Translate

Libellés

découvert (110) thơ; văn; nhạc; ảnh chụp; Caroline Thanh Hương (68) photographie (59) ký ức Việt Nam (44) santé (36) nghe đọc truyện hay (35) touriste (35) science naturelle (29) événement (28) nhạc Việt (27) nhạc Phạm Đức Nghĩa (20) art culinaire (19) philosophie (15) psychologie (15) văn chương (14) xã hội (12) nhạc không lời (11) science (11) ảnh Hương Kiều Loan (10) science économique (9) đọc và nghe đọc truỵên hay (9) xã hội Mỹ (8) aventure (6) news (6) société (6) thơ Đỗ Quý Bái (6) économie kinh tế (5) lịch sử (5) show Caroline Thanh Hương (5) sử Việt Nam (5) art (4) du lịch (4) littérature vietnamienne (4) Education (3) littérature (3) thơ Trần trọng Thiện (3) Canada (2) Les Contes vietnamiens truyện cổ tích việt nam (2) cách làm thơ hay và đúng (2) histoire secrète (2) l'histoire de France (2) mythe (2) technologie (2) thơ Huy Văn (2) thơ Hư Hao (2) tùy bút Caroline Thanh Hương (2) văn (2) Cần Thơ (1) David Oïstrakh (1) Dì Bùi Lệ Khanh (1) Economie (1) Montréal (1) Petrus Ky (1) Phan Thuận Breton (1) Québec (1) Stephen Hawking (1) Thơ văn Nguyễn Kiề (1) Trung Tâm Giáo Dục Hồng Bàng (1) Tạp Chí Dân Văn (1) Văn Xuân Vũ (1) astuce (1) bình luận Thuỵ Khê (1) ca sĩ Phi Nhung (1) ca sĩ Phạm Khải Tuấn (1) chân dung France Gall (1) fashion Jean-Paul Gaultier (1) fashion áo dài Việt Nam (1) học tiếng anh (1) informatique (1) ingénierie (1) nhạc Ngô Hồng Quang (1) nhạc Phạm Mỹ Lộc (1) nhạc ngoại quốc (1) nhạc ngoại quốc Steve Earle (1) photographie Vu Cong Hien (1) sport (1) thơ Chẩm Tá Nhân (1) thơ Lê Quang Chiểu (1) thơ Nhất Hùng (1) thơ Thanh Thanh. (1) thơ Trần Văn Lương (1) truyện ngắn; thơ Trần Văn Lương (1) văn Huy Phương (1) văn Thế Lữ (1) văn Tràm Cà Mau (1) văn chương văn nghệ Đoàn Thế Ngữ (1) văn câu đối (1) văn Đoàn Xuân Thu (1) xem phim hay tiếng ngoại quốc (1) Đại Học Văn Khoa (1)

mardi 1 décembre 2015

Những lý do để uống và không uống Coca Cola và những bí mật ít người biết.



10 bí mật chưa từng tiết lộ về Coca-Cola.

10 bí mật chưa từng tiết lộ về Coca-Cola

Ở Ấn Độ, Coca-Cola từng bị cáo buộc có chứa thành phần thuốc trừ sâu. Hãng này cũng từng bị tẩy chay vì theo chủ nghĩa chống Do Thái.

1. Nước Coca-Cola đã từng chứa cocaine

10 bí mật chưa từng tiết lộ về CocaCola (1)

Tên Coca-Cola được ghép từ tên của hai thành phần chính tạo ra nó là: hạt cây cola và lá coca. Vấn đề ở đây là lá coca có chứa cocaine và trong thời kỳ công nghệ còn lạc hậu, quá trình Coke chiết xuất lá cây này để chế biến không thể tránh khỏi việc vẫn còn dư một lượng nhỏ cocaine.
Đến năm 1891, có nhiều cuộc tranh luận xảy ra xung quanh tác hại của cocaine chứa trong đồ uống, dù là một lượng nhỏ theo báo cáo của Coke tới sức khỏe con người. Những lùm xùm xung quanh vụ việc này khiến ban lãnh đạo Coke phải nghĩ đến phương án loại bỏ việc sử dụng lá coca trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên, sau nhiều lần xem xét, nhận thấy việc tên sản phẩm là Coca-Cola mà không có thành phần của Coca có phần hơi vô lý chính vì thế, ý định này đã bị sớm loại bỏ.
Mãi đến năm 1929, Coca-Cola mới chính thức tuyên bố đã tìm ra công nghệ mới, loại bỏ được toàn bộ chất cocaine trong quá trình triết xuất lá coca.
2. Một tấm biển quảng cáo của Coca-Cola tại Úc bị thu hồi vì lý do có chứa hình ảnh khiêu dâm

10 bí mật chưa từng tiết lộ về CocaCola (2)

Khoảng giữa thập niên 80, hàng ngàn tấm áp phích quảng cáo của Coca-Cola được phân phối cho cửa hàng, khách sạn và đại lý bán lẻ tại Sydney, Úc đã bị thu hồi và tiêu hủy toàn bộ vì lý do chứa hình ảnh nhạy cảm trên những viên đá nhỏ xung quanh chai Coca-Cola. Ngoài ra, những người trực tiếp liên quan đến việc thiết kế tấm quảng cáo này cũng bị buộc thôi việc và đưa ra tòa.
3. Coca-Cola từng bị tẩy chay vì theo chủ nghĩa chống Do Thái

10 bí mật chưa từng tiết lộ về CocaCola (3)

Một vài thập kỷ trước, khi chủ nghĩa chống Do Thái tồn tại, các công ty tập đoàn lớn của Mỹ thường tránh đầu tư cũng như giao thương với các nước Ả Rập, đặc biệt là Israel. Dĩ nhiên, chính phủ Mỹ không ngăn cấm điều này, thậm chí việc tham gia tẩy chay hay chống phá Do Thái còn bị coi là hành vi phạm pháp tại nước này. Để lấy lý do chính đáng cho việc không kinh doanh và làm ăn với Israel, Coca-Cola cho mở nhà máy tại nước này, nhưng các hoạt động chủ yếu là để xuất khẩu và không phục vụ người dân bản địa.
Sự việc chỉ được phanh phui vào năm 1966. Kể từ đó, một số tổ chức Do Thái tại Israel đã đồng loạt tẩy chay CocaCola cho đến năm 1991.
4. Hình dáng chai CocaCola lấy cảm hững từ hạt Cacao
Vào năm 1915, chai nước soda của Coca-Cola có hình dáng giống hoàn toàn với những mẫu chai của các đối thủ khác trên thị trường, điểm duy nhất để người tiêu dùng nhận ra là phần nhãn hiệu bằng giấy xung quanh thân chai.
Tuy nhiên, nhận thấy các nhãn giấy rất dễ bong, mờ chữ…, ban lãnh đạo Coca-Cola quyết định tổ chức một cuộc thi thiết kế vỏ chai, ưu tiên đặc biệt với những thiết kế lấy cảm hứng từ cây coca hoặc cola, hai thành phần chính của sản phẩm.
Giám sát phòng đúc chai lúc đó là Earl Dean cùng đoàn thiết kế đã đi đến rất nhiều vùng đất để tìm hiểu về cây coca và cola nhưng đều không cho kết quả khả thi. Cho đến một ngày, khi họ nhìn thấy hình ảnh vỏ cây cacao, ngay lập tức ý tưởng về hình dáng có phần điệu đà của chai Coca-Cola ra đời và vẫn được sử dụng tới tận ngày nay.
5. Tên Coca-Cola dịch theo tiếng Trung Quốc ban đầu có nghĩa là “Ngựa cái bằng sáp”

10 bí mật chưa từng tiết lộ về CocaCola (5)

Thời kỳ đầu gia nhập thị trường Trung Quốc những năm 1928, các ký tự tiếng Hoa đa dạng khiến ban lãnh đạo Coca-Cola khó khăn trong việc đưa ra tên dịch chính xác cho thương hiệu mình theo ngôn ngữ nước bản địa.
Dù vẫn muốn tên thương hiệu khi được phát âm phải là “ko-ka-co-la”, tuy nhiên, âm tiết “la” theo tiếng Trung Quốc thường có nghĩa là “sáp”, vì thế, khi ghép cùng những âm tiết phía trước đều cho ra những cụm từ vô nghĩa như “Ngựa cái bằng sáp”, “ngựa sáp phẳng”…
Cuối cùng, công ty đã quyết định để phiên âm thương hiệu thành “ke-kou-ke-le”, âm tiết “le” vừa có phiên âm là “thưởng thức”, lại vừa gần với phiên âm gốc. Dịch theo tiếng Trung Quốc từ phiên âm này, tên Coca-Cola có ý nghĩa: “Hãy để miệng được thưởng thức”.
6. Coca-Cola là một trong những nhà tài trợ chính cho Thế vận hội Olympics Sochi 2014

10 bí mật chưa từng tiết lộ về CocaCola (6)

7. Martin Luther King từng kêu gọi tẩy chay Coca-Cola một ngày trước khi ông qua đời

10 bí mật chưa từng tiết lộ về CocaCola (7)

Martin Luther King, người từng đoạt giải thường Noel Hòa Bình, đồng thời là một trong những nhà lãnh đạo có tầm ảnh hưởng nhất nước Mỹ từng viết trong bài phát biểu được gửi đi vào ngày 3/4/1968, 1 ngày trước khi ông qua đời rằng: “Và như vậy, tôi muốn nói rằng, hãy ra khỏi nhà ngay trong tối nay và nói với hàng xóm của mình rằng, đừng bao giờ mua Coca-Cola nữa”.
Nguyên do của việc kêu gọi tẩy chay này là bởi, thời điểm đó, Coca-Cola có sự phân biệt chủng tộc rõ ràng khi đặt các nhà máy sản xuất với công nhân da trắng và da đen riêng biệt. Nghiêm trọng hơn, công ty công khai trả cho những công nhân da đen số lương ít hơn nhiều so với công nhân da trắng, trong khi công việc của họ là như nhau.
Đến năm 2000, Coca-Cola đã phải trả khoản tiền bồi thường là 192,5 triệu USD cho công nhân do bị cáo buộc phân biệt chủng tộc. Ở thời điểm hiện tại, sự việc đáng buồn này đã không còn xảy ra, và Coca-Cola đang được biết đến là một trong những công ty có nguồn lao động đa dạng nhất thế giới.
8. Coca-Cola từng xuất hiện trên thị trường như một loại thuốc bổ chữa được chứng nghiện moc-phin và bất lực ở nam giới

10 bí mật chưa từng tiết lộ về CocaCola (8)

Vào năm 1885, một nhà thuốc tại Columbus đã nghiên cứu thành phần của nước Coca-Cola và chế tạo ra rượu coca. Loại rượu này sau đó được đăng ký bản quyển như một loại thuốc bổ có thể chữa được nhiều bệnh như: rối loạn thần kinh, nhức đầu, bất lực ở nam giới… Tuy nhiên, ngày nay, Coca-Cola chỉ đơn giản là loại đồ uống giải khát và không có bất kỳ tính năng chữa bệnh nào.
9. Tại Ấn Độ, Coca-Cola bị cáo buộc có chứa thành phần thuốc trừ sâu

10 bí mật chưa từng tiết lộ về CocaCola (9)

Vào năm 2003, Trung tâm khoa học và Môi trường New Delhi đã công bố thông tin gây chấn động về việc nguồn nước mà Coca-Cola sử dụng để sản xuất có chứa chất có trong thành phần thuốc trừ sâu cao gấp 30 lần mức cho phép của EU (Để tạo ra 1 lít nước CocaCola, cần sử dụng 3,12 lít nước). Coca-Cola đã phủ nhận hoàn toàn việc này và mọi chuyện sau đó lắng xuống. Tuy nhiên, doanh số trong năm 2003 của hãng bị sụt giảm nghiêm trọng tới 11%.
10. Coca-Cola từng bị trỉ trích vì ủng hộ việc sử dụng nguồn nước lọc uống hàng ngày

10 bí mật chưa từng tiết lộ về CocaCola (10)

Đầu năm 2000, chiến dịch tiếp thị sản phẩm mang tên “H2NO” được khởi động. Nội dung của chiến dịch này là nỗ lực thuyết phục người tiêu dùng thay thế các loại nước lọc sử dụng hàng ngày bằng các loại nước đóng chai, đồ uống không ga của hãng.
Ngoài ra, mục tiêu của chiến dịch là truyền đạt được kỹ năng bán hàng đến tất cả những nhân viên phục vụ nhà hàng trên khắp nước Mỹ để quảng bá, thuyết phục khách hàng sử dụng đồ uống của hãng thay nước lọc. Tuy nhiên, chưa kịp thực hiện, mục đích chiến dịch này đã bị phanh phui và nhận được chỉ trích nặng nề từ phía dư luận về tính phản khoa học và phi môi trường này.

 


10 tin đồn sai lầm ít người biết về Coca-Cola


Coca-Cola có thể hòa tan răng, làm sâu bọ bò ra khỏi thịt sống hay có thể gây chết người nếu uống cùng Aspirin... là những nhận định sai lầm mà đến nay nhiều người vẫn tin sái cổ.
ege

1. Sự thất bại của New Coke là thủ đoạn để hướng sự chú ý tới Classic Coke

Hãng nước giải khát Coca-Cola thành công đến mức mà nhiều người tin là thất bại của New Coke năm 1985 chỉ để lôi kéo khách hàng quay trở lại với Classic Coke. Họ tin rằng hãng này đã tung ra thị trường New Coke nhằm khiến người tiêu dùng nhớ hương vị của sản phẩm truyền thống. Để rồi khi Classic Coke quay lại thị trường, doanh thu của nó sẽ tăng vọt. Tuy nhiên, dù suy luận này có hợp lý thế nào chăng nữa, thì sự thực vẫn là do Coca-Cola có chút nhầm lẫn trong tính toán khi tung ra dòng sản phẩm New Coke. Năm 1982, khi Diet Coke dành cho người ăn kiêng lần đầu tiên được đưa ra thị trường, ngay lập tức sản phẩm này leo lên vị trí số 4 trong danh sách những đồ uống được chuộng nhất tại Mỹ, chỉ sau Coke, Pepsi, và 7-Up.
Khi Pepsi cố gắng leo lên vị trí dẫn đầu, Coca-Cola nhất định không để hãng này có cơ hội trở thành “bá chủ”, nên đã đưa ra giải pháp là làm cho Coca có vị giống như Pepsi, bằng cách thay thế Classic Coke bởi New Coke. Quyết định này khiến Coca phải gánh chịu nhiều tổn thất, nên không còn sự lựa chọn nào khác ngoài quay về với công thức cũ chỉ một tuần ngay sau khi New Coke được đưa ra thị trường. Hiển nhiên đây không phải thủ đoạn hay mánh khóe như mọi người vẫn tưởng.
gegew

2. Coca-Cola sẵn sàng nộp phạt vì đưa thông tin sai lệch về lượng calorie có trong sản phẩm

Vào những năm 1990, một email với nội dung dưới đây đã lan truyền rộng rãi: “Có một tin đồn cho rằng 1 công ty sản xuất nước uống đóng chai cho người ăn kiêng (mà tôi tin chắc là Coca-Cola) đã tự nguyện nộp phạt để được in lên vỏ lon rằng sản phẩm chỉ chứa 1 calorie. Bởi họ cho rằng với chỉ số 1 calo “chiều lòng” những người muốn giảm béo ấy, thì doanh thu sẽ cao hơn.
Khi ấy, khoản tiền phạt kia có đáng là bao”. Nếu tin đồn trên là thật, hẳn “chiến lược gian lận trong quảng cáo” ấy đã đem lại cho Coca cả tỷ USD. Nhưng, đồng thời nó biến Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ thành một cơ quan vô trách nhiệm khi liên tục cho phép Coca đăng quảng cáo sai lệch. Hơn nữa, thậm chí nếu Coca-Cola có thể nộp đầy đủ tiền phạt, thì cũng khó có thể chống chọi với các vụ kiện cáo bởi các bệnh nhân bị béo phì. Bởi vậy, tin đồn trên mãi chỉ là tin đồn.
ewgewg

3. Logo với dòng chữ Coca-Cola tái hiện một người đang hít Cocaine

Có tin đồn cho rằng logo dòng chữ Coca-Cola nếu đặt thẳng đứng sẽ rất giống hình ảnh một người đàn ông đội mũ đang hít cocaine. Điều này có liên quan tới một tin đồn khác về Coke rằng công ty này cho một lượng nhỏ cocaine vào sản phẩm của mình nhằm gây nghiện.
Thực ra thì việc Coke chứa một lượng nhỏ cocaine là sự thật cho tới tận năm 1929, tuy nhiên lượng này quá ít nên tuyệt đối không thể gây ra ảnh hưởng gì đáng kể cho người tiêu dùng. Vậy tại sao sau đó lại có hình người đàn ông đội mũ hít cocaine ẩn sau logo Coca-Cola? Rõ ràng điều đó là không thể, trừ phi Frank Mason Robinson, người thiết kế logo này, có thể dự đoán trước tương lai. Bởi vào thời điểm đó, cocaine là sản phẩm có thể dễ dàng mua bán mà không cần đơn từ bác sĩ và chẳng ai hít cocaine cả vì nó ở dạng lỏng.
eghewhe

4. Uống Coca-Cola dành cho người ăn kiêng (Diet Coca-Cola), sau đó nhai Mentos có thể dẫn đến chết người

hrehreh
Những người đầu tiên biết đến hiệu ứng Mentos - Diet Coke sẽ đặt câu hỏi: “Vậy sẽ thế nào nếu tôi nhai Mentos ngay sau khi uống Diet Coke?” Cũng có lẽ xuất phát từ ý tưởng này mà một người nào đó đã viết một email, qua đó truyền đi câu chuyện về cậu bé người Brazil đã chết ngay sau khi ăn Mentos và uống Diet Coke. Đây là điều hoang đường bởi việc nhai viên kẹo sẽ phá hủy bề mặt của nó, do đó không thể tạo ra tác dụng phụ đột ngột thế được. Hơn nữa, thậm chí nhai kẹo sau khi uống 3, 4 lít Coke, axit trong dạ dày cũng trung hòa các thành phần, vì thế không thể để lại hậu quả nghiêm trọng như những gì được đồn đại, cùng lắm chỉ gây ra cơn đau bụng nhẹ. Điều sẽ xảy ra khi thả viên kẹo Mentos vào một chai Diet Coca-Cola thì gần như ai cũng biết. Thực tế là có một vài video về phản ứng này đã được đăng tải trên YouTube. Đây là một trong những video được cho là phổ biến hơn cả:


5. Uống Coca cùng Aspirin có thể dẫn đến phê thuốc hoặc tử vong

Đầu những năm 1930, một bác sĩ đến từ tiểu bang Illinois đã yêu cầu tạp chí của Hiệp hôi Y khoa Mỹ đăng bài để thông báo với công chúng rằng thanh thiếu niên có trò bỏ Aspirin vào Coca, để tạo ra loại thức uống gây say, dần dần dẫn đến nghiện. Tuy nhiên, khẳng định của vị bác sĩ này bị cho là vô căn cứ và lá thư của ông cũng bị lãng quên. Vì một lý do nào đó, tin đồn này cũng thu hút được sự chú ý và nhanh chóng được một số người chấp nhận. Thậm chí có người còn lên tiếng là đã đích thân trải nghiệm cái tạm gọi là “hiệu ứng Coca – Aspirin”. Khi tin tức về vụ việc này lan rộng, một vài phụ huynh đã ngăn chặn con cái “pha chế” Coca với Aspirin bằng cách bảo chúng rằng việc này có thể gây chết người. Đây dĩ nhiên cũng chỉ là “chiêu lừa trẻ con” mà thôi.
hrehre

6. Rót Coca vào miếng thịt lợn chưa qua chế biến sẽ làm những con sâu trong đó lúc nhúc chui ra

Một video “ảo” về hiện tượng này khiến tin đồn ngày càng lan xa khiến vô số người thề rằng sẽ không bao giờ ăn thịt lợn nữa. Tuy nhiên sự thực là, thông thường thịt lợn không thể có sâu trừ khi ấu trùng phát triển trên đó (sau khi thịt bị ruồi bậu và đẻ trứng lên). Nhưng rõ ràng tin đồn này về thịt lợn nhưng Coca-Cola cũng bị lôi vào cuộc. Theo đó, nếu rót Coca lên miếng thịt lợn chưa được nấu chín, như thịt lợn xông khói, sẽ khiến những con sâu nhỏ lúc nhúc chui lên. Thậm chí người ta còn đặt tên cho nó là sán dây/sán xơ mít, và lý giải rằng Coca khiến chúng bị ngộ độc nên buộc phải chui ra. Có một “phiên bản” khác của lời đồn này là nếu vạch ra một đường vòng quanh miếng thịt lợn, rồi đổ Coca lên đó, bạn sẽ quan sát thấy miếng thịt “tự động di chuyển” qua đường vẽ lúc trước.
hrehre


7. Coca-Cola thuộc sở hữu của những người theo giáo phái Mormon

Một số câu chuyện bịa đặt kể lại rằng những người theo đạo Mormon tin là có người sống trên mặt Trăng hay Chúa có quan hệ nam nữ với thánh nữ Mary sau đó sinh ra Jesus. Tiếp đó là một mẩu truyện được thêu dệt liên quan đến Coca-Cola, lý giải việc những người theo giáo phái Mormon đã bí mật sở hữu công ty và làm giàu từ nó như thế nào. Điều đáng ngạc nhiên là vẫn có người tin vào những lời đồn đại ấy.
Trên thực tế, Coca-Cola là công ty cổ phần, trong đó 5% cổ phần thuộc về họ hàng của người sáng lập, các giám đốc điều hành đương nhiệm, nguyên giám đốc điều hành, trong khi toàn bộ phần còn lại được sở hữu bởi các nhà đầu tư và một số thể chế khác. Dĩ nhiên, rất có thể một trong số các cổ đông là người theo giáo phái Mormon nhưng tuyệt đối không có chuyện 100% Coca-Cola thuộc sở hữu của họ như tin đồn nêu trên.
hrehre

8. Để đảm bảo tính bí mật, không một nhân viên nào biết công thức hoàn chỉnh của Coca-Cola

Có tin đồn cho rằng chỉ 2 vị giám đốc điều hành của Coca-Cola biết công thức chính xác để sản xuất Coca, mà cụ thể, mỗi người chỉ biết một nửa quy trình. Trong khi đó, rõ ràng nhiều nhân viên nắm được cách sản xuất Coca. Nhưng, dường như chính Coca-Cola cũng không hề muốn đính chính lại tin đồn. Bởi việc người tiêu dùng tin rằng công thức của nước giải khát Coca-Cola là một bí mật được bảo vệ chặt chẽ làm cho sản phẩm này trở nên đáng giá hơn.
Trên thực tế, công ty này đã gần như đổ thêm dầu vào lửa khi khiến những tin đồn ngày càng trở nên bí hiểm. Chẳng hạn như trong suốt những năm 1916-1931, Ernest Woodruff, chủ tịch tập đoàn Coca-Cola, thường xuyên phát biểu trước các phương tiện truyền thông về công thức “bí mật” làm nên sản phẩm tuyệt đỉnh của họ. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu gần đây đã bác bỏ những lời tuyên bố chắc nịch ấy.
hrehr

9. Coca-Cola sáng tạo ra hình ảnh ông già tuyết hiện đại

Vào năm 2000, một email được lan truyền đi với nội dung: Ông già Noel mà chúng ta biết đến thực ra không bắt nguồn từ văn hóa dân gian, cũng chẳng phải do mục sư Moore và họa sỹ Nast tưởng tượng ra, mà là sản phẩm trong các chiến dịch quảng cáo hàng năm của Coca-Cola. Ông già Noel trong bộ trang phục 2 màu trắng đỏ quen thuộc của Coca-Cola là ngụ ý ông sống và làm việc ở Atlanta (nơi có trụ sở chính của Coca-Cola), chứ không phải ở Bắc cực. Đính kèm trong email này là hình ảnh quảng cáo của Coca tái hiện 1 ông già tuyết béo ú với bộ râu trắng muốt như ta thường thấy. Cứ thế, những email tuyên truyền nội dung sai lệch đã khiến nhiều người “tin lầm”. Tuy nhiên, sự thực là trước khi Coca đưa hình ảnh ông già tuyết vào các quảng cáo bắt đầu từ những năm 1920, hình ảnh ông trong trang phục đỏ đã tồn tại rồi.
hreh

10. Một cốc Coca-Cola đủ để hòa tan chiếc răng chỉ sau một đêm

Không ai biết tin đồn này bắt nguồn từ đâu, nhưng ta có thể tưởng tượng một cách đơn giản, đây là câu mà các bà mẹ thường dùng để ngăn con mình uống nước ngọt có gas. Tuy nhiên, còn có một bằng chứng khác nữa. Ông Clive McCay, thuộc đại học Cornell, đã trình bày trước các nghị sỹ quốc hội Mỹ rằng đường trong Coke sẽ gây sâu răng và nếu ngâm răng vào một cốc Coca-Cola trong khoảng 2 ngày, nó có thể bị hòa tan.
Để bác bỏ luận điệu này, Orville May, nhà hóa học hàng đầu của hãng nước ngọt Coca-Cola, đã giải thích một cách rất cụ thể rằng bất kỳ thức uống có chứa đường và axit photphoric nào, thậm chí cả nước cam tươi, cũng có thể hòa tan răng sau một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên có một điều chắc chắn là không thể hòa tan răng trong 2 hay 3 ngày ngắn ngủi. Ông cho biết thêm, chẳng ai có thể giữ thức ăn và nước uống trong miệng hàng tiếng đồng hồ, chứ đừng nói là vài ngày. Bởi vậy tin đồn trên rõ ràng là nhảm nhí.
The Richest

 Caroline Thanh Hương: Đừng lo âu vì trừ sâu kiếm đâu cho lâu...thuốc này người uống còn không sao.

Trò phù thủy 'làm ăn thua lỗ' của Coca-Cola ở Việt Nam

Doanh thu của Coca-Cola tại Việt Nam không ngừng tăng, tuy nhiên lại liên tục báo lỗ và lợi nhuận nếu có cũng chẳng đáng là bao.


Nếu như năm 2004 doanh thu của Coca-Cola Việt Nam chỉ đạt 728 tỷ đồng thì đến năm 2010 con số này tăng lên 2.529 tỷ đồng, gần gấp 3,5 lần.
Với số liệu trên, có thể tính toán ra giai đoạn này tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) của doanh thu Coca-Cola Việt Nam đạt khoảng 23,06%. Với giả định doanh nghiệp này duy trì tốc độ tăng trưởng trên, ước tính của chúng tôi năm 2014 công ty này đạt doanh thu gần 6.000 tỷ đồng.

Chú thích: Doanh thu 2011-2014 là số ước tính, được tính dựa trên giả định đạt tốc độ tăng trưởng kép CAGR bằng giai đoạn 2004-2010 theo số liệu cục thuế Tp.HCM công bố. Lợi nhuận năm 2013 và 2014 là số liệu công bố của cục thuế Tp.HCM tương ứng 150 và 357 tỷ đồng.
Mới đây, cục thuế Tp. Hồ Chí Minh vừa thành lập lực lượng chống chuyển giá nhằm thu thập, nghiên cứu các dấu hiệu chuyển giá đang được các doanh nghiệp sử dụng và Coca- Cola Việt Nam lọt vào tầm ngắm.
Theo đó doanh nghiệp này bị cục thuế xếp vào vị trí số 1 trong danh sách có dấu hiệu chuyển giá khi kê khai lỗ trong nhiều năm và đến nay vẫn chưa đóng một đồng thuế thu nhập doanh nghiệp nào.
Điều đáng nói là Coca Cola có mặt rất sớm tại Việt Nam và hoạt chính thức kinh doanh hơn 20 năm qua tại Việt Nam. Lịch sử hoạt động của Coca-Cola tại Việt Nam cũng có nhiều vấn đề đặt ra.
Năm 1960, Coca-Cola hiện diện tại Việt Nam.
Năm 1994, công ty này bắt đầu chính thức kinh doanh.
Tháng 8/1995, Coca-Cola Đông Dương và công ty nông nghiệp và thực phẩm Vinafimex thành lập liên doanh đặt trụ sở tại miền Bắc. Tuy nhiên phía Vinafimex đã bán lại 30% cổ phần cho Coca Cola sau nhiều năm thua lỗ triền miên với giá khoảng 2 triệu USD.
Tháng 1/1998, tập đoàn Coca-Cola lập thêm một liên doanh với công ty nước giải khát Đà Nẵng đặt tên Coca-Cola Non Nước đặt tại miền Trung. Ngoài ra còn một liên doanh khác của Coca-Cola đặt tại miền Nam là Coca-Cola Chương Dương.
Tháng 10/1998, Chính phủ cho phép các công ty Liên doanh trở thành công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài, các liên doanh này này lần lượt thuộc sở hữu hoàn toàn của Coca-Cola Đông Dương khi công ty này lần lượt mua lại cổ phần của đối tác Việt Nam khi hoạt động kinh doanh thua lỗ triền miên.
Từ tháng 3 đến tháng 8/1999, 3 liên doanh lần lượt chuyển hình thức sở hữu. Đến tháng 6/2001, 3 công ty này hợp nhất thành một và quản lý bởi Coca-Cola Việt Nam. Việc hợp nhất 3 nhà máy thuộc 3 công ty này có tổng công suất khổng lồ gần 400 triệu lít.
Năm 2012, Coca-Cola xác nhận lỗ lũy kế lên tới 3.768 tỷ đồng, vượt số vốn đầu tư ban đầu là 2.950 tỷ đồng. Mặc dù liên tục thua lỗ nhưng năm 2012, Chủ tịch kiêm tổng giám đốc điều hành Coca-Cola tuyên bố sẽ rót thêm 300 triệu USD vào Việt Nam trong 3 năm tới, đưa tổng vốn đầu tư lên nửa tỷ USD trong 5 năm.
Năm 2014, Coca-Cola đầu tư thêm 210 triệu USD để mở rộng kinh doanh tại Việt Nam.
Qua số liệu công bố của cục thuế Tp.HCM cho thấy doanh thu của tập đoàn đa quốc gia này tại Việt Nam không ngừng tăng tuy nhiên luôn thua lỗ. Nguyên nhân do ông Lê Duy Minh, trưởng phòng Kiểm tra số 1, Tp.HCM lý giải là tỷ lệ nguyên phụ liệu trên giá bán rất cao.
Những nguyên vật liệu này do công ty mẹ ở nước ngoài độc quyền cung cấp, giá mà Coca-Cola Việt Nam hạch toán vào giá thành chiếm trên 60% giá bán sản phẩm.
Theo TRÍ THỨC TRẺ

Chẳng có logic nào giải thích được chuyện họ lỗ 20 năm, vì nếu lỗ mà lại mở rộng sản xuất sẽ càng lỗ thêm. Họ nói vậy là đang thách thức các doanh nghiệp Việt Nam”, TS. Lê Đăng Doanh – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương (CIEM) lên tiếng về chuyện lãnh đạo Tập đoàn Coca Cola vừa lên tiếng đổ lỗi cho chuyện họ lỗ là do năng suất lao động ở VN thấp.

TS. Lê Xuân Nghĩa nói thẳng, với “mánh” này của Coca Cola, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã bị hạ gục, trong nhiều lĩnh vực chúng ta đã bị xóa sổ cả một ngành. Ngay như lĩnh vực sản xuất nước giải khát, giờ còn duy nhất Tân Hiệp Phát là dám đương đầu với các doanh nghiệp ngoại”.

Vô lý chuyện đầu tư chưa biết bao giờ mới lãi?!

Trong cuộc gặp gỡ với báo giới, Phó Chủ tịch Coca –Cola Irial Finan đã lý giải việc tập đoàn này trốn đóng thuế thu nhập doanh nghiệp (TNdoanh nghiệp) tại Việt Nam 20 năm qua là do làm ăn chưa có lợi nhuận.

Đồng thời, vị Phó Chủ tịch tập đoàn đồ uống nổi tiếng toàn cầu này “đổ lỗi” cho chuyện làm ăn lỗ trong suốt thời gian dài là do năng suất lao động Việt Nam chưa cao và quy mô chưa đủ lớn.

Khi phóng viên đặt câu hỏi về việc bất kỳ nhà đầu tư nào khi quyết định đầu tư vào thị trường mới bao giờ cũng phải lên kế hoạch phát triển và dự trù về thời gian sinh lời, ông Irial đã không đưa được ra câu trả lời thỏa đáng. “Coca –Cola vẫn đang tìm kiếm một quy mô đủ giá trị kinh tế để tạo ra lợi nhuận và không có một câu trả lời chính xác nào về thời gian mà Coca-Cola sẽ sinh lợi” – ông Irial giải thích.

Dẫn chứng, Phó chủ tịch tập đoàn đồ uống lớn nhất toàn cầu còn chỉ ra tại một số thị trường mà sản phẩm này mất tới 25 năm đầu tư mà chưa có lãi, trong khi tại Việt Nam khoảng thời gian mới là 20 năm (!). Và lẽ tất nhiên, vì chưa tính toán được khi nào có lãi, nên chắc chắn tập đoàn này vẫn sẽ tiếp tục báo lỗ để trốn thuế.

“Họ nói vậy là đang thách thức Việt Nam”

Dù khẳng định “không có chuyện doanh nghiệp này chuyển giá”, nhưng những lý lẽ đưa ra giải thích của lãnh đạo tập đoàn này thiếu sự thuyết phục.

TS. Lê Đăng Doanh – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu & Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) bức xúc: không có logic nào giải thích cho hành động trốn thuế của Coca Cola tại Việt Nam. “Tôi đọc những câu trả lời của lãnh đạo tập đoàn Coca – Cola trên báo chí giải thích chuyện không nộp thuế tại Việt Nam mà cứ như họ đang nói chuyện đùa. Chẳng có logic nào giải thích được, vì nếu lỗ mà lại mở rộng sản xuất sẽ càng lỗ thêm. Họ nói vậy là đang thách thức các doanh nghiệp Việt Nam” – TS. Doanh bức xúc.

Ông phân tích: Bình thường một doanh nghiệp nếu 3 năm liền làm ăn thua lỗ thì chắc chắn sẽ phải đóng cửa. Trường hợp của Coca-Cola lại ngược lại, kinh doanh 20 năm liền tại Việt Nam tập đoàn này công bố lỗ nên trốn đóng thuế, thậm chí số lỗ của họ còn lớn hơn vốn chủ sở hữu. Mặt khác, dù kinh doanh “bi đát’, Coca – Cola vẫn quyết định mở rộng sản xuất kinh doanh tại Việt Nam, nâng công suất từ 30 triệu thùng/năm lên 300-500 triệu thùng/năm.

“Đây không phải là một rủi ro trong hoạt động kinh doanh mà là lỗ trong chiến lược dài lâu”- ông nói.

Không tỏ ra ngạc nhiên trước chuyện các doanh nghiệp FDI lợi dụng kẽ hở chính sách để chuyển giá, song TS. Lê Xuân Nghĩa – Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh doanh (BDI) nhận định, cách giải thích của lãnh đạo Coca-Cola là chưa hợp lý. Theo ông, thực tế các doanh nghiệp như Coca- Cola đang lợi dụng chuyện giám sát và quản lý tài chính yếu của cơ quan quản lý để “lách luật”.

Mánh khóe trốn thuế mà các doanh nghiệp như Coca – Cola lợi dụng tại Việt Nam lâu nay, là thay vì lấy tiền đóng thuế nộp cho ngân sách thì cố tình hạ giá bán xuống sát chi phí để bán được hàng. Các doanh nghiệp này phá giá cạnh tranh làm “bóp nghẹt” các đối thủ Việt Nam.

“Với “mánh” này, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã bị hạ gục, trong nhiều lĩnh vực chúng ta đã bị xóa sổ cả một ngành. Ngay như lĩnh vực sản xuất nước giải khát, giờ còn duy nhất Tân Hiệp Phát là dám đương đầu với các doanh nghiệp ngoại” – TS. Lê Xuân Nghĩa bức xúc.

Thực tế cho thấy, lượng nhập khẩu nguyên liệu của các doanh nghiệp sản xuất trong nước chỉ chiếm khoảng hơn 30%, trong khi các doanh nghiệp FDI lên đến 70 – 80%. Không biết trong số đó, có bao nhiêu % là lợi nhuận đã được chuyển ra nước ngoài, rồi lại quay ngược lại trong nước để cạnh tranh không lành mạnh.

Cùng với việc chuyển giá trốn thuế, không ít doanh nghiệp FDI thỏa sức chi tiền quảng cáo lấn át thị trường, trong khi doanh nghiệp Việt lại bị khống chế mức trần 10% chi phí quảng cáo, khuyến mãi…cùng nhiều chi phí chiết khấu thanh toán dẫn đến thua thiệt.

Thêm nữa, lợi dụng khe hở thuế của Việt Nam với mức đóng thuế TNdoanh nghiệp cao so với các nước trong khu vực, như tại Hồng Kông mức thuế TNdoanh nghiệp chỉ có 15%, nên hoàn toàn dễ hiểu khi “doanh nghiệp muốn chuyển giá đóng thuế ở quốc gia khác thấp hơn nhằm tối đa hóa lợi nhuận”.

Trở lại với câu chuyện chuyển giá của doanh nghiệp FDI, mà cụ thể là trường hợp Coca-Cola, TS. Lê Đăng Doanh đặt câu hỏi về năng lực của ngành thuế. “doanh nghiệp báo lỗ triền miên, trốn nộp thuế mà ngành thuế không có biện pháp gì ngăn chặn, không làm rõ được… là câu hỏi lớn mà ngành thuế phải giải đáp cho công luận”- TS. Doanh nói.

Bày tỏ quan điểm của mình trước làn sóng “tẩy chay” sản phẩm của các doanh nghiệp nghi án chuyển giá, ông Doanh nhấn mạnh, đã tới lúc người tiêu dùng thể hiện quyền năng của mình, tẩy chay sản phẩm cạnh tranh thiếu lành mạnh: “Coca -Cola trốn nghĩa vụ thuế với Việt Nam, làm tổn hại tới doanh nghiệp Việt, thì đã tới lúc người dân Việt Nam nên cân nhắc có dùng sản phẩm này nữa hay không”.

NGUYỄN HOÀI (INFONET)


image

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire