểm >3 thì “dịch = điểm - 3” và với các cước có điểm <=3 thì “dịch = điểm - 2”

    Việc nhớ về cách tính điểm và dịch sẽ giúp các bạn khá nhiều khi chơi chắn vạn vạn vì trong chắn vạn văn có chế độ chơi “Ù 4-11”. Đây là chế độ dành cho những người chơi kinh nghiệm và đã thành thạo hệ thống. Khi chọn chế độ chơi này, người Ù phải được ít nhất 4 điểm, nếu không đủ 4 điểm sẽ phải đền cho cả làng mỗi nhà 11 điểm. Khi không đủ 4 điểm mà được Ù, bạn có thể chọn Không Ù để đỡ bị đền và sẽ không được Ù nữa.

    Điểm tổng được tính như sau:

    + Nếu chỉ xướng 1 cước thì điểm tổng = Điểm của cước đó

    + Nếu xướng nhiều cước thì điểm tổng = Điểm của cước có điểm lớn nhất + tổng số Dịch của các cước còn lại

    VD: Chíu Ù ,Bạch thủ ,có 2 Tôm, có Lèo

    Điểm tổng = Cước có điểm lớn nhất (Lèo: 5đ) + Dịch của Chíu Ù (1) + 2 x Dịch của Tôm(1) + Dịch của bạch thủ (1) = 9 điểm

    Lưu ý các trường hợp sau được tính thêm điểm của Gà

    Gà : Nếu chơi Gà thì điểm tổng được cộng thêm với số gà * số điểm cho mỗi gà (thường là 5 điểm)

    Những cước sau được tính Gà:

    - "Ù bòn bạch thủ" hoặc "ù bòn bạch thủ chi"

    - Thập thành

    - Kính tứ chi

    - "Bạch định" hoặc "bạch định tôm" (Tùy chọn)

    - "Tám đỏ" hoặc "Tám đỏ có lèo" (Tùy chọn)

    - Bạch thủ chi (có nơi chơi có gà hoặc không gà)

    - "Chì bạch thủ" (2 gà, hoặc 1 gà, tùy chọn)

    Chú ý: Thông thường thì các bàn chơi chắn mặc định của chắn vạn văn được thiết lập ở chế độ: Ù bòn bạch thủ 1 gà, thập thành 1 gà, kính tứ chi 1 gà, bạch định 1 gà, tám đỏ 1 gà, bạch thủ chi 1 gà, chì bạch thủ 1 gà người chơi có thể thay đổi các chế độ về gà trong phần cài đặt bàn chơi nếu là chủ bàn. Các bạn có thể tham khảo link về các chế độ chơi trong chắn vạn văn.

    VD: Chì bạch thủ chi, Tám đỏ, 2 lèo

    Số gà = Tám đỏ + Chì Bạch thủ + Bạch thủ chi = 3 gà

    Điểm tổng = Cước có điểm lớn nhất (Tám đỏ: 8) + Dịch chì(1) + Dịch Bạch thủ chi(3) + 2 * dịch Lèo (2) + điểm Gà ( 5 x 3 = 15 điểm) = 31 điểm

    (Cách tính trên là cách tính với chế độ chơi thông thường về số gà )

    Tham khảo thêm về luật chơi chắn
    Quan tâm nhiều
    Chỉnh sửa cuối bởi người điều hành: 7/9/16
    hhjjk, 01678288989, 00ChiChi004 khác thích điều này.
  2. gachoivoi

    gachoivoi Chắn Thủ


    thế nào là ù bạch thủ vậy...........
    193 thích bài này.
  3. admin

    admin Hỗ trợ khách hàng Thành viên BQT



    Xin chào! Ù Bạch thủ là nếu tính cả trên bài và dưới chiếu có 5 chắn và 4 cạ ( không có 3 đầu què), thì coi như là đang đợi ù bạch thủ con lẻ còn lại. Từ nọc lật lên con nào y hệt con lẻ này thì mình sẽ được ù bạn nhé.
  4. tham666

    tham666 Chắn Thủ


    cho hoi ca loi san dinh.hoa roi cua phat la nhu the nao
  5. admin

    admin Hỗ trợ khách hàng Thành viên BQT



    Chào bạn,
    Như đã đề cập trong luật ở trên, 2 cước này ù được như sau:
    - Hoa rơi cửa phật : dưới chiếu ăn được chắn ngũ vạn, ù chì bạch thủ nhị vạn. Xướng cước này thì không được xướng cước chì,bạch thủ nữa.
    - Cá lội sân đình : dưới chiếu ăn được chắn ngũ vạn, ù chì bạch thủ bát vạn. Xướng cước này cũng không được xướng cước chì,bạch thủ nữa.
    sumitra thích bài này.
  6. nguyenvanchichi

    nguyenvanchichi Chắn Thủ


    khong hieu cach tinh tien nhu the nao
  7. admin

    admin Hỗ trợ khách hàng Thành viên BQT




    Chào bạn! Bạn muốn tìm hiểu Cách tính điểm của hệ thống Chắn vạn văn vui lòng vào bài viết Cách tính điểm, ăn/ phạt tiền .Chúc bạn chơi Chắn vạn văn vui vẻ.


    Chỉnh sửa cuối bởi người điều hành: 3/8/15
    sumitra thích bài này.
  8. laogiaxyz

    laogiaxyz Chắn Thủ



    ngu như con chó í
  9. bin113labin

    bin113labin Chắn Thủ


    sao không có cước " nhà lầu xe hơi" hả bạn?
    Techconsumitra thích điều này.
  10. admin

    admin Hỗ trợ khách hàng Thành viên BQT



    Chào bạn bin113labin, Chắn vạn văn đã tham khảo luật chơi chắn của rất nhiều game chắn online và cả cách đánh chắn ngoài đời thực và đã cố gắng đưa ra luật chơi chung nhất cho các chắn thủ. Hiện tại trong các cước sắc của Chắn vạn văn không có cước nhà lầu xe hơi, chỉ có 2 cước lớn nhất là Hoa rơi cửa phật và Cá lội sân đình bạn nhé. Cảm ơn sự ủng hộ từ phía bạn, chúc bạn chơi game vui vẻ!
    BQT
  11. Duhgaww

    Duhgaww Chắn Thủ



    thế ko cửa mình có đ/c ko
    sumitra thích bài này.
  12. admin

    admin Hỗ trợ khách hàng Thành viên BQT



    Chào bạn ! Bạn vui lòng nói rõ hơn vấn đề bạn đang thắc mắc để Chắn vạn văn hỗ trợ bạn nhé.
  13. quanghien76

    quanghien76 Chắn Thủ



    Nếu ù cước bạch thủ ù chi thì không cần phải ở cửa chì.Nhưng ù cước hoa rơi cửa phật thì bắt buộc phải ở cửa chì vì cước này quy định là ăn 01 chắn ngũ vạn trên mặt và ù bạch thủ chì cây nhị vạn bạn nhé
    sumitra, OooBachThuooOadmin thích điều này.
  14. DuyhungDuyhung

    DuyhungDuyhung Chắn Thủ


    sao lại có những câu hỏi vớ vẫn vậy
    sumitraOooBachThuooO thích điều này.
  15. Haidoiday

    Haidoiday Chắn Thủ


    xin hõi ù hoa dơi cữa phật thì bài phãi có những chắn lào ?
  16. Haidoiday

    Haidoiday Chắn Thủ


    xin hõi bài ù cá nọi sân dình bài phãi có những chắn nào và cạ nào ,?
    sumitra thích bài này.
  17. admin

    admin Hỗ trợ khách hàng Thành viên BQT



    Chào bạn! Khi Ù cước Hoa rơi cửa phật thì bài dưới chiếu (ăn được) có chắn ngũ Vạn (hình ngôi chùa), người chơi lại ù chì bạch thủ con Nhị vạn (hình cánh hoa đào).
    Chú ý: Khi Ù cước này thì không được xướng cước "Chì, Bạch Thủ" nữa. Nếu xướng thì sẽ sai và bị đền làng bạn nhé.
    sumitra thích bài này.
  18. admin

    admin Hỗ trợ khách hàng Thành viên BQT



    Chào bạn! Khi Ù cước Cá lội sân đình thì bài dưới chiếu (ăn được) có chắn ngũ Vạn (hình ngôi chùa), người chơi lại ù chì bạch thủ con Bát vạn (hình con cá)
    Chú ý: Khi Ù cước này thì không được xướng cước "Chì, Bạch Thủ" nữa. Nếu xướng thì sẽ sai và bị đền làng bạn nhé.
    sumitra thích bài này.
  19. TRUMSOS

    TRUMSOS Chắn Thủ


    cho hoi cap bac cua chan van van ? hoa rơi cửa phật 1 chan ngu van{ 3 quan hoặc 4 quân được ko?
    Chỉnh sửa cuối: 2/9/15
    sumitra thích bài này.
  20. admin

    admin Hỗ trợ khách hàng Thành viên BQT



    Chào bạn, Chắn Vạn Văn có hệ thống cấp bậc với những tên gọi thú vị theo hệ thống chức sắc của làng quê Việt Nam xưa như Dân đen, Cai đội, Phó lý, Lý trưởng,..... đến Tổng đốc, Vương gia. Các cấp bậc sẽ được tăng lên 1 chức mới khi kinh nghiệm bạn tích lũy đủ 3 ngôi sao bạn nhé!
    Cước Hoa rơi cửa Phật yêu cầu khi ù bạn phải ăn được (dưới chiếu) ít nhất 1 chắn Ngũ vạn và ù chì bạch thủ con Nhị vạn bạn nhé!