Translate

Libellés

découvert (110) thơ; văn; nhạc; ảnh chụp; Caroline Thanh Hương (68) photographie (59) ký ức Việt Nam (44) santé (36) nghe đọc truyện hay (35) touriste (35) science naturelle (29) événement (28) nhạc Việt (27) nhạc Phạm Đức Nghĩa (20) art culinaire (19) philosophie (15) psychologie (15) văn chương (14) xã hội (12) nhạc không lời (11) science (11) ảnh Hương Kiều Loan (10) science économique (9) đọc và nghe đọc truỵên hay (9) xã hội Mỹ (8) aventure (6) news (6) société (6) thơ Đỗ Quý Bái (6) économie kinh tế (5) lịch sử (5) show Caroline Thanh Hương (5) sử Việt Nam (5) art (4) du lịch (4) littérature vietnamienne (4) Education (3) littérature (3) thơ Trần trọng Thiện (3) Canada (2) Les Contes vietnamiens truyện cổ tích việt nam (2) cách làm thơ hay và đúng (2) histoire secrète (2) l'histoire de France (2) mythe (2) technologie (2) thơ Huy Văn (2) thơ Hư Hao (2) tùy bút Caroline Thanh Hương (2) văn (2) Cần Thơ (1) David Oïstrakh (1) Dì Bùi Lệ Khanh (1) Economie (1) Montréal (1) Petrus Ky (1) Phan Thuận Breton (1) Québec (1) Stephen Hawking (1) Thơ văn Nguyễn Kiề (1) Trung Tâm Giáo Dục Hồng Bàng (1) Tạp Chí Dân Văn (1) Văn Xuân Vũ (1) astuce (1) bình luận Thuỵ Khê (1) ca sĩ Phi Nhung (1) ca sĩ Phạm Khải Tuấn (1) chân dung France Gall (1) fashion Jean-Paul Gaultier (1) fashion áo dài Việt Nam (1) học tiếng anh (1) informatique (1) ingénierie (1) nhạc Ngô Hồng Quang (1) nhạc Phạm Mỹ Lộc (1) nhạc ngoại quốc (1) nhạc ngoại quốc Steve Earle (1) photographie Vu Cong Hien (1) sport (1) thơ Chẩm Tá Nhân (1) thơ Lê Quang Chiểu (1) thơ Nhất Hùng (1) thơ Thanh Thanh. (1) thơ Trần Văn Lương (1) truyện ngắn; thơ Trần Văn Lương (1) văn Huy Phương (1) văn Thế Lữ (1) văn Tràm Cà Mau (1) văn chương văn nghệ Đoàn Thế Ngữ (1) văn câu đối (1) văn Đoàn Xuân Thu (1) xem phim hay tiếng ngoại quốc (1) Đại Học Văn Khoa (1)

dimanche 27 janvier 2019

Mì Thiệu Ký trên đất Sài Gòn xưa, còn hay mất?

tt

Có những món ănở Sài Gòn trở thành bất hủ, có ai hiểu tại sao không?
Món ăn theo thời gian cũng già đi, nhưng dù thế nào đi nữa, hương vị của nó cũng trở thành trường sinh bất tử.
Kính mời quý anh chị đọc bài sưu tầm.
Caroline Thanh Hương


Mì ngon 70 năm ở Sài Gòn


Tôi đã được nghe rất nhiều giai thoại về xe mì Thiệu Ký trong con hẻm 66 Lê Đại Hành này. Nào là danh tiếng của chủ quán, ông Tư Ky, lừng lẫy đến mức con hẻm 66 này được người dân xung quanh gọi là “hẻm Tư Ky”. Rồi bề dày lịch sử 70 năm của quán, trải qua bao nhiêu ngày tháng, biến cố lịch sử vẫn giữ nguyên một hương vị. Về cọng mì bí truyền, ăn cho đến gần hết tô vẫn dai mà không bị nở…

 Résultat de recherche d'images pour "mì Thiêu Ky"

Những người kế nghiệp quán mì Thiệu Ký ngày nay gọi ông Tư Ky là ông ngoại. Những năm 30 của thế kỷ trước, ông Tư Ky đã chọn Việt Nam làm quê hương thứ hai của mình với nghiệp mưu sinh là gánh mì nhỏ bán quanh khúc giao lộ Thuận Kiều, Trần Quý, Hòa Hảo (quận 11 ngày nay). Rồi gánh mì chuyển lên thành xe mì đẩy đi bán xung quanh khu vực có đông người Hoa sinh sống. Đến sau năm 1975 thì xe Thiệu Ký mới chính thức yên vị trong con hẻm nhỏ 66 Lê Đại Hành này.

 Résultat de recherche d'images pour "mì Thiêu Ky"



Hành trình sản sinh cọng mì và hủ tiếu của người Hoa là một chủ đề khá khá vị. Nếu như cọng hủ tiếu dai trong hủ tiếu Nam Vang là một biến thể thú vị từ những người Mẫn Nam (Phúc Kiến) trong giai đoạn di cư về phía những nước Đông Nam Á, với bột gạo là nguyên liệu chính. Do không có nguyên liệu làm mì, họ đã dùng nguyên liệu tại chỗ là gạo để chế sợi thay cho mì (từ đầu thế kỷ trước 3 nước Đông Dương đã là một vựa gạo khổng lồ với sản lượng xuất khẩu lên đến 1.5 triệu tấn hàng năm).

Tuy cọng hủ tiếu được sản sinh ở những nước Đông Dương xưa (có thể từ thế kỷ 17 đến 18), thì sợi mì vẫn tồn tại song song trong cộng đồng Hoa kiều. Và tất nhiên mỗi quán mì đều có bí quyết chế biến sợi mì, xem như bản sắc của mình. Với quán Thiệu Ký cũng vậy. Đã 70 năm qua, các thành viên trong gia đình ông Tư Ky vẫn giữ nguyên thói quen làm sợi mì riêng cho quán mình. Một quy trình khép kín từ 2h chiều kéo dài đến 5-6h tối. Sợi mì được làm theo một bí quyết chuyên biệt : bột mì trộn cùng trứng vịt và nước tro tàu, ủ một thời gian rồi mới mang đi cán và cắt sợi.
Image associée



Cũng nhờ vậy mà món chủ lực ở Thiệu Ký – mì khô dầu hào – ngon một cách khó tả. Sợi mì dai, giòn một cách tự nhiên, và đặc biệt không giờ bị nở cho dù bạn ăn thật chậm. Vị mì ngon hòa với một chút dầu hào và tốp mỡ, nêm thêm một chút giấm đỏ (vị chua mà người Việt thường chọn chanh để thay thế), gắp chung một đũa với miếng xá xíu mới là trọn vẹn một tô mì “chính hiệu” Tư Ky.

Bên cạnh món mì bí quyền qua bao nhiêu năm tháng, ở Thiệu Ký còn nhiều món ngon khác như hủ tiếu thập cẩm, bò kho, hoành thánh và sủi cảo. Sủi cảo ở đây khá chất lượng, to và đầy đặn nhân tôm chứ không nhỏ để đáp ứng về mặt số lượng như các quán khác. Hủ tiếu thập cẩm ăn với lòng, sườn heo cũng là món nên thử.

Image associée

Thời khắc đẹp nhất đế ăn ở Thiệu Ký có lẽ nằm trong khoảng từ 9 đến 10 giờ. Khi đó trời Sài Gòn vừa dịu nắng sáng, con hẻm nhỏ 66 Lê Đại Hành cũng đã vãn bớt thực khách… Để tôi được cảm nhận trọn vẹn hương vị của thời gian, của những đam mê  được gìn giữ qua nhiều thế hệ. Như là một đặc ân dành cho người Sài Gòn vậy.

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire