Translate

Libellés

découvert (110) thơ; văn; nhạc; ảnh chụp; Caroline Thanh Hương (68) photographie (59) ký ức Việt Nam (44) santé (36) nghe đọc truyện hay (35) touriste (35) science naturelle (29) événement (28) nhạc Việt (27) nhạc Phạm Đức Nghĩa (20) art culinaire (19) philosophie (15) psychologie (15) văn chương (14) xã hội (12) nhạc không lời (11) science (11) ảnh Hương Kiều Loan (10) science économique (9) đọc và nghe đọc truỵên hay (9) xã hội Mỹ (8) aventure (6) news (6) société (6) thơ Đỗ Quý Bái (6) économie kinh tế (5) lịch sử (5) show Caroline Thanh Hương (5) sử Việt Nam (5) art (4) du lịch (4) littérature vietnamienne (4) Education (3) littérature (3) thơ Trần trọng Thiện (3) Canada (2) Les Contes vietnamiens truyện cổ tích việt nam (2) cách làm thơ hay và đúng (2) histoire secrète (2) l'histoire de France (2) mythe (2) technologie (2) thơ Huy Văn (2) thơ Hư Hao (2) tùy bút Caroline Thanh Hương (2) văn (2) Cần Thơ (1) David Oïstrakh (1) Dì Bùi Lệ Khanh (1) Economie (1) Montréal (1) Petrus Ky (1) Phan Thuận Breton (1) Québec (1) Stephen Hawking (1) Thơ văn Nguyễn Kiề (1) Trung Tâm Giáo Dục Hồng Bàng (1) Tạp Chí Dân Văn (1) Văn Xuân Vũ (1) astuce (1) bình luận Thuỵ Khê (1) ca sĩ Phi Nhung (1) ca sĩ Phạm Khải Tuấn (1) chân dung France Gall (1) fashion Jean-Paul Gaultier (1) fashion áo dài Việt Nam (1) học tiếng anh (1) informatique (1) ingénierie (1) nhạc Ngô Hồng Quang (1) nhạc Phạm Mỹ Lộc (1) nhạc ngoại quốc (1) nhạc ngoại quốc Steve Earle (1) photographie Vu Cong Hien (1) sport (1) thơ Chẩm Tá Nhân (1) thơ Lê Quang Chiểu (1) thơ Nhất Hùng (1) thơ Thanh Thanh. (1) thơ Trần Văn Lương (1) truyện ngắn; thơ Trần Văn Lương (1) văn Huy Phương (1) văn Thế Lữ (1) văn Tràm Cà Mau (1) văn chương văn nghệ Đoàn Thế Ngữ (1) văn câu đối (1) văn Đoàn Xuân Thu (1) xem phim hay tiếng ngoại quốc (1) Đại Học Văn Khoa (1)

samedi 27 mai 2017

Nguyễn Đức Vượng viết Ngôn ngữ, món ăn và văn hóa Lào

Kính mời quý anh chị đọc bài vui vui tìm trên net của tác giả Nguyễn Đức Vượng.
Sau đó, mời quý anh chị thưởng thức món chấm thật ngon của người Lào, nhưng cay xé miệng, ăn với cơm trắng cũng ngon nữa.
 Caroline Thanh Hương ttt
 Đến Lào thưởng thức vị cay xé lưỡi của nước chấm cheo boong
 Cheo boong là một loại nước chấm đặc biệt, được dùng để ăn kèm với xôi hay tóp mỡ cuộn rau sống... Nước chấm này được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau như ớt cay, tỏi, nước mắm, đường và bì lợn thái nhỏ. Khi ăn thực khách sẽ cảm nhận được vị cay xé lưỡi, vị thơm của tỏi, quyện cùng bì lợn đặc quánh.


Ngôn ngữ, món ăn và văn hóa Lào
nguyễn đức vượng


Chữ Lào viết gồm nhiều chữ ư và chữ n. Chịu khó viết cong cong một chút là ra chữ Lào. Người Lào rất dễ dãi, ăn là kỉn, uống cũng là kỉn. Nước là nam, rượu là lậu. Uống nước, uống rượu là kỉn nam, kỉn lậu.

Cờ Lào có 3 con voi, tượng trưng cho xứ vạn tượng. Bây giờ chắc Lào không còn nhiều voi như vậy. Con đường chính lớn nhất của thủ đô Vientiane thời xưa rất rộng, được xem như là Champ Elysées . Rộng đến mức hai con voi lớn có thể đi ngang được với điều kiện một trong hai con dừng lại!!! Con đường này bây giờ rộng hơn trước nhiều.

Tiếng Lào ại là anh. Ai Lao là Anh Lào. Tiếng Lào bò là không, ngua là bò, mạ là ngựa. khậu là mạ. Tôi cố hỏi người Lào xem tiếng Việt khẩu tiếng Lào là gì, nhưng vì ngôn ngữ của tôi quá giới hạn nên không tìm ra một vòng chữ. Nếu có thể có một giây chữ (bò, ngua, mạ, khậu  không, bò, ngựa, mạ), hay tốt hơn vòng chữ Lào Việt, muốn nói tiếng Lào chỉ cần dịch đi một chữ là xong???

Người Lào rất thích ăn xôi nên có châm ngôn là “Lào thấy xôi như mèo thấy mỡ”!!!
Các món ăn chính của Lào là tẩm sụm, lạp (lộc), ổ lảm, mộc pả, mộc cay. Nước chấm là cheo.

Tẩm xụm là món ăn như sà lát, ăn cho mát. Món gồm đu đủ xanh bào nhỏ, đem giã với tôm khô, cà chua, ớt tươi, và đừng quên cho ít nước mắm cua mầu đen đen (gọi là pả đẹc).

Món lạp gồm nhiều loại thịt gà, bò trâu, cá, gan, tim, thính, rau thơm, ớt tươi, nước chanh … và ít thiệp. Món này hay ăn hết trước các món khác. Nếu bạn được mời ăn cơm Lào, nên lưu ý chuyện này.

Hơn nữa, ăn xôi, với lạp, dùng thêm chai bia Lào - một loại bia sản xuất từ thời Pháp.-. thật đậm đà, uống tới đâu biết đến đó.

Ổ lảm là món canh nấu với cá, cà tròn tròn nhỏ, nườc dừa, ớt tươi, … và ít thiệp. Mộc pả gồm thịt heo bầm, trộn với pả (cá), ít gạo nếp giã nhỏ, rau ăn hột vịt lộn, ớt tươi gói vào lá chuối đem hấp lên. Mộc cay (gà) cũng vậy, nhưng làm với gà thay vì cá.

Sau khi ăn cả hai món này, phải công nhận là mộc pả, mộc cay cả hai đều là cay cả.

Phở là món ăn Việt Nam. Khi ăn phở, việc đầu tiên là người Lào bỏ ngay vài thìa đường vào bát, bảo đảm nước dùng rất ngọt. Người Lào nấu phở không bằng người Việt, nhưng nấu nước dùng thì người Việt thua xa. Họ cho một gói gia vị rất to vào nồi ninh lâu. Gia vị tỏa vào nước dùng thơm ngát. Không nên tìm cách học nấu nước dùng hay hơn người Lào. Người Lào nấu nước lèo thì ai mà cạnh tranh được!!!

Đàn bà Lào hay mặc váy dệt bằng sợi hay lụa rất nhiều mầu sắc. Khi đám cưới, họ có tục lệ cột giây vào cổ tay cô dâu, chú rể, đôi khi lên cả mấy trăm giây.

Người Lào thích nhảy nam vong. Đây là điệu nhẩy dân tộc. Các ông phải đi vòng vòng quanh các bà. Tết Lào vào tháng tư. Đi chơi xứ Lào thời gian này thế nào cũng bị tạt nước.

Người Lào rất dễ dãi. Khi đi khám bệnh với bạn Tiến ở Stockton, ai cũng khai đau hết mình mẩy. Bạn Tiến cứ theo lời khai mà chữa. Nhờ tiếp xúc thân mật với nhiều bệnh nhân Lào, bạn Tiến có hiểu biết rất lớn về phong tục, thói quen, và ngôn ngữ Lào. Bạn Tiến ăn xôi Lào thường xuyên mà không dính dáp gì cả. Hóa ra cọp rừng ngồi ngay bên cạnh. Cứ ăn một miếng xôi, là phải uống một muỗng nước lèo. Xôi rã ra từng hạt, thì còn dính giếc gì nữa. Cọp rừng học ngón nghề này ở đâu vậy kìa?

Xôi lào

Xứ Lào là xứ đi dễ khó về. Trai đi có vợ, gái về có con!!! Trai đi có vợ thì còn hiểu được, còn gái chỉ đi ngang làm gì mà có con. Có lẽ không khí ở Lào rất độc.
Năm 1987, anh bạn Hùng sống bên Lào 6 tháng, gặp quá nhiều may mắn, nên ngày hôm nay còn trao đổi với các bạn bè emails. Anh vẫn chưa hiểu tại sao cô gái xinh đẹp làm ở khách sạn lại khuyên anh đừng ăn xôi Lào vì nguy hiểm lắm. May mắn đầu tiên là lúc đó anh đã lập gia đình. Bà xã lại là người bản lãnh cao cường, đã đánh đông dẹp tây, giành cho anh một không gian an bình. May mắn thứ hai là anh gặp người Lào giả và non. Giả vì đây là cô người Việt, non vì cô mới ở Lào 3 năm. Tuy mới ở Lào có 3 năm, cô Việt Nam này đã học được nhiều ngón nghề của người bản xứ. Cô quấn quít lấy anh, chứ người Lào thật họ không có quít, mà chỉ quấn thôi, có lẽ anh khó mà chống cự được. Cô lại mời anh ăn xôi bằng tay chấm nước chấm (gọi là cheo) có pha ít thiệp của con bò. Bò có 4 bao tử, là giống nhai lại. Cỏ được nhai kỹ, trộn với mật đi vào ruột non. Lúc giết bò, phần cỏ trong ruột non được lấy lại, đem lên chảo, cô lại. Người Lào gọi sản phẩm này là thiệp. Người Việt gọi phần đó là phân bò non. Vì cỏ xanh trộn với các dịch vị của bò, cộng thêm mật nên có mầu xanh, và vị rất đắng. Thiệp được dùng nêm vào hai món Lào lạp và cheo. May mắn thứ ba là cô Việt này không bỏ thêm tý bột ngải vào nước chấm, nếu không, thì bây giờ bạn bè có gặp anh Hùng thì phải chắp tay chào bạy xẩy (đi đâu đó), ma tè Vientiane bò? (có phải từ Vientiane lại không?), kỉn lậu bò? (đi uống rượu không?). Với cả ba may mắn như vậy, sau bao nhiêu năm, anh còn không xóa nổi trong tâm khảm hình bóng người mời ăn xôi!!!

Nhưng còn ăn xôi Lào nguy hiểm ở chỗ nào? Nếu chấm vào cheo bị đau bụng, một viên thuốc là xong, có gì mà ngại như vậy?

Xôi Lào có hai loại chính. Xôi nấu với nước dừa trong ống tre, đem nướng gọi là khẩu lảm. Nếu gặp những người biết làm, cho đầy đủ nước, xôi chín, dẻo, thơm, và hơi ngậy. Khi bóc ra cơm có dính lụa trong đốt tre ăn ngon tuyệt vời. Xôi trắng hấp trong cái chõ đan bằng tre hình như cái nón lá úp ngược. Hấp xôi bắng chõ này tốt hơn hấp bắng chõ nhôm vì chõ tre lúc nào cũng ẩm ướt, xóc xôi trong lúc nấu dễ dàng và đều.
Tôi có quen một phi công Việt Nam. Anh là người hào hoa phong nhã, đi học lái máy bay bên Pháp Aulnat (Clermont Ferrand) và Maroc (Marrakesh) những năm 1954-57. Học xong về VN năm 1957 với lon thiếu uý tại Căn cứ trợ lực không quân Tân sơn Nhất. Căn cứ này do Đại tá Hổ biệt phái từ lục quân chỉ huy. Cũng như nhiều bạn bè, anh hay trốn trại ra ngoài ăn uống, du hý. Bị bắt quả tang, Đại uý Cao Kỳ phạt 15 ngày. Sau án phạt, một người bạn lái phi cơ qua Lào. Anh và người nữa leo lên phi cơ sang Vientiane tham quan. Hải quan Lào là những người dễ dãi, cho cả hai vào không làm khó dễ gì. Anh ở lại Vientiane, làm đủ các nghề để sinh sống. Sau anh làm thầu khoán xây cất, và khấm khá. Anh để ý một cô, và dùng hết khả năng sinh ngữ giới hạn của mình mời cô này đi ăn cơm. Cô nhận lời ngay. Khi anh ăn mặc chỉnh tề lại đón, thì cô đã tụ tập gần mười người, bạn bè, chị em lớn bé đi cùng. Sau nhiều lần vất vả như vậy, không sơ múi được gì, anh tìm đến một cụ già, hỏi xem làm sao biết được cô Lào này có chịu anh không? Cụ già nhìn anh một lúc, rồi cho lời khuyên hãy mời cô ta đi ăn xôi. Cụ ơi, cháu đã mời đi ăn phở, ăn cháo, đi xi nê, ăn chè, đi chùa, xem đủ các hội lễ … mà kỳ nào cô ấy cũng đi cả mười người, tốn kém, và mất nhiều thời giờ lắm. Anh cứ nghe tôi, mời đi ăn xôi. Cực chẳng đã, ngờ đâu khi nghe mời đi ăn xôi, mặt cô ta nghiêm nghị, cần ba ngày suy nghĩ!!! Sau ba ngày mòn mỏi chờ mong, cô ta nhận lời, và kỳ này chỉ đi một mình thôi. Anh say đắm nhìn khuôn mặt rạng rỡ, đôi mắt dịu hiền lướt nhanh trên các món ăn bầy trên bàn. Làm sao quên được những ngón tay bút măng nhẹ nhàng nhón xôi đựng trong típ khẩu, chấm cheo được pha chế có tỏi, cà chua nướng, ớt, … đâm nát pha thêm chút thiệp, đầy đủ hương vị ngọt, đắng, và cay của cuộc đời. Cô cho cầm tay cầm chân thoải mái, vui vẻ. Anh trở về cám ơn ông cụ, và hỏi cho rõ nguyên nhân nào mà mời ăn xôi lại đưa đến thay đổi như vậy. Người ta là con gái, nhận ăn xôi tức là dính rồi, chứ có gì đâu mà không hiểu!!! Anh đã lập gia đình với cô ấy, và bây giờ ăn lạp và chấm cheo phải có ít thiệp. Khi gặp ai, anh đều phải chắp tay lạy túi bụi.

Các cô gái Lào da ngăm ngăm, ăn nhiều pả (cá) nên hơi tanh tanh.

Ăn xôi Lào nguy hiểm như vậy đó!!!

nguyễn đức vượng

jeudi 25 mai 2017

Caroline Thanh Hương viết Về Đâu Con Trai Hà Nội.


Về Đâu Con Trai Hà Nội.
 Caroline Thanh Hương
(Cảm xúc viết theo bài Con Gái Hà Nội Ở Đâu của tác giả Vũ Thế Thành.)

Đọc bài Con Gái Hà Nội Ở Đâu của tác giả Vũ Thế Thành, tôi chợt nhớ lại những người bạn Sài Gòn của tôi ngày xưa và tự hỏi có ai biết Con Trai Hà Nội về đâu không nhỉ?

Đa số những người con trai Hà Nội xưa vào Sài Gòn, người lớn hơn tôi thì có khi tự xưng mình là dân miền Nam, mặc dù phát âm chạy đâu cho khỏi cái giọng "lai Bắc" ấy.

Tôi không dám nói là tất cả  những người quen của tôi đều giống như bài viết ở đây, nhưng điều tôi chắc chắn, đó là những người con trai cùng mẹ Việt Nam.

Họ rất lễ độ̣, đi đâu cũng thưa đi, khi về cũng thưa về.

Vào bàn ăn, phải mời người trên, mời ông bà cha, mẹ dùng cơm, so đủa cho người trên và đám trẻ cũng phải mời người lớn rồi mới được ăn.

Khi ăn xong, đám trẻ cũng không được rời bàn nếu người lớn chưa cho phép.

Bữa cơm, dù thanh đạm, cũng không ai than phiền cái thiếu thốn, cái nghèo đến phát đói không đủ ăn hay nghèo đến quần áo cũng không vá thì cũng xuống lai đến hết chỗ xuống và chó có cắn, ba ngày cũng không vớ tới.

Hà Nội có những món bún, và từ những món ăn này, họ có thể vui vẻ kể cho chúng ta nghe đến phát thèm mà có khi chúng ta được thưởng thức thì có lẽ phải tuỳ người thấy thích mới ăn thấy ngon được.

Thế đấy, nhưng không phải ai cũng nghèo cả, có lắm người rất chịu khó và khá giả.

Họ it́ than thở và thường thương cha mẹ, quý ông bà và luôn là người con yêu quý của mẹ.

Cộng thêm vào cái lễ phép, con trai  Hà Nội nói chuyện rất nhẹ nhàng, sang trọng, không cao giọng, cũng không đớp chát với người khác phái mà rất từ tốn và thích nói về chuyện gia đình nội bộ hơn là nói chuyện người ngoài.

Tuy vậy, người miền Nam thường bị ăn bánh vẽ của người miền Bắc vì cái tính có ít nói... nhưng nói thêm, không bao giờ chê xấu mà chỉ nói cái đẹp khác quý hơn và luôn nhỏ nhẹ sửa ngầm từng lời ăn, tiếng nói và phong cách cư xử cho người mà họ yêu quý tốt hơn.

Trong xã hội, đa số họ là người có tài, khá khiêm nhường, nếu đúng là dân Hà Nội, nhưng cái cao ngạo ngầm khiến người khác luôn nể phục, vì họ rất đúng khi tranh cải.

Nói đến chuyện tranh cải, thì nếu ai chưa từng nghe người Hà Nội chửi thì chưa biết chuyện chửi của họ cao siêu đến mức độ nào.

Địa vị người con Cả, hay người con Út cũng khá quan trọng trong gia đình người  Hà Nội.

Trong thời kỳ khó khăn nhất của miền Nam sau những năm 1975, còn thấy được những người Hà Nội định cư tại Sài Gòn thì mới hiểu họ được nung rèn thế nào trong lửa.

Sau này sang ngoại quốc, nếu tôi tình cờ gặp người nào đó trao đổi vài câu chuyện và nhìn, nghe hay đọc bài họ viết thì tôi nhìn ra ngay cái tinh tế, cái cá tính đó của người Hà Nội không thể nào khác xưa.

Ngày nay, người ta hay gom đủa cả bó, học trò không được thầy cô dạy Tiên Học Lễ, Hậu Học Văn nữa, và đời sống kinh tế quá khó khăn sinh ra những con người mới, có thể phai nhạt đi cái đẹp của thời xa xưa.

Có người quen nói cho tôi biết, bây giờ phong trào bên kia bờ đại dương đã trở lại quý cái giọng Hà Nội xưa.

Người ta tập phát âm lại theo xưa và tôi cũng hy vọng là chất ưu việt này còn lưu lại mãi trong những con người của mỗi miền đất nước Việt Nam.

Còn nước Việt thì chúng ta còn quê hương và chữ viết, mất nước rồi thì còn nòi giống Việt nữa đâu mà hối tiếc, có phải thế không?

Caroline Thanh Hương
26 tháng 5 năm 2017.
Cảm xúc viết theo bài Con Gái Hà Nội Ở Đâu của tác giả Vũ Thế Thành.

Phạm Mỹ Lộc với nhạc phẩm Đêm Giã Từ Hà Nội và bài viết Hà Nội Xưa.

  photo 71949_162263557136649_312716_n.jpg
Sau bài này, tôi tìm được thêm bài của tác giả Nguyễn Văn Lục viết một bài về tác giả Vũ Thế Thành.
Quý anh chị nào muốn nhớ về mảnh đất xưa của mình qua ký ức những bài viết, xin tiếp tục đọc thêm cho hết bài đã post nơi đây.
Tôi xin mạn phép lưu lại cùng trang Blog này để dễ tìm lại tài liệu, vì với thời gian, nhiều web page không còn nữa và có khi muốn tìm thì trên net đã không còn dấu tích.
Chân thành cám ơn tác giả các bài viết và bài đã post trong Blog hay trên net đã chia sẻ cho chúng ta những ký ức của một thời Việt Nam.
Caroline Thanh Hương



Posted on 10/05/2017 by vuthethanh
  photo gai-hn-6.jpg
 
Mẹ tôi nể phục mấy cô gái Hà Nội lắm. Dưới con mắt của người nhà quê ra Hà Nội làm việc vặt, bà thấy các thiếu nữ nơi đây ứng xử khôn khéo, nói năng lễ độ, và khuôn phép lắm. Đó là chưa kể thêu thùa may vá, nữ công gia chánh,… Nói chung là đảm. Mỗi khi thấy mấy cô Sài Gòn tân thời quá, tự nhiên quá, bà lại chép miệng, con gái Hà Nội đâu có thế. Bà nói riết, nói riết…, khiến tôi ngờ…bà muốn thằng con của bà nên đi tìm một thiếu nữ Hà Nội.
Vũ Thế Thành
Nhưng thế giới của tôi lại khác. Tôi sinh ra ở Sài Gòn, lớn lên ở Sài Gòn, bạn bè Sài gòn, trong đầu tôi, nếu có, cũng chỉ là con gái Sài Gòn cho hợp… thủy thổ.
  photo gc3a1i-hn-6.jpg

Tôi đã nhìn thiếu nữ Hà Nội qua lăng kính của những tiểu thuyết trong Tự Lực Văn Đoàn mà tôi được học thời trung học.
Mà con gái Bắc (di cư 54) hồi đó gớm lắm, vờn qua vờn lại, làm duyên, đá lông nheo, õng ẽo  làm điêu đứng con trai Nam Kỳ đến là khổ. Một thanh niên xứ Biên Hòa đã phải cay đắng thế này:
“ Em nhớ giữ tính tình con gái Bắc
Nhớ điêu ngoa nhưng giả bộ ngoan hiền,
Nhớ khiêm nhường nhưng thâm ý khoe khoang,
Nhớ duyên dáng ngây thơ mà xảo quyệt…”
Tôi không có ý kiến gì về bài thơ trên, mà cũng chẳng dại gì có ý kiến. Mấy bà mấy cô Bắc Kỳ đọc bài thơ trên có nổi cơn tam bành rủa xả, thì chắc cũng chỉ mình rủa mình nghe thôi, chứ tác giả, nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên chết rồi, chết trong một chiếc xe hơi cũ kỹ ở sân chùa bên California.
Dù sao cũng nên đọc tiếp thêm vài câu nữa mới thấy “cảm thương” cho tác giả:
“…Ta vẫn nhớ dặn dò lòng tha thiết,
Nên vội vàng tin tưởng chuyện vu vơ
Nên yêu đương bằng gương mặt khờ khờ
Nên hùng hổ để đợi giờ thua thiệt…”
Những ngày sau 75, trên tivi Sài Gòn là những đoàn quân “chiến sĩ gái”, bước theo nhịp quân hành, chiếu cận cảnh với đôi mắt rực lửa căm hờn, giọng nói lanh lảnh. Cảm giác đầu tiên của tôi với các cô gái Bắc Kỳ (thứ thiệt) là…ớn lạnh. Tôi cười, “Đấy con gái Hà Nội của mẹ đấy…”. Bà cụ lại thở dài, chép miệng… “Hồi trước đâu có thế…”.
Dĩ nhiên, mẹ tôi không thể phát hiện cái trò đánh lận rẻ tiền của thằng con, tỉnh bơ xem tất cả các cô Bắc Kỳ đều là các cô Hà Nội.
Thực ra trong đầu tôi cũng có một chút gì đó mơ hồ về con gái Hà Nội. Biết tả thế nào nhỉ! Có thể là hình ảnh dịu dàng đằm thắm của cô Liên trong Gánh Hàng Hoa, hay thiếu nữ tân thời một cách bảo thủ, không sao thoát ra khỏi vòng lễ giáo của cô Loan trong Đoạn Tuyệt. Tôi cảm được nỗi cô đơn của Loan khi thả bộ trên bờ đê Yên Phụ,… Đại loại là tôi đã nhìn thiếu nữ Hà Nội qua lăng kính của những tiểu thuyết trong Tự Lực Văn Đoàn mà tôi được học thời trung học.
Cũng chẳng dừng ở đấy đâu. Khi đọc “Tuấn, chàng trai nước Việt”, một thứ tiểu thuyết hồi ký của Nguyễn Vỹ, tôi biết thêm rằng, các cô nữ sinh Hà Nội cũng lãng mạn ra rít. Họ kín đáo lập ra hội “Ái Tino”. Tino Rossi là ca sĩ người Pháp lừng danh thưở đó, và là thần tượng của vô số thiếu nữ, chẳng riêng gì thiếu nữ Hà thành. Cái “hội” kín đáo, chỉ lèo tèo dăm ba cô thế thôi, nhanh chóng tan hàng, và rồi mạnh ai người nấy tam tòng tứ đức, xuất giá tòng phu, công dung ngôn hạnh… Cái “lãng mạn tân thời” chỉ là đóm lửa, và họ nhanh chóng quay lại với sự thanh lịch, nề nếp theo giáo dục của gia đình.
Năm 1980, lần đầu tiên tôi ra Hà Nội công tác. Anh bạn đồng nghiệp trạc tuổi, tốt nghiệp từ Đông Đức, chở tôi trên chiếc Simson lòng vòng Hà Nội. Nơi đầu tiên tôi muốn ghé thăm là phố Khâm Thiên. Anh bạn tròn xoe mắt, “Làm gì còn hố bom mà ghé thăm”. Tôi chợt hiểu vì sao anh bạn ngạc nhiên, nhưng không thể giải thích. Môi trường giáo dục trong Nam ngoài Bắc khác nhau.
Cái máu phóng đãng đã dẫn tôi đến phố Khâm Thiên, chứ không phải bom rơi đạn lạc ở đó. Đến, dù chỉ để nhìn vài căn nhà xiêu vẹo, cũng thỏa đôi chút tò mò về một thời vang bóng. Phong lưu tài tử giai nhân, đúng, nhưng không phải cách phong lưu của Vân Hạc trong Lều Chõng của Ngô Tất Tố. Anh chàng Vân Hạc khi chờ kết quả thi, ra vào chốn ả đào để vui say bè bạn, để trấn an nhau, để bốc nhau, để chờ ngày bảng vàng ghi tên.
Tôi nhớ đến kiểu cách phong lưu của Cao Bá Quát, một tay chơi thứ thiệt, khi làm sơ khảo trường thi, tiếc bài thi hay mà phạm húy, đã dùng muội đèn để sửa. Việc lộ, bị kết án giảo giam hậu, ông phải đi dương trình hiệu lực, nghĩa là đi làm phục dịch cho phái đoàn đi công tác nước ngoài. Con người tài hoa này, mang theo nỗi cô đơn đến phố ả đào giải sầu bên chén rượu, làm vài bài hát nói, đào nương hát, mình gõ nhịp…
“Giai nhân nan tái đắc
Trót yêu hoa nên dan díu với tình
Mái tây hiên nguyệt gác chênh chênh
Rầu rĩ lắm xuân về oanh nhớ…”
Cũng lần đầu ở Hà Nội, buổi chiều chập choạng tối, lang thang ở phố Huế, tôi thấy một bà đi xe đạp ngược chiều, bị cảnh sát ngoắc lại. Bà năn nỉ thông cảm? Không. Bà phân bua? Không. Bà cãi tay đôi với cảnh sát rằng, nhất định mình đúng. Lương và nhu yếu phẩm phân phối còn không đủ sống, đâu dễ gì chịu nộp phạt. Đôi co với nhau mà cả hai vẫn một mực xưng hô…đồng chí. Tôi phì cười. Hà Nội có những điều không nằm trong trí tưởng tượng của một người Sài Gòn, lần đầu ra Hà Nội như tôi.
Bây giờ, Hà Nội khác xa rồi. Hà Nội nhiều nhà cao tầng, cầu vượt. Hà Nội nhiều xe hơi hơn, Hà Nội giàu hơn. Hà Nội không còn những cảnh cãi tay đôi với cảnh sát buồn cười như thế nữa.  Hà Nội văn minh hơn, nhưng có thể họ phải “cãi tay đôi” với chính mình, khi mà còn những cảnh thanh niên thiếu nữ “ à la mode” hái hoa, giẵm hoa bẻ cành để chụp ảnh, hay gào thét tung hô thần tượng minh tinh Hàn Quốc. Đó là chưa kể bún mắng cháo chửi, rải rác vẫn còn đâu đó. Thương hiệu chăng? Tôi chịu! Ăn ngon mà nghe chửi, thôi thà ăn độn dễ nuốt hơn.
Tôi có bà bạn già (hơn tôi) là dân Hà Nội mấy đời. Cha bà là một trong số rất ít người xong bậc đại học thời Tây. Sau 54, nhà đông con, xoay sở không nổi, ông bố định cho 2 đứa con lớn tạm nghỉ học, đi làm rồi học bổ túc sau. Nhưng bà mẹ thì không, nhất quyết không. Bà đến gặp ông bà bác sĩ nhà bên mượn…tiền để các con tiếp tục ăn học. Họ cùng ở trong thành như bà, không vướng bận con cái, còn chút của ăn của để, đồng ý cho vay tín chấp, một thứ tín chấp tình người, thời nay khó tìm. Tôi hiểu ra, dân trí thức Hà Nội xưa có kiểu chơi “chẳng giống ai” (lúc này). Họ kín đáo giúp đỡ nhau trong những tình huống khắc nghiệt. Trong họ dường như  chất “nhân” và lòng tự trọng được rèn luyện qua giáo dục, giấy rách phải giữ lấy lề. Mực đen và bão tố không thể vấy bẩn hay phá sập.  Những năm sau 75, trong Sàigòn tôi cũng thấy vài trường hợp như thế.
Bà bạn (già) này, về chuyên môn, thì kiến thức mênh mông chứ chẳng vừa. Ăn nói nhẹ nhàng, nhưng quyết liệt khi cần. Vậy mà cư xử thì cứ dạ dạ,..cám ơn. Bà nói chuyện với tôi cũng thế, cũng dạ dạ,..cám ơn.  Tôi cười, sao chị khách sáo thế. “Không phải đâu, tôi được giáo dục trong nhà từ nhỏ như thế. Các anh chị em tôi cũng đều như vậy chứ chẳng riêng tôi. Hồi đi học, chỉ vì dạ dạ…cám ơn mà chúng tôi bị phê bình là tiểu tư sản. Ông bà cụ dạy con nghiêm khắc lắm. Tôi là con gái, đi học về là phải tập tành bếp núc, ăn trái chuối là phải bẻ đôi. Ở trường là chuyện khác, còn về nhà là đâu ra đó, vào khuôn phép.”. Tôi cũng nhận ra sự  “khách sáo chân thành” của bà, chứ không phải khách sáo đãi bôi.
Dạo sau này, vì công việc tôi thường ra Hà Nội. Đi ăn hàng với bè bạn ở đó thì không sao, nhưng hễ đi một mình là bị chặt (giá), dù chỉ là chai nước tinh khiết, 10.000 đồng ở quán ven đường phố cổ. Bị chặt riết thành quen. Tôi nhủ thầm, lần nào ra Hà Nội mà không bị chặt coi như trúng số.
Dù tôi cũng có vài người bạn thân ở Hà Nội, nhưng giữa tôi và Hà Nội, dường như vẫn còn khoảng cách nào đó. Tôi đến Hà Nội như một kẻ xa lạ, đến như đi nước ngoài không cần visa.
Sài Gòn dễ hội nhập. Cứ ở Sài Gòn là thành người Sài Gòn. Chưa thấy mình là người Sài Gòn, ở lâu thêm chút nữa cũng biến thành người Sài Gòn. Sài Gòn đồng hóa con người nhanh lắm.
Nhưng Hà Nội có lẽ khác, người ta đồng hóa Hà Nội như vũ bão, đồng hóa cạnh tranh từ nhiều nguồn khác nhau để tạo ra một văn hóa Hà thành hiện đại khó mô tả. Còn người Hà Nội (thứ thiệt) đành phải co cụm, khép kín, và giáo dục con cái theo cách riêng của họ để bảo tồn…di sản. Giáo dục từ gia đình mới tạo ra gốc rễ, chứ  không phải là quy tắc ứng xử, hay giàu sang, quyền thế.
Hà Nội nhiều hồ. Hà Nội đẹp vì hồ vào những buổi sáng thật sớm, khi trời còn nhá nhem. Sáng lên, Hà Nội biến mất. Con gái Hà Nội (xưa) chắc cũng thế. Cuộc đời dâu bể đã làm họ biến mất, nhưng thực ra cũng chỉ lẩn quất, âm thầm đâu đó thôi.
Năm ngoái, đi ngang qua ngõ nhỏ trong khu phố cổ, tôi ghé tiệm tạp hóa mua chai nước lạnh. Bà bán hàng dễ cũng gần 70, đưa chai nước: “Thưa, của ông đây, giá 5.000. Cám ơn ông…”. Tai tôi lùng bùng. Trong tiềm thức có cái gì nghe quen quen, đọc đâu đó rồi. Đã dợm chân đi, nhưng cũng quay lại: “Thưa bà, bà là người Hà Nội?”. “Vâng ạ, nhà tôi ở  ngõ này đã ba đời rồi, từ thời ông nội tôi ra làm quan ở đây”.
Mẹ tôi nói đúng về con gái Hà Nội. Họ hiếm hoi, ẩn mình như giọt nước đọng ở mặt dưới của lá cây sau cơn mưa. Có duyên mới gặp, phải tìm mới thấy.
Vũ Thế Thành



Nguyễn Văn Lục › Đọc “Một góc ký ức và bây giờ” của Vũ Thế Thành
Đọc “Một góc ký ức và bây giờ” của Vũ Thế Thành
Posted on August 30, 2016 by 
Nguyễn văn Lục
  photo sg.jpg
Người Pháp có Paris, Người Anh có Luân Đôn, người Tàu có Thượng Hải, người Bắc có thể có Hà Nội! Chỉ có người Sài Gòn là không có Sài Gòn. Hoặc giả vay mượn mà muôn đời vẫn xa lạ!
Chấp bút vài dòng về cuốn “Một góc ký ức và bây giờ”, tác giả Vũ Thế Thành
Cho đến bây giờ, tuổi đã hạc, tôi vẫn chưa hiểu rõ cái ý của cái anh Chí Phèo, làng Vũ Đại, nói: ‘Ở đâu có này thì ở đó có kia’ là nghĩa lý làm sao?Phải chăng đó là một chủ trương sống huề cả làng? Nếu thật sự, anh Chí Phèo của tôi chủ trương như vậy thì tôi coi thường anh lắm!
Nhưng tôi biết chắc một điều, anh Chí Phèo là người radical, chơi tới bến, thường hướng dẫn và gợi hứng cho tôi nhiều điều; ngay cả cái nhân cách Chí Phèo, ngay cả cách chửi của anh cũng là một triết lý sống. Này nhé, cả làng Vũ Đại đã có một ai dám chửi quan chức từ trên xuống dưới? Anh chửi tuốt. Phải đấy, dám chửi điều xấu phải là một người có nhân cách lắm chứ! Hơn nhiều người. Muôn người mới có một.
Tôi theo anh không kịp. Anh chỉ khác tôi một điều. Anh sống bằng chửi còn tôi sống để cầm bút. Mà cầm bút như tôi thì quả thực: giấy bút lầm than. Tôi nói thật.
Trong thời đại này, một thời đại mà mọi giá trị đều mất giá. Viết tử tế là một điều khó lắm vì người tử tế không còn nữa.
  photo vuthethanh.jpg
Nguồn: NXB Hội Nhà Văn
Vậy mà tôi được đọc một nhà văn trong nước, Vũ Thế Thành, hiện ẩn cư tại Đà Lạt, viết một cuốn truyện mà như một làn gió thoảng giữa cơn bão táp thời cuộc. Ông viết nhẹ nhàng như chuyện đời thường, đọc như uống một ly chanh đường giữa cái nắng Sài Gòn; ông viết về chuyện bây giờ mà như thể viết về ở một nơi nào khác, viết như một hồi ức nhắc nhở, đọc chơi.
Nhưng, đọc anh, tôi thấy tôi trong đó: Cái tôi di cư thời Phú Thọ lều, cái tôi Đà Lạt thời sinh viên, cái tôi Sài Gòn nhớ nhớ quên quên. Nhất là cái tôi sau 1975 trong tâm trạng người Sài Gòn trong cuộc đổi đời.
Chỉ khác tôi một điều là những chuyện anh viết đều là chuyện xem ra nhỏ và không quan trọng. Nhưng chuyện nào cũng gợi ý một cách kín đáo về một cái gì khác. Nó không đến lộ liểu như câu chuyện “Chiếc bình vôi” hay “Con ngựa già của Chúa Trịnh” thuở nào.
Sự việc viết ra chỉ là cái cớ để nói về một điều không phải là cái ấy. Và phải chăng đó là chủ đích của người câm bút?
Như đã nói, đọc anh, tôi rất dễ chia xẻ vì có một mẫu số chung nào đó. Mẫu số chung ấy trong cùng một hoàn cảnh, càng cắm rễ sâu, khi phát tán càng có cơ hội gắn bó, gần gũi. Mỗi người một phương mà tấm lòng vẫn là một.
Cái tâm trạng chung là nhớ về. Không ngờ cái tâm trạng từ mỗi cá thể trở thành cái chung trong cái riêng. Nó sẽ tự phát trở thành một thứ ký ức tập thể (collective memory).
Cái nhớ của tác giả cũng là cái nhớ của tôi và của nhiều người khác đã từng một cội nguồn, đã từ đó mà lớn lên. Và chỉ cần một cái click nhẹ mọi sự sẽ như một cảnh trí quay lại của một câi đèn kéo quân.
Thật vậy, trong trí nhớ của tôi Đà Lạt là một thành phố quanh năm là mùa xuân.
Chỉ cần ngồi trên chiếc xe đò Minh Trung, qua khỏi Định Quán, đi qua Blao là như hít thở không khí Đà Lạt rồi. Một Đà Lạt còn giữ được vẻ nguyên sơ với những người Thượng từ một triền núi nào đó xuất hiện bất ngờ, trên vai gù một vài củ măng.
Vắng bóng người sơn cước, Đà Lạt mất cái căn cước của mình.
  photo nguoithuong-600x380.jpg
Phụ nữ miền sơn cước. Nguồn: pierredeloubresse.wordpress.com
Đà Lạt cũng lộ cho thấy đó là một thành phố tiêu biểu cho phong cách thuộc địa với những biệt thự ẩn hiện dưới các triền đồi thơ mộng. Sân cù, thảm cỏ xanh mướt, đồi thông, tháp chuông trường Yersin màu gạch đỏ. Đẹp làm sao.
Nhà của dân chúng thì thường bàng gỗ sơn đủ mầu, có cửa kính, trước khi nó trở thành một thành phố của các đám cưới với tuần trăng mật.
Và dĩ nhiên, Đà Lạt của tôi cũng như của tác giả, không phải là thứ Đà Lạt với:
“nhà hàng, nhà cao tầng, các vạt đồi đã đốn cây xanh, còn trơ đất đỏ sẵn sàng cho những dự án hoành tráng, xứng tầm với thành phố du lịch, xứ sở ngàn hoa như có người nói` Người ta cắt một mảnh Sài Gòn lên, đem dán vào Đà Lạt và bảo rằng Đà Lạt đang phát triển trong quy hoạch.”
(trích bài “Kiều Lão Đà Lạt” của tác giả).
Một Đà lạt mà tác giả tự hỏi còn cái hồn ra sao?
Theo tôi, ký vãng cũ lúc nào không hay trở thành cái lẽ sống ở đời (La raison d’être)ở những người như tác giả.
Cho nên, từ một miếng ăn, dù tầm thường như nước măm tĩn Phan Thiết, trứng vịt lộn, miếng chả lụa với hương vị riêng của nó, mùi cà cuống, v.v., tất cả những thứ đó với vốn liếng chuyên môn khoa học về thực phẩm của tác giả trong sự phân tích hóa học, nó gợi nhớ người đọc đến Vũ Bằng, khi sống ở Sài Gòn cũng gợi nhớ về Hà Nội trong “Miếng ngon Hà Nội” với Cốm vòng, Rươi, Ngô rang, Khoai lùi, Gỏi, Chả cá, Thịt cầy thời trước 1975.
Nhưng tính chất khoa học của món ăn thì hẳn không tìm thấy trong “Miếng ngon Hà Nội” của Vũ Bằng được.
Những phần viết về món ăn này chiếm một tỉ lệ ưu thế trong số bài viết của tác giả mà khéo sắp xếp và trình bầy, nó có cơ may trở thành như một thứ chủ thuyết phồn thực.
Nhưng trong tất cả các bài viết ấy, dù là một cảnh trí bên Pháp hay Đức như: Một chút Sài Gòn trong lòng Hamburg, Trăm nghìn nỗi khổ, Cà cuống, Con gián và đàn bà, Hồi đó tụi mày ở đâu, Ai hột vịt lộn.. hôn, Sài Gòn, Cà phê và nhạc sến, Món ăn dĩ vãng, Chuyện của một thời, Phút cuối trong tầm tay, tất cả đều kín đáo gửi đi một thông điệp.
Trong bài “Một chút Sài Gòn trong lòng Hamburg”, tác giả viết:
“Nửa đêm về sáng khi viết những dòng chữ này từ Hamburg, tôi chợt thấy nhớ và thương Sài Gòn lận đận, nơi tôi sinh ra, lớn lên và sống gần hết đời mình. Người ta cứ tiến, còn mình đứng yên, người bán buôn những hứa hẹn hoa mỹ, nhưng rất nhiều người vẫn nuôi hy vọng đổi đời qua những tấm vé số.”

  photo Going-through-rubble-Berg-Street-Hamburg-Altona-July-19432-900x659.jpg
Tìm trong đổ nát trên phố Berg, Altona, Hamburg tháng 7 năm 1943, Nguồn: www.johndenugent.com
Tâm trạng ấy là có thật và chỉ khi xa nhà mới thấy thấm thía.
Phải đi xa, ở xa có khi nửa vòng trái đất mới xót thương, tội nghiệp cho Sài Gòn. Sài Gòn đau đáu trong giấc ngủ muộn mỗi khi nghĩ về.
Bản thân tôi, đã từng nhiều đêm thao thức, đôi khi phẫn nộ mỗi khi đọc những tin tức xấu về đất nước mình. Có một thứ giao cảm rất gần gũi ở một không gian xa cách mịt mù mới cảm nhận được. Thật đến lạ. Người Sài Gòn mí nhau có thể chèn lách, vượt, đạp lên nhau để có thể lấn lên trước bất kể sinh mạng người khác. Rồi cảnh tượng xấu nhất có thể xảy ra là thây người nằm chết, máu me lênh láng đầy đường trước con mắt bàng quang của nhiều người.
Cái đó chỉ có thể xẩy ra ở Việt Nam.
Phần người ở xa không sao hiểu được! Đã có không biết bao nhiêu điều như thế của Sài Gòn, nay không hiểu được.
Sự chia xẻ của tôi với tác giả có thể còn trở nên căn thiết hơn khi tôi đọc bài Chuyện của một thời! Những kinh nghiệm của tác giả với 6 tháng đạp xích lô ghi lại những khoảnh khắc sống cũng như những nghịch cảnh khi Sài Gòn không còn có tên là Sài Gòn nữa là những kinh nghiệm đắt giá, của một người trong cuộc.
Tôi xin phép tác giả và độc giả ghi lại vài cảm nghĩ của tôi về một Sai Gòn thân thương, một Sài Gòn:
Thóc thơm
Gạo trắng
Gió hiền
Miền Nam phì nhiêu nắng ấm.
(Trích bài thơ của Dương Như Nguyện.)
Một Sài Gòn chỉ tóm gọn trong có một câu:
Sài Gòn đẹp lắm, Sài Gòn ơi!
  photo SG1969-600x401.jpg

Sài Gòn, 1969. Nguồn: OntheNet
Phải thú thực với lòng mình-thú thực với tác giả và những ai đọc những dòng này là khi về, đặt chân đến Sài Gòn, tôi có một cảm giác xa lạ và có cảm tưởng cuộc sống ở nơi đây như thể có gì đổi khác.
Mọi sự như không còn như trước nữa, một cuộc sống như thể ở một nơi nào khác.
Nó không phải là một Sài Gòn của tôi như thuở nào. Mà mục đích về là đi tìm cái Sài Gòn của tôi.
Vẫn đường phố ấy, vẫn con đường Duy Tân nhưng nay nhà cửa xây dựng san sát như chen chúc nhau để nhô lên. Nhộn nhịp hơn, nhưng cũng xô bồ hơn.
Đi dọc đường Lê Văn Duỵệt cũ, nơi tôi đã lớn lên, tôi kịp nhận ra, dọc hai bên đường, những sợi giây điện đủ loại, từng bó, từng chùm, chúng xoắn vào nhau hằng trăm sợi, quấn chằng chịt lấy nhau, len lỏi vào tầng hai của balcon mỗi nhà, chui vào ngõ hẻm, làm chĩu nặng nghiêng đổ các cột điện gỗ dưới sự trì kéo của chúng.
Tôi có một cảm giác sợ hãi không cắt nghĩa được. Chúng là những sợi gì? Tên chúng là gì? Chúng là ai?
Có thể là những sợi gian đối, lừa phỉnh! Sợi vu oan! Sợi tô hồng! Sợi gian tham! Sợi bóc lột! Sợi giam hãm tù tội. Sợi trói buộc trói tay! Sợi làm mất nhân phẩm con người!
Còn đâu là những sợi tơ trời, giăng mắc ràng buộc nhau trong thân phân phận lứa đôi?
Sài Gòn bây giờ còn là những tiếng động miên tục, ngày đêm, chu kỳ tần số âm thanh đập vào màng nhĩ trong lúc sống, lúc ăn nhậu, lúc tranh cãi, lúc làm hùng hục, lúc yêu đương phiền muộn cũng như trong lúc ngủ.
Tôi chỉ thực sự thấy Sài Gòn im ắng có một lần, một lần duy nhất mà thôi, trong cả năm. Đó là khoảng 5,6 giờ chiều ngày 30 tết.
Nhưng độ 10 giờ tối, nó lại trở về cơn mê điên cuồng của tiếng động. Trong cơn mê của tiếng động,con người không còn có dịp để nghe tiếng của con người cũng như tiếng động của thiên nhiên.
Đó là một cuộc sống vong thân của con người trong tiếng động. Tiếng động đã trấn áp tất cả!!
Đến gà không thể gáy, chó không còn sủa. Nào có ai nghe được tiếng chó tru ban đêm gọi đực. Tiếng u hờ bên sông.
Nói chi đến tiếng cựa mình của đài nụ nở hoa. Tiếng mưa rơi âm thầm hoặc lộp bộp trên tàu lá chuối.
Hết rồi tiếng chim líu lo trên cành! Tôi chưa từng hiếm hoi nghe được tiếng chim hót buổi sáng.
Giã từ tiếng gà gáy o o buổi sáng hay sau khi đạp mái.
Không bao giờ nữa còn nghe tiếng chuông nhà thờ buổi sáng cũng như tiếng lục lạc của trâu về chuồng.
Một đất nước của những kẻ thâm niên làm lịch sử mà tên tuổi giăng mắc đầy đường phố lại mâu thuẫn thay vắng bóng con người.
Người Pháp có Paris, Người Anh có Luân Đôn, người Tàu có Thượng Hải, người Bắc có thể có Hà Nội! Chỉ có người Sài Gòn là không có Sài Gòn. Hoặc giả vay mượn mà muôn đời vẫn xa lạ!
Cám ơn tác giả đã cho tôi mượn đất viết đôi dòng ở trên để ghi lại một chút về Sài Gòn, của tác giả, cũng là của tôi, cũng là của những người miền Nam, của những kẻ đã ra đi và của những kẻ còn ở lại.
Trước khi kết thúc bài viết, tôi chỉ thấy có một điều khác biệt giữa tôi và tác giả. Đó là sự khác biệt về tâm trạng.
Là mỗi khi kết thúc một bài viết, tác giả thường bày tỏ một tâm trạng buồn. Một cái buồn như thể một triết lý sống trong nỗi bất lực, buông xuôi. Buồn là một thái độ và không bao giờ là một giải pháp, một cựa mình.
Nỗi buồn của tác giả làm tôi nghĩ đến cuốn sách mỏng, xuất bản năm 2013 của Amai B’Lan: Nước mắt của Rừng. Nỗi buồn và nước mắt có giải quyết được gì không?
Tôi ở xa. Tôi luôn luôn phẫn nộ. Chúa trước khi về cõi, chỉ nhắc các đệ tử: Các con phải tỉnh thức và cầu nguyện. Đó là cách nói của Chúa, cách nói của bậc thánh nhân.
Phần tôi, tôi có cách nói của tôi! Đất nước của chúng ta vốn trước đây muốn vượt qua sông, qua ngòi, phương tiện duy nhất của chúng ta là đi qua các cây cầu khỉ (monkey bridge)!
Đừng vội quên quá khứ của mình, đừng vội quên cha ông mình. Đừng vội quên cội nguồn. Vì thế, trước những sai trái làm tác hại đến đất nước, con người. Tôi bày tỏ sự phẫn nộ. Biết nói không, biết chối từ, biết lên tiếng khi cần lên tiếng. Cách nói ấy động não và bắt phải cựa mình. Đối với tôi, trên tất cả mọi thứ, vẫn là con người.
Phần tác giả, xin bạn đọc hoan hỉ cầm lấy và đọc tác giả, như tôi đã đọc.
© 2016 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”

Nguồn: Bài do tác giả gởi. DCVOnline hiệu đính và minh hoạ.