Ngày hè, chúng ta hay bị vây bởi những con vi vu như những chú ong đi tìm chút mật, như những chú ruồi thích xông vào những nơi không ai mời mà mấy chú cứ ở lỳ chẳng chịu đi vào rồi đi ra.
Ai nấy đều ấm ức vì những vị khách "cố đấm ăn xôi" này.
Đây rồi, những hoa nở vừa làm đẹp nhà ta trên những bệ cửa sổ, vừa có nhiệm vụ làm màn lưới thiên nhiên ép những vị khách vo vo này ở ngoài... làm việc.
Có ai ngờ những mùi hương bí ẩn tiết ra từ cành cây , nhánh lá, từ những cánh hoa làm đẹp cho đời lại có chút công dụng.
Kính gửi quý anh chị vài tấm hình chụp vội để chiêm ngưởng những nàng hoa tím đáng yêu quý này nhé.
Caroline Thanh Hương
Hoa Tím vừa làm đẹp vừa làm nhiệm vụ đuổi ruồi, muỗi.
Mùi xã bốc ra từ cánh hoa, từ thân từ lá,họ hàng cô hoa tím này còn có hoa mùi menthe cũng cùng nhiệm vụ.
Lá Mơ từ Houston về đất pháp, công dụng giải độc tuyệt cú mèo.
Cây này ở vùng nhiệt đới nên khi nào trời trở lạnh là phải đem vào nhà tỵ nạn mùa đông.
Cũng may là nó cố ép mình gượng sống để chờ những ngày mới huy hoàng như hôm nay.
Những chiếc lá trị ho, những chiếc lá không thể thiếu trong món ăn Việt.
Lá chỉ sống khi trời thật nóng và khi đông về nó chết theo.
Những quả tomate cerise đầu mùa, năm nay khí hậu mát lạnh lâu quá, xuân cứ ở mãi không cho hè về nên cây tomate cho quả xanh mà mãi không chịu đỏ, như cố giữ mãi mùa Xuân không cho qua Hạ.
Cuối cùng khi hè về, vì bị quá áp bức nên ó cứ cho trời nóng và nóng mãi làm con người phát khổ vì bây giờ phải cầu xin
"Lạy Trời Mưa Xuống
Lấy nước tôi uống"...
nhưng mưa cũng đã nổi cơn thịnh nộ trước đây làm bao nhiêu nhà bị ngập lụt.
Thôi nhé, tôi chẳng dám chọc giận ông trời, vì ngài đã phải làm vừa lòng thế gian này mà cứ mãi bị chê trách trời gần, trời xa.
Hè Năm 2015
Hè về cho vạn vật vui
Tay anh cầm cuốc, lui cui chăm vườn.
Quê này chẳng phải quê hương
Đây là đất khách tạm dung bao người.
Gửi anh, gửi chị nụ cười
Đất lành, chim đậu, nắng tươi trước thềm.
Khi nào "ngày giữa ban đêm"
Người dân nước Việt không thèm gì hơn.
Thanh Hương
Công dụng của lá mơ (12/11/2012)
Lá mơ, còn có các tên khác như: ngưu bì đống, khau tất ma (Tày), co tốt ma (Thái), mơ tròn, dây mơ lông, mơ tam thể, mẫu cầu đằng, ngũ hương đằng, thanh phong đằng, mao hồ lô. Do loại cây này có mùi khó ngửi còn gọi là lá “rau “dấm chó”.
Mơ là loại dây leo bằng thân quấn, sống nhiều năm. Toàn cây có lông mềm, nhất là thân, cành và lá non. Lá vò nát, có mùi khó ngửi. Thân non hơi dẹt, sau tròn, màu lục hoặc tím đỏ. Mùa ra hoa quả từ tháng 8 đến tháng 10. Cómột loài cùng họ, cũng có công dụng tương tự, chỉ khác ở chỗ có quả hình cầu, lá có màu tím đỏ ở mặt sau, gọi là mơ tam thể. Còn người dân miền núilại hay dùng cây mơ rừng, cùng họ, cũng có công dụng như mơ lông. Mơ rừng có đặc trưng khác với những loài trên ở chỗ toàn thân hầu như nhẵn, lá có gốc hình tim rõ, hoa màu hồng.
Lá mơ lông vị hơi đắng, hơi mặn, mùi hôi, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc
làm săn, sát trùng
làm săn, sát trùng
Ở Việt Nam có 5 loài, nhưng mơ lông là loài phổ biến nhất, cây có nguồn gốc từ Ấn Độ, Malaysia. Mơ lông có thể gặp hầu hết các tỉnh (trừ vùng núi cao, trên 1.600 m). Lá mơ thường được trồng ở những hàng rào, bờ vườn hoặc bờ nương rẫy. Có nơi được trồng để làm thuốc. Mơ lông có 2 loại: loại lá màu xanh và loại mơ tam thể. Lá mơ lông vị hơi đắng, hơi mặn, mùi hôi, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc làm săn, sát trùng.
Bài thuốc từ lá mơ lông
- Chữa kiết lỵ lâu ngày: rễ mơ lông, cỏ seo gà, mã đề, đem sao qua sắc uống. Hoặc lá mơ lông tươi, cỏ nhọ nồi tươi, mỗi vị 100 gr sắc đặc chia nhiều lần uống trong ngày.
- Chữa lỵ amip và lỵ trực khuẩn: lá mơ lông 80 gr, cỏ nhọ nồi tươi 150 gr, lá đại khanh 30 gr, hạt cau 16 gr, bách bộ 12 gr, vỏ đại 8 gr, sắc đặc uống làm nhiều lần trong ngày.
- Chữa lỵ: lá mơ lông, lá trâu cổ, mỗi vị 20 gr, lá lốt, nụ sim mỗi vị 10 gr sắc uống hoặc làm viên uống ngày một thang. Hoặc lá mơ lông 30 gr, cỏ sữa 25 gr, rau sam 20 gr, hạt cau khô, vỏ măng cụt mỗi vị 10 gr, thổ phục linh, bạch thược mỗi vị 5 gr sắc uống ngày 1 thang. Hoặc tán nhỏ mỗi lần uống 8 gr, ngày uống 3 lần.
- Chữa tiêu chảy ra máu: lá mơ tam thể, rau sam, cây cứt lợn (mỗi vị 6 gr), đọt cà ăn quả 15 gr, xuyên tâm liên 4 gr. Sắc uống mỗi ngày một thang.
- Chữa ho gà: lá mơ tam thể 150 gr, bách bộ, cỏ mần trầu, rễ chanh, cỏ nhọ nồi, rau má, mỗi vị 250 gr, cam thảo dây 150 gr, trần bì 100 gr, gừng 50 gr, đường kính vừa đủ. Cho vào 6 lít nước, trộn lẫn rồi đun sôi còn 1 lít. Chia ra ngày uống 2-3 lần.
- Một số người còn dùng loại lá xanh không lông để chữa men gan tăng trong các bệnh viêm gan. Mỗi lần dùng 20-25 gr lá tươi, đem rửa sạch, xay nghiền nát gạn lấy nước khoảng độ 250-300 ml, ngày uống 2 lần sáng và tối, thời gian uống từ 5-7 ngày liên tục.
Theo Thanhnien
Tía tô tính ấm, vị cay, có nhiều tinh dầu thơm, tác dụng tốt cho sức khỏe và làm đẹp. Hình minh họa
Toàn cây tía tô có tinh dầu thơm và có lông. Lá có tác dụng rất tốt cho sức khỏe thường dùng trong ẩm thực ngoài ra còn được sử dụng để làm đẹp hiệu quả.
Tía tô tính ấm, vị cay, vào 3 kinh phế - tâm - tỳ, không độc. Lá là rau thơm gia vị rất phổ biến đồng thời là vị thuốc rất hay dùng, để trừ cảm mạo. Hạt làm trà uống và thuốc hạ khí, cành làm thuốc an thai.
Chống lão hóa da với lá tía tô
Bạn lấy lá tía tô phôi khô và đun nước nấu uống hàng ngày như uống trà sẽ giúp bạn giải nhiệt và thanh lọc co thể đồng thời chống lại lão hóa da. Theo đó, những dưỡng chất có trong nước tía tô sẽ ngầm vào người từ từ, dần làm trắng da cho bạn.
Ngoài ra, lá tía tô còn có tác dụng của việc uống nước tía tô là giúp tẩy tế bào chết, cải thiện da khô, làm mềm vết chai cũng như làn da. Các bạn thường xuyên uống sẽ nhanh có làn da đẹp, mịn hơn rất nhiều. Đồng thời, đây cũng là cách chống lão hóa da tuyệt vời.
Lưu ý khi dùng lá tía tô
Đối với thai sản, trong Đông y truyền thống, chỉ thấy nói đến tác dụng an thai. Chủ yếu là dùng cành tía tô để chữa động thai và không nói đến tác dụng giúp bà bầu sinh nở dễ dàng. Vì vậy, bác sĩ Trần Văn Thanh khuyến cáo, đó là những kinh nghiệm được truyền tai nhau. Có thể có tác dụng với người này nhưng không tác dụng với người kia do cơ địa.
Chính vì vậy, bản thân lá tía tô là một loại thuốc, mà đã là thuốc thì khi sử dụng để chữa bệnh phải có chỉ định của thầy thuốc, đặc biệt là với thai phụ. Mọi người không nên tự ý dùng bừa bãi.
Theo Khỏe&Đẹp
Rau răm (Persicaria odorata hay Polygonum odorata), còn gọi là thủy liễu thuộc họ Polygonaceae, là cây thân thảo, gốc bò dài trên mặt đất, lá của chúng được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực Đông Nam Á. Rau răm là sự pha trộn của rau mùi và xả, duy nhất được sử dụng khi lá còn tươi. Là càng già thì hương vị càng mất đi.
Theo Tây y, rau răm chứa nhiều tinh dầu, chủ yếu là alkan aldehyt bao gồm tới 50 chất khác nhau. Về tác dụng dược lý rau răm có thể gây sẩy thai, tiêu thai, kháng estrogen, giải độc nọc rắn...
Theo lương y Quách Văn Nguyên trong Cây rau làm thuốc trị bệnh thì rau răm có vị cay, tính ấm, mùi thơm đặc trưng dễ chịu và không độc, có tính sát trùng. Được dùng để kích thích tiêu hóa, trị các chứng lạnh bụng, đầy hơi (dùng cả thân rau răm tươi giã và vắt lấy nước cốt uống), chữa phù thũng, bí tiểu, rắn cắn, trĩ. Rau răm giã nát ngâm rượu hoặc dùng ngoài da như hắc lào, lang ben, lở ngứa.
Lưu ý: Rau răm khi ăn sống thì ấm bụng, mạnh gối, mạnh chân, sáng mắt nhưng ăn quá nhiều sẽ làm giảm ham muốn tình dục. Ăn nhiều rau răm với thịt gà dễ sinh độc cho hệ tiêu hóa. Những người máu nóng, gầy yếu cũng không nên ăn nhiều. Phụ nữ đang hành kinh ăn rau răm dễ bị rong huyết.
Rau răm ngoài ăn sống có thể nấu canh rất ngon và ngọt với thịt bò, cá diếc, cá bống, nghêu hoặc canh cá trê nấu cà chua rau răm.
Sưu tầm
Cái này gọi là dược thảo trong vườn nhà. Cám ơn chủ nhà cho biết công dụng của mỗi lọai.
RépondreSupprimerNPN
Cám ơn ahị NPN đã thăm vườn hoa ... tài tử.
SupprimerCRTH