Translate

Libellés

découvert (110) thơ; văn; nhạc; ảnh chụp; Caroline Thanh Hương (68) photographie (59) ký ức Việt Nam (44) santé (36) nghe đọc truyện hay (35) touriste (35) science naturelle (29) événement (28) nhạc Việt (27) nhạc Phạm Đức Nghĩa (20) art culinaire (19) philosophie (15) psychologie (15) văn chương (14) xã hội (12) nhạc không lời (11) science (11) ảnh Hương Kiều Loan (10) science économique (9) đọc và nghe đọc truỵên hay (9) xã hội Mỹ (8) aventure (6) news (6) société (6) thơ Đỗ Quý Bái (6) économie kinh tế (5) lịch sử (5) show Caroline Thanh Hương (5) sử Việt Nam (5) art (4) du lịch (4) littérature vietnamienne (4) Education (3) littérature (3) thơ Trần trọng Thiện (3) Canada (2) Les Contes vietnamiens truyện cổ tích việt nam (2) cách làm thơ hay và đúng (2) histoire secrète (2) l'histoire de France (2) mythe (2) technologie (2) thơ Huy Văn (2) thơ Hư Hao (2) tùy bút Caroline Thanh Hương (2) văn (2) Cần Thơ (1) David Oïstrakh (1) Dì Bùi Lệ Khanh (1) Economie (1) Montréal (1) Petrus Ky (1) Phan Thuận Breton (1) Québec (1) Stephen Hawking (1) Thơ văn Nguyễn Kiề (1) Trung Tâm Giáo Dục Hồng Bàng (1) Tạp Chí Dân Văn (1) Văn Xuân Vũ (1) astuce (1) bình luận Thuỵ Khê (1) ca sĩ Phi Nhung (1) ca sĩ Phạm Khải Tuấn (1) chân dung France Gall (1) fashion Jean-Paul Gaultier (1) fashion áo dài Việt Nam (1) học tiếng anh (1) informatique (1) ingénierie (1) nhạc Ngô Hồng Quang (1) nhạc Phạm Mỹ Lộc (1) nhạc ngoại quốc (1) nhạc ngoại quốc Steve Earle (1) photographie Vu Cong Hien (1) sport (1) thơ Chẩm Tá Nhân (1) thơ Lê Quang Chiểu (1) thơ Nhất Hùng (1) thơ Thanh Thanh. (1) thơ Trần Văn Lương (1) truyện ngắn; thơ Trần Văn Lương (1) văn Huy Phương (1) văn Thế Lữ (1) văn Tràm Cà Mau (1) văn chương văn nghệ Đoàn Thế Ngữ (1) văn câu đối (1) văn Đoàn Xuân Thu (1) xem phim hay tiếng ngoại quốc (1) Đại Học Văn Khoa (1)

mercredi 25 mars 2020

Làm sao giảm stress và bệnh suy nghỉ nhiều?

 Kính gửi quý anh chị chương trình giảm stress và bệnh suy nghỉ nhiều.
Với những hướng dẫn thật nhẹ nhàng sưu tầm dưới đây, quý anh chị sẽ tìm được niêm an vui tự tại của bản thân mình.
Kính chúc quý anh chị một ngày an lành với cuộc sống cách ly đang diễn ra trên thế giới.
Caroline Thanh Hương

  tt tt

 

Những bài báo về việc để mà làm việc trong công ty Nhật Bản

9 cách để giữ sự bình tĩnh khi căng thẳng, hoặc tức giận

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay chúng ta phải đối mặt với đủ các áp lực từ mọi phía: công việc, gia đình, tiền bạc. Điều này rất dễ khiến chúng ta cảm thấy căng thẳng, nóng giận mất bình tĩnh. Vậy chúng ta cần làm gì khi rơi vào các tình huống đó. Dưới đây là 9 phương pháp đơn giản giúp bạn giữ bình tĩnh vượt qua các cảm xúc tiêu cực trong cuộc sống.

1. Tạm dừng và hít thở sâu

Điều đầu tiên bạn cần làm khi bạn thấy mình đang rơi vào trạng thái căng thẳng, hay nóng giận là hãy hít một hơi thật sâu. Đừng hành động vội vàng, vì những hành động bạn làm trong lúc mất bình tĩnh chắc chắn sé khiến bạn phải hối tiếc. Hãy nhắm mắt lại đếm đến 10, để giảm lượng adrenaline ( chất do tuyến thượng thận tiết ra khi tức giận, hăng máu) trong não của bạn, sau đó hít thở sâu để bình tĩnh lại.
Thời trang sinh viên không còn phù hợp với văn hoá công sở. Đã đến lúc bạn loại bỏ những chiếc quần jean và những chiếc áo phông khoẻ khoắn trong tủ quần áo của bạn. Thay vào đó là những bộ quần áo công sở, tạo cho bạn một hình ảnh chuyên nghiệp và năng động. Hãy bắt đầu bằng một vài hãng thời trang công sở chất lượng cao, và sau đó bổ sung dần dần “bộ sưu tập” thời trang công cở của bạn. Carlos Coto, một nhà tâm lí học chuyên nghiên cứu về hoạt động của bộ não gợi ý rằng các bạn có thể áp dụng kĩ thuật thở 4:4, hít vào trong 4 giây, giữ hơi thở trong 4 giây, rồi thở ra chậm rãi trong 4 giây. Hãy lặp đi lặp lại kĩ thuật này cho đến khi bạn cảm thấy mình đủ bình tĩnh để phản ứng.

2. Bình tĩnh nhìn lại và tự hỏi một số câu đơn giản

Không bao giờ được phép phản ứng ngay khi bạn đang thực sự kích động. Khi đó bạn đang là một nồi nước sôi có thể gây bỏng cho chính bạn và người khác, cần phải nhìn lại , tự hỏi mình một số câu hỏi để đánh giá tình hình. Tình huống căng thẳng này liệu mình có thể kiểm soát bản thân không? Điều gì đang làm mình mất bình tĩnh vậy? Liệu vấn đề đó có đáng để như vậy không? Làm thế nào để mình hành xử đúng mực khi đang tức giận đây? Mình đang tức giận sao? Mình đang hoa chân múa tay một cách điên cuồng sao? Ai mà muốn làm việc với một người như thế chứ? Chắc chắn là không rồi. Những câu hỏi đơn giản này sẽ kích thích phần trí tuệ trong bộ não của bạn để bạn không làm ra những phản ứng thái quá. Tin tôi đi đó là những câu hỏi đơn giản nhưng vô cùng kì diệu.

3. Nghĩ về những điều bạn muốn làm tiếp theo, bình tĩnh và tập trung vào đó

Bạn không thể kiểm soát hành vi của người khác, nhưng bạn có thể kiểm soát hành vi của chính mình. Bạn phải hiểu rằng cuộc sống không thể hoàn toàn diễn ra theo ý mình. Hãy suy nghĩ về những điều bạn muốn làm trong một giờ tiếp theo hoặc vài ngày tới thay vì tập trung vào điều khiến bạn tức giận. Suy nghĩ của bạn sẽ chuyển dần từ sự giận dữ sang những điểu giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

4. Gọi tên (gắn nhãn) cảm xúc của bạn chỉ trong một hoặc hai từ

Một thủ thuật khác để giữ bình tĩnh và vượt qua các cảm xúc tiêu cực là hãy gắn nhãn cho nó một cái tên đơn giản chỉ một hay hai từ. Nghiên cứu não cho thấy khi bạn gọi tên các cảm xúc tiêu cực của bạn một cách ngắn gọn sẽ làm giảm tác động của chúng. Việc bạn cố gắng kìm nén cảm xúc của mình có thể gây ra phản tác dụng. Kevin Ochsner một giáo sư tâm lí tại đại học Columbia nói việc kìm nén cảm xúc tiêu cực có thể giúp hành động bên ngoài của bạn trông tốt hơn nhưng bên trong bạn sẽ phải chịu áp lực, thậm chí gây ra stress kéo dài. Vì vậy khi bạn cảm thấy khủng khiếp, thay vì nghĩ về một mớ hỗn độn thì bạn hãy mô tả cảm xúc đó bằng một hoặc hai từ như: Bực mình? Thất vọng? Tồi tệ. Khi gắn nhãn cho cảm xúc bằng những cái tên đơn giản bạn sẽ cảm thấy nó cũng chỉ có như thế.

5. Hãy loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực mà bạn có trong đầu

Điều này bao gồm các tư tưởng oán thù như “ Thật không công bằng” “Hắn ta sẽ phải trả giá” “ Tôi sẽ làm cho ra nhẽ”. Suy nghĩ như vậy sẽ không giúp đỡ được bạn. Nó chỉ làm cho sự bực tức của bạn tồi tệ hơn. Hãy loại bỏ những ý nghĩ đó đi. Ngoài ra bạn cũng nên tránh sử dụng những ngôn từ mang tính chỉ trích, áp đặt chẳng hạn như : Bạn luôn luôn như thế, Bạn không bao giờ biết lắng nghe người khác, Bạn phải nên biết suy nghĩ đi. Những lời nói đó chỉ làm tình hình trầm trọng hơn mà thôi. Thay vào đó bạn nên tập trung suy nghĩ về những điều tích cực.

6. Hãy viết ra những điều mà bạn đã trải qua vào đâu đó, một quyển nhật kí chẳng hạn.

Nếu bạn vẫn khó chịu về một việc ngay cả sau khi bạn đã cố gắng loại bỏ nó khỏi suy nghĩ thì hãy cố gắng viết nó ra. Những tư tưởng tiêu cực dai dẳng có xu hướng kéo dài và rất dễ bùng lên thành một cơn giận dữ khi có một hành động khiêu khích nhỏ. Viết ra những cảm xúc của bạn có tác dụng làm dịu nó lại và khiến bạn cảm thấy rõ ràng hơn cho phép bạn xử lí các vấn đề phức tạp và đưa ra giải pháp. Nó cũng làm cho não của bạn, nó có thể ngừng ám ảnh về vấn đề này, vì bây giờ vấn đề đã được ghi lại vào một nơi cố định.

7. Chia sẻ với ai đó về tình trạng của bạn

Một trong những điều là cho chúng ta căng thẳng và dễ nổi nóng là những cảm xúc tiêu cực bị mắc kẹt trong đầu của chúng ta. Nếu bạn có một người bạn hãy chia sẻ với họ về những cảm xúc tiêu cực của bạn. Chia sẻ với ai đó và tống tất cả những muộn phiền của bạn ra khỏi lồng ngực sẽ giúp bạn cảm thấy thư thái hơn. Tuy nhiên nếu bạn thường xuyên cảm thấy giận dữ, thất vọng và tính khí đó gây ra các rắc rối trong công việc, trong các mối quan hệ của bạn thì bạn nên xem xét để trò chuyện một cách chuyên nghiệp với một chuyên gia tâm lí để tìm các giải pháp cho vấn đề của bạn.

8. Dập tắt cơn giận dữ của bạn bằng cách tập thể dục

Nếu bạn kìm nén cơn giận dữ của bạn càng nhiều thì các cơn giận dữ sẽ xuất hiện thường xuyên và với cường độ mạnh hơn. Một cách rất hay để giải tỏa cơn giận dữ của bạn là dồn nó vào trong các hoạt động thể dục. Bạn có thể nâng tạ, chạy bộ, đặc biệt là tập võ hãy dồn hết sự giận dữ của bạn vào trong đó sẽ giúp cải thiện tâm trạng của bạn, giúp bạn cảm thấy khỏe mạnh và hạnh phúc hơn. Nếu như bạn cảm thấy buồn kinh khủng, thì hãy ngủ một giấc, giấc ngủ sẽ giúp bạn thư thái hơn.

9. Đi ra ngoài và hòa mình vào với thiên nhiên

Mẹo cuối cùng để giữ bình tĩnh trong các tình huống căng thẳng đó là bạn hãy bước ra ngoài đón nhận nguồn không khí trong lành và ánh sáng mặt trời. Đó cũng là lí do vì sao chúng ta thường thích đi du lịch khi cảm thấy ức chế trong cuộc sống. Bạn cũng có thể chỉ mất vài phút đi bộ dưới hàng cây xanh rì rào gió thổi. Ngắm những cánh chim chao liệng trên bầu trời cảm nhận từng ngọn gió lùa qua mái tóc của bạn. Hòa mình vào thiên nhiên. Không khí trong lành sẽ giúp bạn bình tĩnh lại, chúng ta sẽ thấy được những điều tốt đẹp. Các nghiên cứu cho thấy rằng việc bạn dành thời gian trong một không gian xanh sẽ giúp bạn giảm căng thẳng. Thậm chí bạn chỉ cần đi đến một công viên gần chỗ làm trong giờ nghỉ trưa cũng giúp bạn làm việc thư thái hơn. Đó cũng là lí do nhiều nhân viên văn phòng có thú vui trồng cây xanh. Tác dụng của thiên nhiên đối với việc giảm căng thẳng là rất tốt. Suy cho cùng con người cũng do tự nhiên sinh ra và còn gì thư thái hơn khi nằm trong vòng tay của mẹ mình.
(Nguồn: Internet)

 

 

Emission du dimanche 09 octobre 2016 20:15

Comment la pensée contrôle notre corps ?

Contrôler les objets par la pensée, quand la science rejoint la fiction !
Imaginer un monde où vous pourriez contrôler les objets par la pensée ! Allumer la lumière, utiliser votre ordinateur ou encore faire voler des objets rien qu'en y pensant très fort, c'est ce que la science est en passe de réaliser ! Mac Lesggy s'est rendu à Rennes pour essayer de faire décoller un drone par la seule force de son esprit ! Dans le domaine de la médecine, pour remplacer un membre, il existe maintenant des bras articulés contrôlés par la pensée de leurs porteurs ! Mais comment est-ce possible ? Quand la science surpasse la fiction, c'est dans E=M6 !

Joie, tristesse, peur, les chiens pensent-ils comme nous ?
Le chien est le premier animal à avoir été domestiqué par l'homme, il y a des milliers d'années ! Aujourd'hui c'est notre plus fidèle compagnon. Au point, que parfois nous avons l´impression qu´il pense comme nous. Est-ce seulement une impression ou ressent-il les mêmes choses que nous ? Peut-il éprouver de la tristesse ou de la peur ? Peut-il percevoir nos émotions ? Grâce à des tests réalisés par des scientifiques, vous allez découvrir ce qu´il y a dans la tête de nos chers toutous !

Effet placebo, méthode Coué, les étonnants pouvoirs de la pensée sur le corps !
Vous connaissez tous la méthode Coué, qui ne l'a pas déjà testée avant un examen ou un rendez-vous important ! Cette pensée positive répétée en boucle nous permettrait d'atteindre plus facilement nos objectifs. Mais a-t-elle une quelconque efficacité ? Qu'en pense la science ? L'effet placebo est très connu en médecine. On compare un produit neutre à un produit actif pour voir l'efficacité d'un médicament sur notre corps. Le placebo a-t-il un réel effet sur notre organisme ? Que se passe-t-il dans notre cerveau lorsque nous prenons un médicament placebo ? Nous avons fait le test !

Réagissez

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire