Đời cha bỏ xứ, đời con bỏ nước, đời sau tổ quốc có còn chăng?
Kính gửi quý anh chị tài liệu sưu tầm.
Caroline Thanh Hương
Mùa Hè 2005 Số 16 Été 2005 N° 16
Chủ đề: 50 năm di cư, 30 năm di tản
Văn học Trung Quốc có áng thơ Đào Nguyên Ký của Đào Tiềm (365-427) kể
chuyện một người đánh cá đất Vũ Lăng, đời nhà Tấn, ngược dòng suối đỏ
cánh hoa đào, qua một hang hẹp, tới một thung lũng có nhà cửa khang
trang, có ruộng tốt ao sâu, có bóng trúc có vườn dâu, tiếng gà kêu tiếng
chó sủa đều nghe rõ. Dân tình sung túc già trẻ, đàn ông đàn bà đều hớn
hở vui vẻ. Hỏi ra mới hay là đám người này trốn nạn Tần Thủy Hoàng, đốt
sách, chôn học trò, mà tới đất này sinh sống, cách biệt hẳn với người
bên ngoài, khiến không còn biết là đất nước đã qua ba triều Hán, Ngụy và
Tần. Tục lệ vẫn giữ tục lệ cũ áo quần vẫn giữ kiểu xưa. Họ mời người
đánh cá về nhà khoản đãi. Nghe người đánh cá kể lại mọi truyện thay đổi
bên ngoài, họ tỏ vẻ đau xót mà thở than. Ngày người đánh cá trở ra về,
họ dặn người đánh cá đừng kể cho người ngoài hay chuyện họ tại đất nguồn
đào này. Về tới nhà người đánh cá trình quan kể lại sự tình. Quan cho
người đi tìm đất nguồn đào nhưng không sao kiếm ra.
Người Việt Nam, theo sử cổ vốn sinh sống từ vùng trung tâm đất Trung
Quốc ngày nay. Nhưng vì chữ tự do, không muốn bị đồng hóa với người Hán
mà đi tản về phương Nam, để giữ gìn truyền thống ông cha cùng tiếng mẹ
đẻ. Năm 1954, nhờ chữ ký của Chu Ân Lai, người cộng sản làm chủ miền Bắc
đất nước Việt Nam, không những đốt sách, giết dân, họ còn phá hủy chùa
chiền nhà thờ, khiến một triệu người, đa số là người nghèo khổ theo
gương người xưa bỏ làng mạc nhà cửa di cư vào Nam tìm tự do. Hai mươi
năm sau, 1975, một lần nữa nhờ biến chuyển cục diện chính trị thế giới,
người cộng sản đã nhân cơ hội tiến chiếm miền Nam. Một lần nữa người
việt Nam tự do lại bỏ làng mạc đất nước ra đi, đa số vẫn là người dân
nghèo khó, không ngại nguy hiểm vượt biển tìm đất sống tự do mới. Cuộc
vượt biển di tản của người Việt Nam này như những nhát búa góp phần đập
đổ bức tường ô nhục Bá Linh, mà trước đó người dân Ba Lan, Hung Gia Lợi
và Tiệp Khắc đã hy sinh mà chưa thành công.
Giữ lại chút ít hình ảnh về hai cuộc di cư năm 1954-55 và cuộc di tản
sau 1975 là mục tiêu của Truyền Thông số 16, đặc biệt dưới dạng in trên
giấy và in trên CD.
Lời giới thiệu
50 năm rời đất Bắc
30 năm sau di tản
Phần I - 1954
Rời làng, bỏ xóm
Cầu nguyện
Xin bình an
Đáp máy bay rời Nam Định
Ngóng tìm
Trại tỵ nạn Hải Phòng
Bà cháu đi đâu?
Lên tàu vào Nam
Vào Nam
Con tàu chật chội
Đường Tự Do
USS SHAGIT
Qua ống kính Ray Hackenberg
Thủy táng em bé di cư không đến bến
Đường Tự Do
USS SHAGIT
Qua ống kính William Ray Park
Niềm thương nhớ của người bỏ xứ
Cùng với con và cháu
Đường Tự Do
USS SHAGIT
Qua ống kính Rolland Turcotte
Đường Tự Do
USS BAYFIELD
Qua ống kính nhiếp ảnh gia
chính thức Hải Quân Hoa Kỳ
Đường Tự Do
USS MONTROSE, USS MOUNTRAIL
Ảnh của National Geographic Magazine,
Volumne CVII, Number Six, June 1955
Phần II - 1975
Rời làng, bỏ xóm
Di tản 2700 trẻ em mồ côi đầu tháng 4 năm 1975
Tai nạn phi cơ
Dọc quốc lộ số 1
Bỏ lại thành đô
Trên đường di tản
Bằng mọi phương tiện
Bất chấp hiểm nguy
Lương Tâm Thế Giới
Songkla, Thái Lan
Đảo Guam, Mỹ
Pulau Bidong, Mã Lai
Thập Niên 80
Người Vượt Biển Đến Hồng Kông
Qua ống kính KIU CHAN
Cưỡng Bách Hồi Hương
Tự Do hay Là Chết
Trại Tỵ Nạn Phi Luật Tân
Tưởng Nhớ Thuyền Nhân
Pulau Bidong & Pulau Galang
Bia Tưởng Niệm thiết lập tháng 3, 2005 tại Pulau Galang và Bidong
Dưới áp lực của Hà Nội bia bị đục vào tháng 5, 2005 (Pulau Galang)
1975: Đánh cho Mỹ Cút
2005: Lại Rước Đế Quốc Về
Đảng Cộng Sản Việt Nam
Bill Clinton tại Hà Nội tháng 11, 2000
Hà Nội năm 2000
Trải thảm đỏ đón thù xưa. USS Vandergrift đến Saigon 11, 2003
30 năm sau chiến hạm Mỹ trở lại Saigon
Bến Bạch Đằng (tháng 11, 2003)
Ôm chân Mỹ cầu may Phan Văn Khải tại Boston 24-6-2005
Ottawa, Thủ đô Gia Nã Đại 27 tháng 6 năm 2005
"Canada tin rằng ý nghĩa tự do phải là một giá trị có tính toàn cầu..."
Paul Martin, Thủ tướng Gia Nã Đại, 26 tháng 6 năm 2005
50 năm rời đất Bắc
30 năm sau di tản
Phần I - 1954
chính thức Hải Quân Hoa Kỳ
Volumne CVII, Number Six, June 1955
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire