Kính mời quý anh chị đọc bài sưu tầm.
Caroline Thanh Hương
Tháng bảy kể sự tích mùa Ngâu.
Bên cạnh mùa Vu Lan báo hiếu, tháng bảy âm lịch còn được gọi là “mùa Ngâu”. Hầu như ngày nào trời cũng mưa, những cơn mưa thường không lớn nhưng dầm dề như “thối trời thối đất”. Người ta gọi đó là “mưa Ngâu”,
nó gắn với một câu chuyện truyền thuyết cảm động về tình yêu. Chuyện kể
rằng xưa ở một vùng nọ phong cảnh sơn thủy hữu tình rất đẹp, có chàng
Ngưu Lang chân chất, khỏe mạnh và siêng năng. Một hôm đi lấy củi về qua
hồ nước ven rừng, Ngưu Lang chợt nghe tiếng reo cười vui vẻ bèn nhẹ
nhàng lại gần, núp sau bụi cây và ngẩn ngơ nhìn: Trước mắt chàng là bảy
nàng tiên xinh đẹp tuyệt trần với đôi cánh trắng muốt đang vui đùa trên
thảm cỏ. Rồi các nàng tiên rủ nhau xuống hồ tắm mát.
Họ trút bỏ xiêm y và những đôi cánh. Ngưu Lang say sưa ngắm nhìn, lòng thầm chọn cô nàng nhỏ nhắn, xinh xắn và đáng yêu nhất. Đó chính là nàng tiên út, con của Ngọc Hoàng thượng đế, tên là Chức Nữ. Nhưng chàng lại lo lắng vì chỉ lát nữa thôi, khi tắm xong các nàng tiên sẽ bay về trời và chàng sẽ chẳng còn cơ hội gặp lại nàng nữa! Một ý định táo bạo chợt nảy ra: Chàng bèn kín đáo tới bên lùm cây, lấy trộm đôi cánh của Chức Nữ giấu đi.
Tới khi một nàng tiên chợt kêu lên: “Muộn rồi, các chị em ơi, chúng ta mau về thôi!” Họ vội vã mặc đồ, chắp cánh vào và bay lên. Riêng Chức Nữ luýnh quýnh tìm hoài không thấy cánh. Trời sắp tối, sáu nàng tiên không thể chờ đợi nên đành bay về trời…Vậy là Chức Nữ đành ở lại cùng Ngưu Lang. Chàng không thể ngờ mình lại có người vợ tiên xinh đẹp dễ thương như vậy. Ngày qua ngày, họ chung sống thực hạnh phúc. Nàng ngày càng yêu mến, gắn bó với chàng và cuộc sống nơi trần thế.
Một này nọ, Ngưu Lang lên rừng kiếm củi, Chức Nữ cặm cụi dọn dẹp nhà cho đỡ buồn. Tình cờ nàng tìm thấy đôi cánh mà lâu nay chàng giấu kỹ trong buồng. Nàng bèn mang ra sân vuốt ve, ngắm nhìn và bồi hồi nhớ lại kỷ niệm xưa. Đã lâu lắm rồi nàng không được tung tăng bay lượn, không được vui vầy cùng cha mẹ và các chị…Nàng chợt thử chắp đôi cánh vào. Nào ngờ lập tức nó nâng bổng nàng lên cao và bay thẳng về trời, mặc cho nàng hoảng hốt kêu tên chàng. Duyên phận nơi trần thế đã hết, đến lúc nàng phải trở lại xứ sở của mình…
Ngưu Lang trở về, hốt hoảng tìm vợ khắp nơi và phát hiện ra đôi cánh đã mất. Chàng vô cùng đau khổ vì điều chàng lo sợ nhất bấy nay đã xảy ra! Trước sau chỉ yêu thương mình nàng, nên chàng quyết chí lặn lội đi tìm vợ. Trải qua bao nhiêu vất vả hiểm nguy, cuối cùng Ngưu Lang cũng tìm được đường lên trời. Nhưng tới dòng sông Ngân Hà rất lớn ngăn cách thế giới của trời, mà người phàm trần không thể vượt qua. Thất vọng, Ngưu Lang đứng bên bờ sông khóc than thảm thiết, cầu xin Ngọc Hoàng rủ lòng thương, cho vợ chồng chàng được đoàn tụ.
Còn Chức Nữ, từ khi về trời cũng ngày đêm ủ dột, buồn nhớ chồng. Nhưng nàng đã phạm luật trời nên bị Ngọc Hoàng quở phạt và không cho phép đi đâu nữa. Cho tới một ngày, nghe tiếng chàng tha thiết gọi tên mình, nàng vội chạy tới nhưng cũng chỉ có thể đứng bên này sông Ngân Hà nhìn sang mà khóc! Ngày tiếp ngày, hai người yêu nhau không còn thiết gì hơn, cứ đứng hai bên bờ sông nhìn nhau mà đau khổ, ai oán.
Nao lòng trước cảnh tượng đó, Ngọc Hoàng đành gia ân cho họ được gặp nhau mỗi năm một lần vào tháng 7 âm lịch. Lai sai đàn chim Ô Thước (còn gọi là chim khách) kết thành chiếc cầu băng qua dòng Ngân Hà mênh mông. Vì vậy cây cầu này cũng được gọi là cầu Ô Thước. Và người ta nói rằng, từ đó cứ vào tháng bảy là không thấy bóng dáng chim khách đâu, bởi chúng phải lên trời làm cầu cho Ngư Lang Chức Nữ đoàn tụ...
Có một số tình tiết khác nhau trong những phiên bản của câu chuyện huyền thoại này. Có chuyện kể thêm rằng, đôi tình nhân này đã có duyên tiền kiếp với nhau. Bởi Ngưu Lang vốn là vị thần chăn trâu còn Chức Nữ là tiên nữ dệt vải trên thiên đình. Nhưng hai người say mê nhau tới mức bỏ bê công việc nên bị Ngọc Hoàng trách phạt, bắt phải chia lìa, một người ở đầu một người ở cuối dòng Ngân Hà. Sau đó Ngọc Hoàng mới thương tình cho họ gặp nhau một lần vào rằm tháng 7 hàng năm. Lại cho vời nhiều thợ mộc giỏi ở trần gian lên xây cầu qua sông Ngân Hà để đôi tình nhân được đoàn tụ. Nhưng đám thợ đều cây tài, không ai chịu nghe ai nên cự cãi hoài, tới hạn mà cầu vẫn chưa xây xong. Ngọc Hoàng quở phạt, bắt họ hóa thành đàn quạ (chim Ô), kê đầu sát nhau làm thành chiếc cầu. Nhưng đám quạ vẫn ấm ức chuyện xưa và tiếp tục cãi vã, mổ nhau chí chóe. Rồi cả đàn chim Thước (chim khách) cũng sát cánh giúp đỡ để kết nên nhịp cầu cho đôi tình nhân được gặp nhau. Bởi vậy người ta còn gọi là cầu Ô Thước.
Rồi Ngọc Hoàng đã thương cảm trước cảnh ngộ éo le mà cho Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau trong đêm rằm tháng bảy...
Nhưng dù có tình tiết khác nhau thế nào thì cuối cùng đều có chung một phần kết cảm động: Vợ chồng Ngưu Lang Chức Nữ gặp được nhau, mừng mừng tủi tủi và muôn hàng lệ tuôn tràn. Những dòng nước mắt yêu thương đó rơi xuống trần gian, tạo thành những cơn mưa không lớn nhưng sụt sùi, dầm dề. Người ta gọi đó là mưa Ngâu, và tháng 7 là tháng Ngâu hay mùa Ngâu. Câu chuyện truyền thuyết về tình yêu vợ chồng nồng nàn, chung thủy mà đầy éo le đó đã đi vào cuộc sống dân gian từ bao đời nay. Và những đôi lứa vì hoàn cảnh nào đó mà phải xa lìa, lâu lâu mới có dịp gặp nhau cũng được gọi là “vợ chồng Ngâu”.
Vũ Thanh
Họ trút bỏ xiêm y và những đôi cánh. Ngưu Lang say sưa ngắm nhìn, lòng thầm chọn cô nàng nhỏ nhắn, xinh xắn và đáng yêu nhất. Đó chính là nàng tiên út, con của Ngọc Hoàng thượng đế, tên là Chức Nữ. Nhưng chàng lại lo lắng vì chỉ lát nữa thôi, khi tắm xong các nàng tiên sẽ bay về trời và chàng sẽ chẳng còn cơ hội gặp lại nàng nữa! Một ý định táo bạo chợt nảy ra: Chàng bèn kín đáo tới bên lùm cây, lấy trộm đôi cánh của Chức Nữ giấu đi.
Tới khi một nàng tiên chợt kêu lên: “Muộn rồi, các chị em ơi, chúng ta mau về thôi!” Họ vội vã mặc đồ, chắp cánh vào và bay lên. Riêng Chức Nữ luýnh quýnh tìm hoài không thấy cánh. Trời sắp tối, sáu nàng tiên không thể chờ đợi nên đành bay về trời…Vậy là Chức Nữ đành ở lại cùng Ngưu Lang. Chàng không thể ngờ mình lại có người vợ tiên xinh đẹp dễ thương như vậy. Ngày qua ngày, họ chung sống thực hạnh phúc. Nàng ngày càng yêu mến, gắn bó với chàng và cuộc sống nơi trần thế.
Một này nọ, Ngưu Lang lên rừng kiếm củi, Chức Nữ cặm cụi dọn dẹp nhà cho đỡ buồn. Tình cờ nàng tìm thấy đôi cánh mà lâu nay chàng giấu kỹ trong buồng. Nàng bèn mang ra sân vuốt ve, ngắm nhìn và bồi hồi nhớ lại kỷ niệm xưa. Đã lâu lắm rồi nàng không được tung tăng bay lượn, không được vui vầy cùng cha mẹ và các chị…Nàng chợt thử chắp đôi cánh vào. Nào ngờ lập tức nó nâng bổng nàng lên cao và bay thẳng về trời, mặc cho nàng hoảng hốt kêu tên chàng. Duyên phận nơi trần thế đã hết, đến lúc nàng phải trở lại xứ sở của mình…
Ngưu Lang trở về, hốt hoảng tìm vợ khắp nơi và phát hiện ra đôi cánh đã mất. Chàng vô cùng đau khổ vì điều chàng lo sợ nhất bấy nay đã xảy ra! Trước sau chỉ yêu thương mình nàng, nên chàng quyết chí lặn lội đi tìm vợ. Trải qua bao nhiêu vất vả hiểm nguy, cuối cùng Ngưu Lang cũng tìm được đường lên trời. Nhưng tới dòng sông Ngân Hà rất lớn ngăn cách thế giới của trời, mà người phàm trần không thể vượt qua. Thất vọng, Ngưu Lang đứng bên bờ sông khóc than thảm thiết, cầu xin Ngọc Hoàng rủ lòng thương, cho vợ chồng chàng được đoàn tụ.
Còn Chức Nữ, từ khi về trời cũng ngày đêm ủ dột, buồn nhớ chồng. Nhưng nàng đã phạm luật trời nên bị Ngọc Hoàng quở phạt và không cho phép đi đâu nữa. Cho tới một ngày, nghe tiếng chàng tha thiết gọi tên mình, nàng vội chạy tới nhưng cũng chỉ có thể đứng bên này sông Ngân Hà nhìn sang mà khóc! Ngày tiếp ngày, hai người yêu nhau không còn thiết gì hơn, cứ đứng hai bên bờ sông nhìn nhau mà đau khổ, ai oán.
Nao lòng trước cảnh tượng đó, Ngọc Hoàng đành gia ân cho họ được gặp nhau mỗi năm một lần vào tháng 7 âm lịch. Lai sai đàn chim Ô Thước (còn gọi là chim khách) kết thành chiếc cầu băng qua dòng Ngân Hà mênh mông. Vì vậy cây cầu này cũng được gọi là cầu Ô Thước. Và người ta nói rằng, từ đó cứ vào tháng bảy là không thấy bóng dáng chim khách đâu, bởi chúng phải lên trời làm cầu cho Ngư Lang Chức Nữ đoàn tụ...
Có một số tình tiết khác nhau trong những phiên bản của câu chuyện huyền thoại này. Có chuyện kể thêm rằng, đôi tình nhân này đã có duyên tiền kiếp với nhau. Bởi Ngưu Lang vốn là vị thần chăn trâu còn Chức Nữ là tiên nữ dệt vải trên thiên đình. Nhưng hai người say mê nhau tới mức bỏ bê công việc nên bị Ngọc Hoàng trách phạt, bắt phải chia lìa, một người ở đầu một người ở cuối dòng Ngân Hà. Sau đó Ngọc Hoàng mới thương tình cho họ gặp nhau một lần vào rằm tháng 7 hàng năm. Lại cho vời nhiều thợ mộc giỏi ở trần gian lên xây cầu qua sông Ngân Hà để đôi tình nhân được đoàn tụ. Nhưng đám thợ đều cây tài, không ai chịu nghe ai nên cự cãi hoài, tới hạn mà cầu vẫn chưa xây xong. Ngọc Hoàng quở phạt, bắt họ hóa thành đàn quạ (chim Ô), kê đầu sát nhau làm thành chiếc cầu. Nhưng đám quạ vẫn ấm ức chuyện xưa và tiếp tục cãi vã, mổ nhau chí chóe. Rồi cả đàn chim Thước (chim khách) cũng sát cánh giúp đỡ để kết nên nhịp cầu cho đôi tình nhân được gặp nhau. Bởi vậy người ta còn gọi là cầu Ô Thước.
Lại có chuyện khác kể rằng Ngưu Lang (Tức sao Ngưu Lang hay chàng chăn bò) là một chàng chăn bò trẻ tuổi. Một lần tình cờ chàng bắt gặp bảy nàng tiên xinh đẹp đang tắm và đang vui vẻ đùa giỡn bên hồ nước. Với sự giúp đỡ của người bạn đồng hành tinh quái là một con bò, chàng đã lấy trộm xiêm áo của họ. Các nàng tiên bèn cử cô út và xinh đẹp nhất là Chức Nữ (tức sao Vega hay nàng tiên dệt vải) tới gặp chàng để lấy lại xiêm áo. Ngất ngây vì sắc đẹp và sự dễ thương của nàng, Ngưu Lang đã đánh bạo cầu hôn. Và nàng đã quyết định ở lại trần gian, cùng chàng chung sống hạnh phúc. Nhưng Thiên Hậu lại không thể chấp nhận chàng rể trần tục như Ngưu Lang nên dùng kẹp tóc vạch ra một con sông rộng trên bầu trời để chia cắt hai người. Đó chính là dải Ngân Hà, với hai ngôi sao Ngưu Lang và Chức Nữ nằm ở hai bên. Từ đó Chức Nữ ngày ngày ngồi bên bờ sông, buồn bã dệt nên những đám mây ngũ sắc. Còn Ngưu Lang phải một mình nuôi hai con , đó là hai ngôi sao nhỏ bên cạnh sao Ngưu Lang. Và chàng chỉ có thể ngậm ngùi nhìn vợ từ xa...
Rồi Ngọc Hoàng đã thương cảm trước cảnh ngộ éo le mà cho Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau trong đêm rằm tháng bảy...
Nhưng dù có tình tiết khác nhau thế nào thì cuối cùng đều có chung một phần kết cảm động: Vợ chồng Ngưu Lang Chức Nữ gặp được nhau, mừng mừng tủi tủi và muôn hàng lệ tuôn tràn. Những dòng nước mắt yêu thương đó rơi xuống trần gian, tạo thành những cơn mưa không lớn nhưng sụt sùi, dầm dề. Người ta gọi đó là mưa Ngâu, và tháng 7 là tháng Ngâu hay mùa Ngâu. Câu chuyện truyền thuyết về tình yêu vợ chồng nồng nàn, chung thủy mà đầy éo le đó đã đi vào cuộc sống dân gian từ bao đời nay. Và những đôi lứa vì hoàn cảnh nào đó mà phải xa lìa, lâu lâu mới có dịp gặp nhau cũng được gọi là “vợ chồng Ngâu”.
Vũ Thanh
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire