Translate

Libellés

découvert (110) thơ; văn; nhạc; ảnh chụp; Caroline Thanh Hương (68) photographie (59) ký ức Việt Nam (44) santé (36) nghe đọc truyện hay (35) touriste (35) science naturelle (29) événement (28) nhạc Việt (27) nhạc Phạm Đức Nghĩa (20) art culinaire (19) philosophie (15) psychologie (15) văn chương (14) xã hội (12) nhạc không lời (11) science (11) ảnh Hương Kiều Loan (10) science économique (9) đọc và nghe đọc truỵên hay (9) xã hội Mỹ (8) aventure (6) news (6) société (6) thơ Đỗ Quý Bái (6) économie kinh tế (5) lịch sử (5) show Caroline Thanh Hương (5) sử Việt Nam (5) art (4) du lịch (4) littérature vietnamienne (4) Education (3) littérature (3) thơ Trần trọng Thiện (3) Canada (2) Les Contes vietnamiens truyện cổ tích việt nam (2) cách làm thơ hay và đúng (2) histoire secrète (2) l'histoire de France (2) mythe (2) technologie (2) thơ Huy Văn (2) thơ Hư Hao (2) tùy bút Caroline Thanh Hương (2) văn (2) Cần Thơ (1) David Oïstrakh (1) Dì Bùi Lệ Khanh (1) Economie (1) Montréal (1) Petrus Ky (1) Phan Thuận Breton (1) Québec (1) Stephen Hawking (1) Thơ văn Nguyễn Kiề (1) Trung Tâm Giáo Dục Hồng Bàng (1) Tạp Chí Dân Văn (1) Văn Xuân Vũ (1) astuce (1) bình luận Thuỵ Khê (1) ca sĩ Phi Nhung (1) ca sĩ Phạm Khải Tuấn (1) chân dung France Gall (1) fashion Jean-Paul Gaultier (1) fashion áo dài Việt Nam (1) học tiếng anh (1) informatique (1) ingénierie (1) nhạc Ngô Hồng Quang (1) nhạc Phạm Mỹ Lộc (1) nhạc ngoại quốc (1) nhạc ngoại quốc Steve Earle (1) photographie Vu Cong Hien (1) sport (1) thơ Chẩm Tá Nhân (1) thơ Lê Quang Chiểu (1) thơ Nhất Hùng (1) thơ Thanh Thanh. (1) thơ Trần Văn Lương (1) truyện ngắn; thơ Trần Văn Lương (1) văn Huy Phương (1) văn Thế Lữ (1) văn Tràm Cà Mau (1) văn chương văn nghệ Đoàn Thế Ngữ (1) văn câu đối (1) văn Đoàn Xuân Thu (1) xem phim hay tiếng ngoại quốc (1) Đại Học Văn Khoa (1)

jeudi 21 avril 2016

Đỗ Thành viết NGƯỜI SÈ GOÒNG GIỜ Ở ĐÂU ? và nghe nhạc xưa.



Kính gửi quý anh chị bài viết của Đỗ Thành cho những ai còn nhớ hay đã từng sống ở nơi đây những ngày tháng cũ trước năm 1975.

Caroline Thanh Hương

 photo 19_2.jpg

Cũng tình trạng giống như Hà Nội, sau 1954, số người xưa cũ Hà Nội lãng phai dần.  Vì lý do này hay lý do khác, thời thế thế thời, nên đã có biết bao thay đổi xảy ra.  Tuy đường phố Hà Nội vẫn như cũ, thậm chí các bảng hiệu đắp xi măng chưa kịp tẩy xóa hết, nhưng chắc chắn những con người đã từng sinh sống và làm ăn ở đó không còn trụ lại nhiều.

Hà Nội vẫn còn làng nhàng những ký ức ngày trước, có thể người ta đôi khi còn nhắc đến cà phê Nhân ở phố Cầu Gỗ, gánh phở Tư Lùn ngoài rào trường Nguyễn Trãi, hay hàng bánh tôm bà Béo ở Bờ Hồ, song đích thực tìm lại được những người đó hẳn là quá khó.

Sè Goòng cũng không tránh được sự nhốn nháo do thời cuộc đẩy đưa.  Những ngày cuối tháng Tư 75, người Sè Goòng thất sắc, ào ào rủ nhau chạy loanh quanh.  Người lên Lăng Cha Cả, kẻ vào Tân Sơn Nhất, anh chạy ra Bạch Đằng, chị vào trong Tân Cảng, đông, rất đông, thi nhau leo rào vào khuôn viên tòa Đại sứ Mỹ ở Thống Nhất.  Lúc ấy chưa hẳn tất cả nắm rõ sự tình đầu đuôi, nhưng ai cũng cố tìm cho mình, cho gia đình một sinh lộ mà không biết vì sao nữa.

Để rồi những phút cuối cùng đám đông ê chề thất vọng vì không sao leo lên được một chiếc trực thăng, một con tàu lớn hay nhỏ, một khoang phi cơ, đành ngơ ngác quay về, coi như chịu trận.  Kết thúc cuộc chiến tranh, đầy đường của cải vứt tràn.  Chẳng ai buồn nhặt, hốt, vì tất cả xem như không còn giá trị đích thực.

Lềnh khênh vứt khắp nơi nào là quần áo trận, giày, vũ khí, va ly Samsonite, xe Honda, Vespa, xe đạp, thậm chí cả ô tô, vì chủ nhân đã bỏ đi đâu đó, hay ê chề chẳng còn muốn vác về lại nhà.  Trải qua nhiều tháng năm tiếp theo, người Sè Goòng tự ên tìm cho mình một phương cách đi khỏi thành phố.

Người trở lại quê, người dấm dúi sắm thuê thuyền vượt biển, hay bị chuyển về sống các vùng kinh tế mới.  Người cũ Sè Goòng thưa thớt dần, có người ra đi biền biệt 40 năm, có người lâu thật lâu không thấy quay về thành phố, để rồi chẳng một ai biết rõ hiện giờ họ ở nơi đâu ?

Thản hoặc đôi khi bất chợt có người từ đâu đến hỏi thăm về một cư dân nào đó đã sống ở phố này, nhà này, thì cũng ít ai biết để cung cấp một vài tin tức cỏn con.  Đại để chỉ kháo với nhau “ hình như nhà ấy dọn đi rồi “, hay tỏ ra không biết gì cả.

Bây giờ, nếu có một người Sè Goòng nào đã lâu không về thăm lại thành phố chắc sẽ ngạc nhiên và lạ lẫm biết bao.  Bởi vì Sè Goòng thật sự thay đổi hoàn toàn khác.  Phố xá rộng ra, nhà cửa cao lên, cầu treo cầu vượt nhằng nhịt, đường cao tốc tràn đầy, thậm chí các tên đường cũng nghe lạ hoắc.

Đối với khách, giờ muốn hỏi thăm hẻm ông Cọp, hay đường này đường kia mang tên ngày trước, có khi sẽ phải đón nhận sự hờ hững, vì những người tuy mang tiếng là cư dân thành phố hiện giờ, nhưng họ không nghe, không biết vì họ hoàn toàn là người mới đến sau 75.

Hiện người ta đã quen với những tên Trần Đình Xu, Võ Thị Sáu, Nguyễn Văn Trỗi, Võ Văn Tần để đâu còn nhớ đến có một thời đó là đường Trương Minh Giảng, Trần Quí Cáp, Hiền Vương v.v…  Thậm chí, nếu người ở thành phố cũ giờ có muốn tìm lại những nơi thân quen, xưa đã gửi gấm nhiều kỷ niệm thì cũng khó, hay không còn thấy lại được.  Bến đò Thủ Thiêm, thương xá Tax, hành lang Eden, hiệu sách Xuân Thu, nhà sách Vĩnh Bảo, nhà hàng Brodard, Pagode, chợ Vườn Chuối, chợ Cầu Kho, chợ Thiếc, tất cả đều phế mất, đổi tên, hay quên bẵng, còn nói chi những cái tên nghe thân yêu như Cây Mai, Da bà Bầu, Cây Quéo thì lại càng bặt vô âm tín.

Có người đặt câu hỏi vậy thì người Sè Goòng giờ ở đâu ?  Lớp họ đã ra đi khắp các phương trời, hoặc gửi thân nơi biển cả, sau những lần “ đường đi không đến “, hoặc là họ gặp nạn bị cướp, hiếp và bắt mất tích từ những năm nảo năm nào từ bọn hải tặc, để giờ không còn rõ họ sống chết ra sao.

Một số trải năm tháng cơ cực tuổi đời đã phủi tay từ giã trần gian trở về với cát bụi, yên nghỉ giấc thiên thu, hay vẫn còn nán sống nơi những miền nào đó ngay trên đất nước.  Có người chợt một hôm nào được hỏi “ hồi xưa ở Saigon, anh/chị làm gì, sống ra sao thì cũng nghe người ấy thờ ơ, dường như mình không phải là người Sè Goòng cũ “.

Nước phèn, đồng ruộng, dầm mưa giãi nắng đã làm cho bao sắc nét của Saigon biến đi.  Tóc trở nên cứng còng, da đen nhẻm và tay chân nhiều vết chai cứng.  Đối với họ, chắc Saigon là một dư âm xa tít tắp, dù họ còn đang sống ngay trên quê hương mình mà vẫn thấy lạc lõng làm sao.

Nhiều người cũng quên mất xuất xứ, bởi vì cuộc sống “ ngày bán mặt cho đất, tối bán mặt cho trời “, rồi trải qua bao phũ phàng sóng gió, chính họ cũng đánh rơi cái căn cước sống một thời ở Sè Goòng đi và chỉ còn mang máng thấy hình như mình đã bị gạc ra ngoài sổ sách của nơi cũ.

Thản hoặc có một hôm nào bất chợt được làm một chuyến trở lại chốn trước kia, họ cũng sẽ ngơ ngẩn tự hỏi có phải đây là Sè Goòng cũ chăng !  Tôi thuộc vào hàng ngũ một trong những người như thế.

Theo trí nhớ và hiểu biết của tôi, dân nước tôi đã có đến 3 lần sống chuyển vùng, suốt từ thế kỷ 20 đến giờ.  Đầu tiên là những người được nhà nước Phú Lang Sa gọi mời đi “ tân thế giới “.  Họ được tuyển mộ làm phu cho các đồn điền cao su do người Pháp mới mở khắp miền Đông Nam Bộ.

Có người tham gia một mình, có người đem theo cả vợ con, có ngưởi rủ rê nhau cả làng, cả họ vào sống chung cho có tình đông hương, đồng khói.  Bố tôi là một trong những người được mộ đi khai phá, cạo mủ ở nơi đồn điền mới lập đó.

Dần dần những địa danh Xa Cam, Xa Cát, Bù Đăng, Bù Đốp, Hớn Quản, Bà Rá, Lộc Ninh, Quản Lợi kéo dài thành một chuỗi liên hoàn tài sản và nguồn lợi khổng lồ cho những quan tham gia việc mở đường đi lập nghiệp bày ra.

Những người phu như thế có thể sẽ lưu cữu mãn đời với cái nghề bạc bẽo, bán thân cho sốt rét ngã nước, chết dấm chết dúi và bị lãng quên đi.  Một số lanh tay lẹ chân, có óc tháo vát, thông minh, khéo léo thì nhẫn nhục làm, tích cóp dần đồng ra đồng vào và thoát ra về Sè Goòng đổi đời sống kiểu khác.

Dần dần họ thành những hạt giống, ăn nên làm ra, đầu tư vào một số ngành nghề : guốc mộc, chạm trỗ, đồ gỗ, buôn bán để gây cơ sở và lôi kéo bà con, quen biết, người làng vào sinh sống đông thêm cho có bè có bạn.  Có những khu phố rặc toàn người Bắc, như quanh quanh các con đường gần chợ Bến Thành, họ sống với nghề kim chỉ, rao mời tơ lụa Hà Đông, sản xuất bánh kẹo, bán hàng ăn, chụp ảnh, cũng để lại được ít tiếng tăm và sự tin cậy.

Cũng từ những bước đầu tiên đó, họ lập hội tương tế để cưu mang nhau, hoặc để tựu họp vào các ngày lễ truyền thống của làng, chia sẻ với nhau niềm vui nỗi buồn nơi đất mới.  Họ lấy tên làng làm danh xưng của hội, hoặc họ lấy tên miền để gọi cho hội có vẻ bề thế hơn.  Có một dạo người ta  nghe các tên như Giác Quang tương tế, Bắc Việt tương tế, Phù Lưu tương tế, Vũ Bản tương tế (hay cái tên riêng biệt Nhà sách Vĩnh Bảo chẳng hạn).

Đến khi người Pháp thua trận Điện Biên Phủ phải rút đi, hiệp ước Geneva chấp thuận chia đất nước thành 2 miền, chờ 2 năm sau sẽ có tổng tuyển cử thì lại một phen nhốn nháo di cư.  Người Hà Nội có 300 ngày để chọn lựa nơi sinh sống của mình.

Tiếng là tự do chọn lựa muốn ở đâu thì ở, nhưng khi có bóng dáng chính trị đổ xô vào thì chuyện đi hay ở không dễ dàng như ta tưởng.  Càng gần ngày hết hạn thì con đường 5 càng có những trạm kiểm soát gắt gao.  Người ta dùng tình cảm ràng buộc nhau, hoặc ve vãn, hoặc gây khó khăn để hạn chế bớt số người gánh gồng rủ rê nhau tếch.

Những chuyến tàu há mồm, những chuyến vận tải cơ bay dồn dập, người ta choàng cho sự kiện đó cái tên “ di cư 54 “, hẳn nhiên cũng không khỏi bị kèm theo hay đánh giá mỉa mai, như chỉ có tứ Công mới bỏ quê hương đất nước như thế.  Người ta gói gọn 4 Công để ám chỉ : Công giáo, Công An, Công chức và Công nợ.

Ai nói cứ nói, ai dèm cứ dèm, nhưng một đi là cứ đi.  Có người cũng vì tiếc căn nhà mới tậu hay còn thân nhân đau ốm thì ở lại, cứ tự nhiên.  Lại một lần Sè Goòng giang tay ra đón, thu vén nơi ăn chốn ở, điều tiết việc ổn định gia cư.  Những địa danh mới được đặt ra như Cái Sắn, Hố Nai, Tầm Vu, Gia Kiệm hoặc những cái tên kèm một loạt chữ Tân đứng đầu (Tân Bùi, Tân Hà, Tân Phát v.v…)

Bẵng đi 20 năm trôi theo nhau, chiến tranh vẫn ùng oàng, nhưng vết thương dần dần kín, tuy cái sẹo thì không sao xóa được.  Người Sè Goòng hào hiệp, bao dung, khó giúp nhau lấy thảo.  Những ngày đầu còn rải rác khích bác, cà khịa nhau, chọc trêu nhau kiểu “ Bắc Kỳ dzốn, ăn rau muống… “, thế nhưng chẳng mấy chốc đã hòa tan vào nhau đến đỗi lằn ranh ngăn cách tự dưng bị lu mờ.

Người Sè Goòng chính thống không còn hiềm khich mà thậm chí người mới nhập cư cũng thấy mình bị loãng ra và loáng thoáng hình dáng Sè Goòng đã ngự trị trong người lúc nào chả biết nữa.  Có người cũng đã tập dẻo giọng trêu đùa nhau : cô Hai, chèn ui, cô ngộ chi ngộ ác, giờ mà nghe cô câu dzọng cổ, chắc tui uên mất đường dzìa, cô ui !…
  photo 113_2.jpg
Có thể từ bản chất dễ dãi, ít câu mâu và sẵn lòng giúp đỡ, nên người Sè Goòng chủ động chóng xóa đi bờ vực ngăn cách giữa người Nam và Bắc Kỳ.  Cuộc di cư hàng triệu người có làm xáo trộn phần nào cuộc sống yên ả của miền Đồng Nai, Bến Nghé, bước đầu cũng có xảy ra dăm ba cuộc xô xát cỏn con, thế nhưng vốn tính mau hòa hợp, lằn ranh trên tự nhiên khép gần lại và xóa bỏ hồi nào không hay.
Thậm chí những gia đinh định cư nơi Tân Mai, Cái Sắn, Dốc Mơ, Tầm Vu lần lần còn được chính bà con sở tại cưu mang, giúp dựng lên những căn nhà, hay chỉ vẽ cho đường đi nước bước trong việc mưu sinh, hoặc phục hồi các nghề truyền thống.
Một dạo, loại chiếu Bát Tràng, gỗ Vụ Bản hay bánh gai Hàng Than cũng đã chen chân vào sinh hoạt ẩm thực và đời sống của miền Nam.  Những cánh đồng cò bay thẳng cánh lần lần xóa đi những lằn ranh chia cách và mặc nhiên trở thành tình nghĩa đồng bào thương yêu và lo lắng cho nhau.
Đất lành chim đậu, cái nắng Sè Goòng làm nhạt phai chuyện nói móc, xỏ xiên nhau, cơn mưa sông Tiền sông Hậu làm phai đi giọng nói cưng cứng miền ngoài.  Sự tiếp xúc tự nhiên làm cho tình làng nghĩa xóm tự ên kết tụ, lòng người miền Nam hào phóng vốn dĩ đã quen.
Người Bắc Kỳ hết còn lạ về nghĩa cử truyền thống miền Nam, nhà nào ở miệt vườn cũng đều đặt sẵn cái khạp chứa nước và cái gáo dừa có cán ở đầu hè để trưa nắng bạn làm đồng ngoài kia từ ruộng bước lên có ngay hớp nước uống vô dễ thấy mát ngọt mà tan đi nỗi mệt nhọc.
Sinh hoạt hằng ngày khiến cho người hai miền càng ngày càng sát lại gần hơn, chẳng mấy chốc sự ghẹo trêu nhau bị mất đi hồi nào cũng chẳng biết.  Rồi tình cảm nảy sinh, gió mát trăng thanh, những bữa nhậu, những câu hò, vọng cổ làm cho ruột gan nhau thấm đậm tình người.
Cuộc di cư hàng triệu người một sớm một chiều bỗng tan đi chớp nhoáng.  Đã có những cuộc tình đẹp thiệt đẹp nảy sinh, trai Bắc chọn gái Nam vì các cô hiền từ, ngoan, biết chiều chồng, giỏi bếp núc, và có giọng hò, thả câu lý, ca vọng cổ mượt mà hết xảy.  Ngược lại anh trai Nam chọn chị Bắc vì cái nết hay lam hay làm, chịu đựng, hi sinh, sẵn sàng gánh vác công lênh nhà chồng như chính nhà mình.
Chả thế mà chiều chiều đã có những chiếu rượu dưới gốc cây ô môi để nghe các cô em Nam Bộ rỉ rả câu tình lang lả lướt, và khối anh Bắc cũng mon men học bằng được món luyến láy của cách nói lối để vào câu vọng cổ dạ lang hay vọng cổ hoài lang rất ngọt ngào.
Ai dám cả quyết lòng mình không rung động khi nghe các nường thỏ thẻ gọi mời : anh Hai ui, có mệt dzô nghỉ chút cho phẻ, gồi đi típ. Và giữa bộn bề của cuộc sống, ai chẳng sẽ chùng lòng khi nghe câu lửng của cô em : nếu có thương nhau, anh dzìa thưa cha thưa mẹ, đừng để em mỏi mòn chờ đợi nhe anh.
Báo sao các ông nhà thơ, nhà văn không thấy mình rạt rào vì đất nước Sè Goòng ?  Ta đã từng ngẩn ngơ vì câu hát nghe như giọng hò văng vẳng : Nhà Bè nước chảy chia hai; ai dzìa Gia Định, Đồng Nai thì dzìa.  Hoặc : nắng Saigon em đi mà chợt mát, bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông…
Cho đến nay, dù vật đổi sao dời thì mỗi lượt có dịp đi ngang Kẻ Sặt, Phương Lâm, Lâm Hà, Bình Phước ta vẫn còn bắt gặp dấu ấn của một thời người Bắc chuyển vùng vào sinh sống trong Nam.  Ở những địa phương đó ít nhiều họ cũng góp phần vào dựng xây kinh tế và nét văn hóa đặc thù của cái nôi sông Hồng nơi mảnh đất đã rộng tay đùm bọc, cưu mang.
Có nhiều người đơn giản nghĩ rằng đề cập đến Sè Goòng là chỉ khoanh vùng vào một địa giới cỏn con cũng đổi thay tên gọi trải qua thời thế.  Chẳng hạn có người đã nhắc tới tên Sài Côn của một vương triều nào đó, có người ám chỉ vùng đất mới được khai phá vòng vòng quanh những khu phố được dựng xây từ những năm cuối thế kỷ 18, sau khi người Pháp chiếm Nam Kỳ.
Riêng với tôi, Sè Goòng không chỉ hẹp như vậy, bởi vì tuy địa danh Saigon được khoanh vùng trong tâm tưởng là như thế, nhưng khi nói về người Sè Goong giờ ở đâu thì ta phải hình dung ra cái nghĩa rộng lớn vô cùng.
Bởi vì nhiều người vì lẽ này hay lý nọ giờ không còn ở lại nơi đất nước mà phiêu bạt khắp các nơi thì trong trí óc họ Sè Goòng là tất cả, là Bến Tre, Cà Mau, Long Khánh, Bạc Liêu, là bến Bạch Đằng, cầu Ba Cẳng, là Phước Tỉnh, Phú Xuân v.v… và v.v… của những đêm hồi hộp nằm ém chờ chạy ồ ra biển, hay ngay cả Tân Sơn Nhất đĩnh đạc lên chuyến bay ra đi.
Trong những cuộc chuyển vùng bất đắc dĩ đó, phải nói cuộc tháo chạy 75 là vô cùng bi thảm.  Dư luận rêu rao lên án về một sự phản bội gì đó, về những sự khiếp sợ không rõ ràng, bởi vì chính thực những người xô đẩy nhau trốn chạy, hay đành ở lại cũng không hiểu nguyên do đã có lúc khiến họ hãi đến vậy.
Bây giờ có người xa Saigon đã 40 năm tròn, có người vẫn đi về năm một vài bận, nhưng Sè Goòng vẫn nằm đâu đó trong suy nghĩ của từng cá nhân.  Con số hằng triệu người phân rải rác ở khắp nơi, chỗ nào mở rộng lòng nhân từ giơ tay cứu vớt họ, tạo cho họ một cơ hội sống, giúp họ lập lại cuộc đời từ bước đầu.
Thấm thoắt giờ đã hình thành thế hệ 2 hoặc 3 của những người ra đi đó.  Nơi đất tạm dung, họ đã có cuộc sống ổn định, con cái học hành đến nơi đến chốn, có công ăn việc làm, có tư hữu, có đóng góp công lao mọi mặt vào dòng chính.  Một vài nơi họ còn lưu lại nhiều dấu tích về một nền văn hóa của dân tộc vì họ nghĩ rằng các vật thể này nói lên lòng biết ơn của họ với quê hương tạm dung.
Phần lớn họ đã thành công dân của nước sở tại, thụ hưởng mọi quyền lợi như dân dòng chính.  Có thể đời sống họ có khác đi, họ Tây hơn, Mỹ hơn, Úc hơn, song một phần hồn của họ vẫn chưa sao quên đi SAIGON của một thời đã sống.
Đối với họ SAIGON vẫn là một ký ức chưa phai nhạt.  Người ta có thể đùa gọi trệu tên của miền đất hồi nào, hoặc Sè Goòng, hoặc Sài Ghềnh, hoặc Sầu Thành, hay gì gì khác, nhưng nhất định lảng vảng những chiều thứ bảy tay trong tay dạo phố, lần đầu tiên trao nụ hôn tình, hay một lần chờ đón nhau nơi cổng trường thì chắc chắn họ vẫn chưa quên.
Có một điều lạ khiến người viết băn khoăn là bất kỳ cuộc di dân chuyển vùng nào cũng bắt nguồn từ phía Bắc dồn vào Nam mà ít khi thấy ngược lại.  Kể cả từ khi phong trào mộ phu đi tân thế giới, khổ chứ có sướng gì đâu thì việc ra đi vẫn là từ con đường ấy.
Phải chăng vì Sè Goong có một sự vẫy gọi âm thầm nào đó mà không ai có thể dùng lời lẽ để phân tách ra được.  Thôi thì cứ biết thế đi, vì dẫu có sao thì SAIGON vẫn là một phần của giải đất hình chữ S kia mà.
ĐỖ THÀNH
Đọc thêm những chuyện được kể ở trên
Chiếu Nga Sơn
Chiếu Nga Sơn gạch Bát Tràng
Vải tơ Nam Định lụa hàng Hà Đông.
 photo 1233687069nv1.jpg
Đặc sản Hà Thành - Cốm làng Vòng, bánh cốm Hàng Than
 
Hà Nội- thủ đô ngàn năm văn hiến.Hà Nội khôngchỉ có nét đẹp của con người nơi đây mà Hà Nội còn có nét đẹp tròn văn hóa ẩm thực.Nhắc đến văn hóa ẩm thực chúng ta không thể không nhắc tới món cốm làng Vòng-món ăn dân dã mà thanh tao trong dịp thu về
Nghề làm cốm làng Vòng, bắt nguồn từ truyền thuyết: Vào một mùa thu cách đây cả ngàn năm, khi lúa bắt đầu uốn câu thì trời đổ mưa to, gió lớn, đê vỡ, ruộng lúa cao nhất đồng cũng chìm nghỉm. Người làng Vòng đành mò cắt những bông lúa còn non ấy đem về rang khô, ăn dần, chống đói. Không ngờ cái sản phẩm bất đắc dĩ ấy lại có hương vị riêng, rất hấp dẫn, khiến người làng Vòng thường hay làm để ăn chơi mỗi khi mùa thu đến.Món cốm làng Vòng có thể xem là món ăn bí truyền vì nó có từ rất lâu đời
Quy trình làm cốm tưởng chừng đơn giản nhưng cũng khá phức tạp.Để làm ra được món cốm đầu tiên chúng ta phải gặt lúa mang về,sau một số quá trình sơ chế.Sau đó lại tiếp tục được mang sao ở nhiệt độ thích hợp mới được cốm ngon và dẻo
Thóc rang xong, để nguội, cho vào cối giã, mỗi mẻ giã khoảng 5 kg. Giã mươi phút, thấy có trấu thì xúc ra, sảy trấu đi, lại giã, tới 7 lần, mỗi lần phải tùy theo cốm khô hay ướt mà có biện pháp xử lý. Lần giã thứ 5 phải phân cốm ra làm 3 loại: cốm rón, cốm non và cốm gốc và giã riêng từng loại trong hai lần cuối.

Cốm tươi xào với đường trong một chiếc chảo lớn cho cốm, đường quyện vào nhau. Đậu xanh hấp chín, nghiền mịn, trộn đều cùng đường cát, mứt bí, mứt hạt sen. Phết một lớp dầu ăn trên tấm lá chuối tươi, trải một lớp cốm xào đường, một lớp nhân đậu xanh, phủ một lớp cốm nữa, ép chặt lại, thế là thành món bánh cốm, ngửi thôi đã mê, chưa nói đến ăn.
Cốm thành phẩm được gói thành hai lớp lá. Lớp trong là lá ráy xanh và mát giữ cho cốm khỏi khô và không phai nhạt màu xanh ngọc thạch quý giá; Lớp ngoài là lá sen có hương thơm thoang thoảng, thanh cao.
Bánh cốm Làng Vòng là một lễ vật không thể thiếu trong những đám hỏi xứ Kinh kỳ. Bên cạnh trầu cau, rượu thuốc, trái cây… nhà trai bưng đến nhà gái trăm chiếc bánh cốm, trăm chiếc bánh xu xuê. Màu đỏ của bánh xu xuê giao hòa với màu xanh của bánh cốm, như mong duyên của đôi trẻ trăm năm thắm đượm.
Tuy cốm khôn phải là món ăn của bốn mùa.Nhưng bất kì ai khi mùa thu đến mà chưa có dịp thưởng thức cốm làng Vòng thì coi như chưa đến Hà Nội
Cũng như những thứ quà khác, cốm ngày xưa được làm ra với ý nghĩa ban đầu là làm quà sêu tết, tặng nhau. Ấy mới có chuyện những chàng rể xưa muốn lấy lòng bố mẹ vợ liền làm cốm đem biếu. Dần dần phát hiện ra thứ quà thanh nhã và tinh khiết ấy rất phù hợp với các việc lễ nghi nên người ta làm cốm để thờ cúng tổ tiên, lễ chùa và dùng trong đám cưới, đám hỏi của người Kinh Bắc. Cho đến nay, cốm Vòng được bán khắp các phố, chợ Hà Nội. Cứ mỗi mùa thu đến, lại thấy các bà, các chị làng Vòng quẩy đôi gánh xinh xinh, giắt đầy cây lúa non đã tuốt hạt, đi dọc các phố mà rao “Ai cốm đây”, nghe thật quen thuộc.
Có thể nói cốm làng Vòng xứng đáng là món ăn mang nét ẩm thực đặc trưng của Việt Nam.Hãy một lần nếm thử cốm lang Vòng trong tiết trời thu se lạnh bạn nhé

Bánh cốm Hàng Than có thể là một cái tên xa lạ với những khách thập phương khác nhưng nó lại quá quen thuộc với con người Hà Nội . Người ta cũng có thể gọi là bánh cốm Nguyên Ninh vì trước kia phố Hàng Than này thuộc làng Yên Ninh, tổng Yên Thành, ngoại thành Hà Nội; Nguyên Ninh hàm nghĩa bánh cốm sẽ mang trọn “Nguyên gốc làng Yên Ninh”.



Cũng cốm, cũng đậu xanh, cũng những cách làm công phu cầu kỳ nhưng hương vị của bánh cốm Nguyên Ninh khác hẳn với những hàng bánh cốm khác. Nó dẻo, thơm ngon mùi cốm đặc trưng, rất mộc mạc, dân dã. 

 photo 311.jpg

Đặc sản Hà Nội bánh cốm Hàng Than thơm ngon từ màu xanh của cốm

Để có được loại cốm thơm ngon làm bánh, gia đình phải lấy nguyên liệu từ làng Vòng, làng Lũ, từ tận Thái Bình, đậu xanh phải từ vùng Sơn La, Hà Bắc, bánh không có chất phụ gia và thường chỉ làm theo yêu cầu, sản xuất tới đâu, tiêu thụ hết tới đó. Cửa hàng chịu trách nhiệm về thời gian sử dụng bánh trong 3 ngày cho khách hàng.
 photo 111_2.jpg

Đặc sản bánh cốm Hàng Than vốn là món quà với những người thân yêu

Bánh cốm thường là một lễ vật không thể thiếu trong những đám hỏi xứ Kinh kỳ. Bên cạnh trầu cau, rượu thuốc, trái cây... nhà trai bưng đến nhà gái trăm chiếc bánh cốm, trăm chiếc bánh xu xuê. Màu đỏ của bánh xu xuê giao hòa với màu xanh của bánh cốm, như mong duyên của đôi trẻ trăm năm thắm đượm.




lundi 18 avril 2016

Khả Năng của Tình Yêu là gì nhỉ?


Mới đây người ta nghiên cứu và tiếp chuyển bài  dưới đây, hôm nay tôi lại tìm thấy thêm bài này trên net.

Các anh chị nào đã sống lâu và khoẻ mạnh chắc có nhiều kinh nghiệm hơn để chứng minh những bài viết bên dưới là sự thật.
Trong khi chờ đợi, tôi kính chúc quý anh chị được nhiều sức khoẻ và hạnh phúc.
Caroline Thanh Hương
HUONGXUAN2016: "Giời ạ, ung thư là vì thiếu tình yêu đấy, có ai chưa biết không?"

 

Những sự thật ngỡ ngàng về tình yêu chỉ người đã yêu mới hiểu

                           
Tình yêu là điều kỳ diệu của tạo hóa. Và những sự thật ngỡ ngàng về tình yêu dưới đây sẽ càng khiến bạn tin vào sự thần kì của tình yêu.
1. Tình yêu là liều thuốc giảm đau thần kỳ
Các nhà khoa học tại ĐH Stanford (Mỹ) đã tiến hành quét não của 15 tình nguyện viên đang yêu (8 nữ và 7 nam). Các tình nguyện viên được yêu cầu nằm trong máy quét và phải chịu các kích thích nhiệt được kiểm soát bởi máy tính tại lòng bàn tay.
Đồng thời, họ cũng được xem hình ảnh trình chiếu của hai đối tượng: "nửa kia" và một người không mấy quen thân. Kết quả là khi thấy người yêu mình, cơn đau tại lòng bàn tay của tình nguyện viên giảm tới 40% (ở mức độ vừa phải), 15% (ở mức độ nặng) so với khi thấy người thân thông thường.

 photo 1_7.jpg

Tác dụng giảm đau này của tình yêu được cho là liên quan đến những trung tâm phần thưởng trong não. Khi một người đang cảm thấy được yêu, hoặc ít nhất là nghĩ tới người mình yêu thì khu vực này được kích hoạt và tương tác với nhau để sản xuất ra opioid - hóa chất giảm đau tự nhiên trong cơ thể.

Yêu và được yêu là liều thuốc giảm đau thần kỳ nhất tạo hóa dành cho con người. Vì vậy sau này nếu bị đau bất cứ chỗ nào, thay vì dùng thuốc thì bạn biết nên nghĩ tới ai rồi.

2. Tình yêu giúp tăng tư duy sáng tạo
Trong lịch sử nhân loại, tình yêu đã là cảm hứng cho vô vàn các tác phẩm nghệ thuật, từ vở kịch “Romeo và Juliet” của Shakespeare đến ngôi đền Taj Mahal mà vị vua Ấn Độ Shah Jahan đã xây dựng để tưởng nhớ người vợ của mình… Liệu rằng một mối liên hệ nào giữa tình yêu và khả năng sáng tạo của con người?
 photo 2_7.jpg
Giả thuyết này đã được kiểm chứng bởi các nhà tâm lý học tại ĐH Amsterdam (Hà Lan). Họ tổ chức một thí nghiệm và yêu cầu những người tham gia tưởng tượng ba trường hợp: đi dạo trên bãi biển cùng với người yêu, với người mình không yêu, đi một mình.



Sau đó, những người này được làm các bài kiểm tra đánh giá khả năng sáng tạo và phân tích. Kết quả là trong trường hợp người tình nguyện hình dung mình đi dạo cùng người  yêu, điểm số đạt được ở các câu hỏi yêu cầu tính sáng tạo đều cao hơn so với hai trường hợp còn lại.
Các nhà tâm lý giải thích rằng, tình yêu làm thay đổi cách chúng ta suy nghĩ. Khi yêu, con người có động lực để phấn đấu và đặt ra những mục tiêu dài hạn để có thể ở cùng người mình yêu.
Do đó, những người đang yêu thường có những suy nghĩ sâu xa và to lớn hơn bình thường. Chính điều này đã kích thích tư duy sáng tạo, bởi tố chất quan trọng khi bạn muốn tạo ra ý tưởng mới là phải có khả năng nhìn vấn đề một cách bao quát hơn người khác.
3. Tình yêu gây "vỡ" tim
Tình yêu là liều thuốc giảm đau thần diệu nhưng đồng thời là chất kịch độc với con người. Qua nhiều năm, các nhà khoa học đã chứng minh rằng, tình yêu có thể làm vỡ tim, theo đúng nghĩa đen của nó.
Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, khi con người phải trải qua các chấn thương tâm lý lớn như chia tay, ly hôn, bị phản bội… tình yêu sẽ tạo ra nỗi đau thật sự lên trên trái tim. Tình trạng này được gọi là "Hội chứng tim vỡ".
 photo 3_7.jpg

Hội chứng này bắt đầu với việc đau đớn về tinh thần kích thích máu chảy nhiều hơn đến vùng não bộ kiểm soát cơn đau vật lý của cơ thể. Hệ quả là bạn sẽ được cảm nhận một nỗi đau thực sự. Sau đó, theo thời gian, hệ miễn dịch cũng sẽ suy yếu làm cơ thể dễ mắc bệnh hơn.
Nặng nề nhất, bạn có xu hướng rơi vào stress nặng khiến não bộ tiết ra nhiều adrenaline và cortisol. Các hormone này ở liều lượng nhỏ có vai trò kích thích nhịp tim, tuy nhiên ở nồng độ lớn sẽ khiến tim hoạt động quá độ, thậm chí gây suy tim.
 photo 4_7.jpg

4. Tình yêu khiến con người say như khi uống rượu
Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học tại ĐH Birmingham cho thấy, hormone oxytocin tiết ra khi đang yêu ảnh hưởng đến cảm xúc con người như khi chúng ta uống say rượu, bia.
Cụ thể, các nhà khoa học đã tiến hành kiểm tra não bộ của những tình nguyện viên khi uống rượu và khi được nạp một lượng nhỏ oxytocin vào người bằng bình xịt.
 photo 5_6.jpg

Họ thấy rằng hai hợp chất này tuy gắn vào các thụ thể khác nhau trong não, nhưng lại tạo ra tác động giống nhau. Dù yêu hay đang uống rượu, những nơ-ron thần kinh kiểm soát sự căng thẳng hoặc lo lắng đều được khống chế, khiến ta thăng hoa và có phần "liều" hơn bình thường.
Cả rượu và oxytocin đều làm con người hung hăng, khoe khoang và ghen tị hơn đối với những đối thủ cạnh tranh. Chẳng hạn, khi say rượu, con người rất dễ gây sự và tấn công người xung quanh. Điều này tương tự như máu ghen của các chàng trai nổi lên khi nhìn thấy người yêu mình xung quanh các bạn trai khác.
Khoahocthuvi.net

Thưa chị Caroline TH ,

     Cảm ơn chị Caroline đã cho xem " Khả năng của Tình Yêu là gì nhỉ " và chờ đợi sự chứng
 minh cho những nghiên cứu nêu lên là đúng sự thât. Chuyện này không cần bàn nhiều vì đã 
có lời giải từ lâu, âm thầm trong con người ít nhiều đều có vướng mắc với tình yêu để có những phản ứng mạnh mẽ hay ôn hòa tùy theo bản chất của mình. 

      Nhân đây xin nói chung là chưa có thuốc nào chữa riêng cho từng người, nhưng nếu tình
 yêu ấy hướng về nhiều hướng khác thì kết quả và khả năng của nó có nhiều hiệu lực làm con
 người càng yêu đời, thấy mình nhỏ bé, yếu ớt trước khả năng của tình yêu bao la, lòng Nhân Ái , như đạo giáo nào cũng nêu lên không chỉ riêng về Tình Ái .

       Đôi lời chân thật , xin mạnh dạn trình bầy .

          T.T.Thiện

Cám ơn anh Trần Trọng Thiện đã gửi lời chia sẻ và thấu hiểu những cần thiết của tâm hồn con người.

Ai trong chúng ta cũng thích được chú ý đến, cho dù việc làm có thành công hay thất bại.
Cũng như cha mẹ nào cũng trông chờ tin con mình thành đạt những gì chúng làm nên hoặc cũng thông cảm những khi con mình thất bại trong chuyện gì đó. Tình yêu con cái đó làm cha mẹ mạnh hẳn lê, vượt hết chông gai thử thách để cưu mang con mình đến cái giới hạn mình làm được.

Những cặp vợ chồng sống trăm năm hạnh phúc , tâm hợp thì khoẻ mạnh và thích thú chia sẻ những gì người này hay người kia bắt tay vào.

Có nhiều thứ tình yêu mà tôi có thể chưa biết để kể ra hết được. Nó giúp chúng ta như thêm cái sức mạnh tự nhiên để thực hiện và vượt qua mọi khó khăn.

Tại sao người ta làm việc mệt nhoc̣ cả ngày mà 0 biết chán và yêu đời hay làm thêm những hoài bảo sau những giờ làm việc được.

Chính vì họ có đam mê và tìm được người chia sẻ và thêm vào đó là bản thân họ đã và đang làm việc cho việc họ yêu thích nhất.

Sự việc này sẽ không tìm thấy được nếu 1 người cố hết sức hoàn thành công việc của người khác giao cho mình mà chính bản thân mình không thấy thích thú. Từ đó họ sẽ dễ bị nhức đầu cảm cúm hay trặc trẹo. Đấy là lời nói của bản thân và tâm trí họ đó. Họ miển cưỡng làm việc họ 0 thấy thích thú cho nên họ sẽ đày đọa bà̉n thân họ đến kiệt sức mà thôi.

Kính chúc anh sức khoẻ và nhiều sáng tác thơ phú.

Caroline Thanh Hương

dimanche 17 avril 2016

Bộ ảnh du lịch tại Le Yunnan Partie 2: Dali et Kunming / Le Tour du monde Le Yunnan Partie 2: Dali et Kunming.


Le Yunnan Partie 2: Dali et Kunming



Après seulement une heure et demi de train, nous voilà arrivés à Dali! Enfin plutôt à Xiaguan, autrement appelée « New Dali », à 15 kms du vieux Dali où nous souhaitons aller. Heureusement, comme on vous le disait dans notre précédent article, on avait prévu le coup avant de partir de Lijiang (via Lila qui travaillait à l’hostel), et un taxi nous attendait à notre arrivée à la gare (car il n’y a plus de bus à cette heure-ci). Nous arrivons donc au Five Elements Hostel assez tard, et nous filons vite nous coucher.
 photo 1_1.jpg
La pièce commune. Très sympa, mais on se les gèle!


 photo 2_1.jpg

 photo 3_1.jpg

Première rando à Dali

Le lendemain, on part randonner sur le mont Cangshan, très proche de la ville. Il y a plusieurs téléphériques qui permettent d’accéder à des sommets plus ou moins élevés (le plus haut étant à plus de 4 000m), mais nous on se contente de grimper à pied vers le temple de Zonghe où débute un sentier de 11 kms (la ceinture de Jade).
Pas grand monde sur la montée, qui est quand même assez raide et bordée d’un cimetière… Arrivés au temple, il y a un peu plus de monde, mais c’est plutôt calme pour la Chine!

 photo 4_1.jpg

Y avait même un trail le week-end où on y était!

 photo 5_1.jpg

Grimpette au milieu des tombes…

  photo 6_1.jpg

 photo 7_1.jpg

 photo 8_1.jpg


 photo 10_1.jpg


   photo 9_1.jpg



 photo 11_1.jpg



Le temple est laissé presque à l’abandon, mais on peut profiter d’une vue sur le lac Erhai tout proche. On commence la promenade, et on retrouve des pavés! La balade reste agréable, à flanc de montagne, où on peut admirer la flore et les cascades. On peut d’ailleurs voir de très belles cascades à mi-chemin, avec des couleurs similaires à ce qu’on a pu voir à Jiuzhaigou. Avant de redescendre, de nouvelles cascades et un jeu d’échecs chinois géant! On descend, on remonte… et on finit notre randonnée vers un autre temple, où on nous fera goûter une sorte de kaki très bon (très sucré en comparaison de ceux qu’on a en France).

 photo 12_1.jpg

 photo 13_1.jpg

 photo 15_1.jpg


 photo 16_1.jpg

 photo 17_1.jpg


  photo 18_1.jpg

 photo 19_1.jpg

 photo 20_1.jpg

 photo 21_1.jpg

 photo 22_1.jpg








Dali (1)-jeux
On aura passé une bonne journée à la montagne!

Un peu de vélo, c’est sympa aussi!

Pour continuer dans un mode sportif, le lendemain, on loue des vélos pour faire un bout de tour du lac (pas en entier, il est bien trop grand!). On commence par traverser le centre de Dali, puis on se dirige vers le lac. Je commence à me rendre compte que mon vélo n’est pas terrible… ll y a une route touristique tout le long du lac qui est très agréable, et il n’y a pas beaucoup de circulation à cette période de l’année. On traverse plusieurs villages de pêcheurs, on roule à côté des rizières et du lac, c’est très joli! On remonte en direction du village de Xizhou, connu pour ces petits pains fourrés aux herbes et aux lardons, ou à la confiture. On en avait déjà acheté à Dali (ceux sucrés sont une vraie tuerie!) donc on ne fera pas d’excès là-bas. Le village est aussi l’occasion d’admirer les maisons de la minorité des Bai, présents à Dali. On poussera un peu plus loin vers un autre village (Zhoucheng), connu pour fabriquer des tissus baltiques et son marché autour de la place centrale (où se trouve d’ailleurs un très vieil arbre).
Le retour est plutôt fatiguant. Julien prend mon vélo tout pourri (la selle aura finalement lâché lors du trajet pour le dernier village… sans compter que chaque coup de pédale donne l’impression que ce sera le dernier avant craquage complet de la bête!) et on arrivera assez tard sur Dali.
On en profite pour gouter la cuisine de notre hostel, qui prône une cuisine saine: deux assiettes copieuses de riz frit pour se remettre d’une journée de vélo!
 photo 24_1.jpg


  photo 26_1.jpg


 photo 27_1.jpg


 photo 28_1.jpg




 photo 28_1.jpg




Ces villages sont connus pour faire ce genre de tissus

 photo 30_1.jpg


 photo 31_1.jpg









 photo 32_1.jpgCa pique!

 photo 33_1.jpg


  photo 34_1.jpg

 photo 35_1.jpg

Et maintenant on se repose!

Après ces exploits sportifs, il faut bien se reposer un petit peu… Je commence par profiter d’un super muesli au petit déjeuner ☺. On visite ensuite la vieille ville de Dali, qui n’est pas bien grande. Un peu plus authentique que Lijiang, mais restant quand même très touristique avec les mêmes joueurs de Djumbé. Ici, c’est plutôt hippie!
On part faire un tour au marché, où il est possible de commander un poulet très « frais », c’est-à-dire directement tué sous nos yeux. On sort acheter quelques bonnes pâtisseries et des nouilles froides pour le midi. Ensuite, nous allons voir une église catholique (une des rares du pays), très jolie dans un style chinois.
 photo 36_1.jpg


Enorme!!!

 photo 37_1.jpg



 photo 38_1.jpg




 photo 39_1.jpg

  photo 40_1.jpg

  photo 41_1.jpg




On termine notre visite de la ville par une petite rue piétonne très mignonne, bordée de bars et de restaurants.
A notre retour à l’hostel, on profite des installations de la petite cour intérieure comme ces beaux fauteuils suspendus. Les 2 petits chats de l’hostel sont dans le coin. Un des deux est plutôt câlin et vient se lover chez l’un, puis chez l’autre.

 photo 42_1.jpg



Un bon fauteuil, un chat… que demander de plus?
Ce soir, c’est Halloween! Notre hostel organise un grand buffet pour l’occasion, mais on a trouvé le prix un peu excessif pour une fête qui nous importe peu. Il n’empêche, c’est l’effervescence du côté des organisateurs! Quelques voyageurs ont répondu présents et commencent à se déguiser. On en profite pour sortir, et on se contentera d’une petite soupe dans une de rues à nourriture de Dali. Les quelques bars de la ville proposent également des animations pour Halloween, mais sans vraiment de succès : c’est vide et ça fait un peu de la peine pour eux…

 photo 43_1.jpg


Le lendemain, il pleut, il fait froid… et je suis malade. Enrhumée depuis plusieurs semaines, j’ai de la fièvre et aucune énergie. Je reste au chaud (façon de parler, il fait super froid à l’auberge) toute la journée, jusqu’à ce qu’on doive prendre le bus vers la gare et prendre notre train de nuit pour Kunming.

 photo 44_1.jpg



Vous vous demandiez comment on dort dans ces trains? Ben comme ça…

Kunming: une journée qui démarre à l’aube!

Nous arrivons à 5h du matin à Kunming, la capitale de la province du Yunnan. Elle est surnommée la ville au printemps éternel. Malgré son altitude (environ 2 000m), il y fait bon toute l’année. Enfin là, à 5h du mat’, il ne fait pas hyper chaud! Heureusement la pluie a cessé. Nous réveillons le veilleur de nuit de notre hostel (le Hump Hostel) et nous terminons la nuit sur un des canapés de la salle principale (côté bar). Je vais mieux qu’hier, ouf!

 photo 45_1.jpg



En milieu de matinée, nous partons à la gare routière chercher nos tickets de bus pour Jinghong. Située à quelques kilomètres du centre-ville, on est obligés de prendre le métro pour nous y rendre. On en profite pour faire un tour dans un centre commercial à côté. Il s’agit en fait d’un regroupement de magasins « chinois » avec des vêtements, des chaussures, des sacs, des produits de beauté… N’ayant pas trop de place dans les sacs, difficile de faire du shopping!


 photo 46_1.jpg
Pour midi, nous aimerions manger une pizza (les repas nouilles/riz, c’est bien, mais de temps en temps on a envie de changement) et nous avons vu dans notre guide que la meilleure pizza était préparée dans un autre hostel proche du lac. On s’y dirige, mais on déchantera vite: pas de cuisine le lundi, et nous sommes lundi! Tant pis, on se dirige vers le lac et au détour d’une petite rue on y trouve un petit resto de noodles. C’est pas cher et on y mange très bien! On est sur le point de finir et partir, quand une discussion anodine commence avec et une petite famille d’allemands bien sympathiques! Ils voyagent également pendant 1 an, et parlent très bien le français (lui a étudié à Marseille et elle a sa mère française. Même leur fille ado parle le français!). Grâce à eux, nous trouvons une librairie internationale nous permettant d’acheter la version anglaise du Lonely Planet pour l’Asie du Sud Est.
Après ce petit moment d’échanges européens, on se promène autour du lac. Nous profitons du retour à notre hostel pour passer par un marché aux fleurs et aux oiseaux. En vérité, on trouve de tout: des animaux (pauvres petits chats), des fleurs mais aussi des babioles en tout genre.
Pas très loin de tout ça, on retrouve un immense Carrefour, où on peut faire quelques courses.

 photo 47_1.jpg



Toutes les maisons sont grillagées comme des cages à lapins…



 photo 48_1.jpg


  photo 49_1.jpg


 photo 50.jpg

 photo 51.jpg

 photo 52.jpg


  photo 53.jpg

 photo 54.jpg


 photo 55.jpg







Le soir, nous tentons un resto de nouilles typiques de la région. C’est hyper copieux et très bon!
 photo 56.jpg



Des nouilles « qui traversent le pont »
Le lendemain sera encore plus tranquille, car on s’est rendu compte qu’il n’y avait pas grand chose à faire à Kunming et la ville ne nous plaît pas trop. Elle n’est pas désagréable en soi, car un peu plus calme par rapport à d’autres grandes villes, mais n’a rien d’exceptionnel. En plus, on a pas vraiment accroché avec notre hostel non plus.
On décollera assez tard le marin pour aller manger notre pizza mais le sort s’acharne: pas de pizza le midi, uniquement le soir! On retourne du coup au même endroit que la veille: ils y cuisinent aussi du riz frit :-) On traîner ensuite dans le parc l’après-midi, pour partir en fin de journée prendre notre bus de nuit direction Jinghong (très proche de la frontière laotienne).
  photo 57.jpg


 photo 58.jpg

 photo 59.jpg

 photo 60.jpg


 
En attendant la fin de nos aventures chinoises, on vous dit à bientôt!
Pour voir nos photos de Dali, c’est ici.
Pour celles de Kunming, c’est par ici!
Et pour accéder à toutes nos photos sur la Chine, c’est par .