Translate

Libellés

découvert (110) thơ; văn; nhạc; ảnh chụp; Caroline Thanh Hương (68) photographie (59) ký ức Việt Nam (44) santé (36) nghe đọc truyện hay (35) touriste (35) science naturelle (29) événement (28) nhạc Việt (27) nhạc Phạm Đức Nghĩa (20) art culinaire (19) philosophie (15) psychologie (15) văn chương (14) xã hội (12) nhạc không lời (11) science (11) ảnh Hương Kiều Loan (10) science économique (9) đọc và nghe đọc truỵên hay (9) xã hội Mỹ (8) aventure (6) news (6) société (6) thơ Đỗ Quý Bái (6) économie kinh tế (5) lịch sử (5) show Caroline Thanh Hương (5) sử Việt Nam (5) art (4) du lịch (4) littérature vietnamienne (4) Education (3) littérature (3) thơ Trần trọng Thiện (3) Canada (2) Les Contes vietnamiens truyện cổ tích việt nam (2) cách làm thơ hay và đúng (2) histoire secrète (2) l'histoire de France (2) mythe (2) technologie (2) thơ Huy Văn (2) thơ Hư Hao (2) tùy bút Caroline Thanh Hương (2) văn (2) Cần Thơ (1) David Oïstrakh (1) Dì Bùi Lệ Khanh (1) Economie (1) Montréal (1) Petrus Ky (1) Phan Thuận Breton (1) Québec (1) Stephen Hawking (1) Thơ văn Nguyễn Kiề (1) Trung Tâm Giáo Dục Hồng Bàng (1) Tạp Chí Dân Văn (1) Văn Xuân Vũ (1) astuce (1) bình luận Thuỵ Khê (1) ca sĩ Phi Nhung (1) ca sĩ Phạm Khải Tuấn (1) chân dung France Gall (1) fashion Jean-Paul Gaultier (1) fashion áo dài Việt Nam (1) học tiếng anh (1) informatique (1) ingénierie (1) nhạc Ngô Hồng Quang (1) nhạc Phạm Mỹ Lộc (1) nhạc ngoại quốc (1) nhạc ngoại quốc Steve Earle (1) photographie Vu Cong Hien (1) sport (1) thơ Chẩm Tá Nhân (1) thơ Lê Quang Chiểu (1) thơ Nhất Hùng (1) thơ Thanh Thanh. (1) thơ Trần Văn Lương (1) truyện ngắn; thơ Trần Văn Lương (1) văn Huy Phương (1) văn Thế Lữ (1) văn Tràm Cà Mau (1) văn chương văn nghệ Đoàn Thế Ngữ (1) văn câu đối (1) văn Đoàn Xuân Thu (1) xem phim hay tiếng ngoại quốc (1) Đại Học Văn Khoa (1)

mercredi 21 septembre 2016

Caroline Thanh Hương giới thiệu chương trình văn nghệ với lối hát Chầu Văn và nghe đọc truyện Mẫu Thượng Ngàn.

 photo ImageHandler.jpg




 photo hatxam5.jpg





 photo img_2095-0858.jpg

Kính gửi quý anh chị tài liệu về hát Chầu Văn sau lần gửi


Tìm hiểu nước Vối là gì? uống nó tốt không?


image

Tìm hiểu nước Vối là gì? uống nó tốt không?
Caroline Thanh Hương giới thiệu nhạc phẩm Mây... par crth2837 Trong những câu chuyện dân gian của nước Việt Nam, chúng ta có thể...




Lối hát này là lối hát có thể nói là dân gian, có vẻ hơi đồng bóng mà chúng ta cần biết qua về 1 trong những thể ca của người Việt Nam.

Người miền Nam có thể chưa nghe nói đến bao giờ, và tôi vô tình nghe qua câu chuyện Mẫu Thượng Ngàn nên giới thiệu đến các anh chị nào quan tâm đến chuyện đời xưa về nước Việt Nam có thể tìm thấy trong bài sưu tầm này.

Câu chuyện đọc tuy rất dài nhưng nó làm người thính giả lắng nghe mà không muốn bỏ sót 1 tình tiết nào cả.

Dân quê quả là nhẹ dạ, nhưng tấm lòng thì thành thật khiến cho họ nhiêù khi bị lợi dụng mà không hay.

Chuyện gả cưới nhà quê thì quá sớm, nếu là thế hệ này thì có lẽ còn bị bắt tội.

Chuyện hay nhất mà tôi thấy hứng thú nhất là có lẽ những suy nghỉ của những nhân vật bị đô hộ, những người nhà nghèo lặng tiếng im hơi, cúi đầu nhẫn nhịn cũng chưa chắc là họ không biết vùng lên. Họ bị bắt phải thay đổi phong tục, tập quán, thay đổi cả chữ viết chứ thật ra họ nghỉ chưa chắc người đi đô hộ dân ta cũng không bị ít nhiều bị ta dạy ngược lại và bị ta ảnh hưởng tư tưởng 1 phần nào mà không hay biết.

Bằng chứng là ngày hôm nay, có rất nhiều người âu, mỹ khi nói về Việt Nam, họ vẫn luôn mơ đến ngày xưa xa xôi nào đó, họ đã có ông bà họ sinh sống ở đất nước Nam.

Caroline Thanh Hương
  photo 060320141424034106-3KPVN10.png
Nghe đọc truyện tại đây

Mẫu Thượng Ngàn #1 - Tiểu Thuyết Hay của Nguyễn Xuân Khánh | Trò Chuyện Đêm Khuya

Mẫu Thượng Ngàn #2

Mẫu Thượng Ngàn #3

Mẫu Thượng Ngàn #4

Mẫu Thượng Ngàn #5

Mẫu Thượng Ngàn #6

Mẫu Thượng Ngàn #7

Mẫu Thượng Ngàn #8

Mẫu Thượng Ngàn #9

Mẫu Thượng Ngàn #10

Mẫu Thượng Ngàn #11

Mẫu Thượng Ngàn #12

Mẫu Thượng Ngàn #13 End 

 

Đọc truyện tại đây

Danh sách chương

Nguyễn Xuân Khánh: Lịch sử chỉ là đinh treo cho văn chương.

Tiểu thuyết của ông không 'phản ánh lịch sử' mà bằng sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lịch sử và văn hóa, trong đó văn hóa là cốt lõi, để làm bật lên cái hằng số duy nhất là con người.

Sáng 15/10, Viện Văn học tổ chức tọa đàm “Lịch sử và văn hóa qua tự sự nghệ thuật của Nguyễn Xuân Khánh”. Trọng tâm là bộ ba tiểu thuyết "Hồ Quý Ly" (2000), "Mẫu Thượng Ngàn" (2006), "Đội gạo lên chùa" (2011) - các tác phẩm đã tạo nên dấu ấn đặc sắc trong đời sống tiểu thuyết đương đại Việt Nam.
Phát biểu đề dẫn, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đăng Điệp, Viện trưởng Viện Văn học cho biết tọa đàm được tổ chức nhằm hướng tới những cách tiếp cận đa chiều về tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh, xuất phát từ những suy tư lịch sử - văn hóa trong các tác phẩm của ông; khẳng định những nỗ lực tìm kiếm cũng như chỉ ra những hạn chế trong nghệ thuật tự sự, từ đó nhận diện, lý giải chuyển động của tư duy tiểu thuyết lịch sử và tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Tọa đàm xoay quanh ba vấn đề chính: Một là làm sáng tỏ vấn đề thể loại, trong đó có khái niệm "tiểu thuyết lịch sử" và "tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh". Thứ hai là vấn đề đổi mới tư tưởng của tác giả và thứ ba là nghệ thuật tự sự trong tác phẩm của ông.
xuankhanh4-jpg-1350349338_480x0.jpg
Tọa đàm “Lịch sử và văn hóa qua tự sự nghệ thuật của Nguyễn Xuân Khánh”.
Nhà nghiên cứu Phạm Toàn mở đầu tọa đàm với việc phân định lại khái niệm "lịch sử", "khoa học lịch sử" và "tiểu thuyết lịch sử". Ông cho rằng, lịch sử là người câm đã đi mất. Người làm khoa học lịch sử cũng chỉ là người ghi chép lại theo quan điểm của cá nhân họ. Chỉ có người nghệ sĩ là chạm đến những khát vọng của lịch sử, khơi mở những vấn đề ẩn khuất và lay động con người. Ý kiến của Phạm Toàn là để xác lập một ranh giới tự do cho các nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử, loại trừ những tranh cãi về tính đúng - sai, sự thật - hư cấu trong tiểu thuyết lịch sử.
Nguyễn Xuân Khánh đã đứng trên lập trường đó để viết các tác phẩm với chất liệu lịch sử của mình. "Hồ Quý Ly" mượn câu chuyện về giai đoạn sóng gió cuối thế kỷ XIII đầu thế kỷ XIV trong lịch sử nước nhà, trong khi "Mẫu Thượng Ngàn" lấy bối cảnh những năm đầu thế kỷ 20 - buổi tiếp xúc văn hóa Đông - Tây trong đời sống xã hội Việt Nam còn "Đội gạo lên chùa" là câu chuyện về Phật giáo kết hợp chủ đề chiến tranh và cách mạng. Tuy nhiên, tác giả không lấy lịch sử để viết về lịch sử, hay viết về nó để phục vụ cho nó, mà ông mượn lịch sử để từ đó khám phá cội nguồn dân tộc, quá khứ dân tộc, tường minh cái lẽ duy nhất là "con người" trong những thời khắc suy biến của đất nước.
Giáo sư Trần Đình Sử cho rằng, Nguyễn Xuân Khánh là người có tư tưởng riêng chứ không minh họa cho tư tưởng nào khác. Ông viết lịch sử là để viết về con người, về những giá trị nhân văn trong đời sống. Tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh khiến Trần Đình sử liên tưởng tới "Sông Đông êm đềm" của M.Solokhop - miêu tả cái dữ dội của hiện thực từ một giai đoạn lịch sử để cuối cùng cũng chỉ hướng tới khao khát nhân văn của nhân loại.
xuankhanh2-jpg-1350349338_480x0.jpg
Nguyễn Xuân Khánh (thứ tư từ trái qua) chụp ảnh với đại diện Viện Văn học.
Tọa đàm cũng đặt ra vấn đề, liệu có phải các tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh đều được coi là tiểu thuyết lịch sử? Trong khi "Hồ Quý Ly" là tiểu thuyết lịch sử, một số nhà phê bình cho rằng, "Mẫu Thượng Ngàn" và "Đội gạo lên chùa" có thể xem là tiểu thuyết văn hóa phong tục. Trong đó, cả ba tác phẩm đều chứng đựng cái "lịch sử theo tác giả". Và đặc biệt, lịch sử đã hòa vào văn hóa, phong tục, tín ngưỡng dân gian trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh để soi rọi con người.
PGS.TS Nguyễn Thị Bình đi vào trường hợp cụ thể "Đội gạo lên chùa" để nhận định, Nguyễn Xuân Khánh là người tự do trên sân chơi tiểu thuyết. Ông không nệ thực, không nệ Phật, nệ Mẫu dù sử dụng những chất liệu đó trong tác phẩm. Cái can dự của ông vào chất liệu đó là đưa ra những suy tư về giá trị sống, giá trị văn hóa tại các thời điểm lịch sử. Vì thế, tác phẩm "Đội gạo lên chùa" chứa đựng Phật giáo theo kiểu của Nguyễn Xuân Khánh. Và ông đề xuất lẽ sống "tùy duyên" của mình: không phải phó mặc số phận mà ca ngợi tự do, không áp đặt, không định kiến về kẻ khác. Đó cũng chính là cái đổi mới trong tư tưởng của Nguyễn Xuân Khánh khi nhìn nhận về lịch sử, văn hóa dân tộc và trong việc sử dụng chất liệu văn chương.
Theo Lại Nguyên Ân, Nguyễn Xuân Khánh đã gạt bỏ các cách nhìn cũ để mang cái nhìn rộng lớn, toàn cảnh là "lịch sử - văn hóa". Với bản thân Nguyễn Xuân Khánh, bộ ba tiểu thuyết "Hồ Quý Ly", "Mẫu Thượng Ngàn", "Đội gạo lên chùa" cũng là một bước đổi mới trong tư tưởng của riêng ông. Giai đoạn đầu, Nguyễn Xuân Khánh nhập cuộc văn chương bằng những trang viết viết cổ vũ con người mới thời kỳ đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Nhưng trở lại với bộ ba tiểu thuyết này, ông đi vào từng cảnh ngộ của con người. Điều đó có thể là hệ quả từ một "tai nạn nghề nghiệp" của nhà văn, khi ông bị đuổi việc khỏi nhà nước sau hai cuốn "Miền hoang tưởng" và "Trư cuồng" giai đoạn 1973 - 1983.
Một trong những điều khiến nhiều người quan tâm là cách tổ chức nghệ thuật trong các tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh. Nhà nghiên cứu La Khắc Hòa cho biết, ông nhìn thấy ở Nguyễn Xuân Khánh sự đổi mới tác phẩm tự sự từ nguyên tắc sử thi trước 1975 sang nguyên tắc của tiểu thuyết. Đó là, thay vì "ôn lại" những câu chuyện mà ai cũng biết của một cộng đồng lớn để chuyển sang câu chuyện của mình, về mình. Tác phẩm vì thế chứa đựng tâm lý nhà văn, tâm lý nhân vật.
Thứ hai là đổi mới ngôn ngữ, từ ngôn ngữ kể bằng lời sang ngôn ngữ kết cấu, từ đó có đối thoại giữa các lớp văn hóa mà nhà văn xây dựng trong tác phẩm. Và thứ ba, theo La Khắc Hòa, Nguyễn Xuân Khánh xây dựng được một "mã truyện kể" mà nếu đọc được mã này sẽ hiểu tác phẩm của ông. Đó chính là cái trục âm tính - dương tính mà sự thắng thế của âm tính được coi là lựa chọn của nhà văn. Trong "Hồ Quý Ly", lối sống dương tính (Nho giáo) chiến thắng nhưng lại bằng rất nhiều xác chết của những người đại diện cho lối sống ấy. Trong "Mẫu Thượng Ngàn" là cuộc giao tranh giữa ngoại lai - bản địa và cái bản địa với những phong tục, tín ngưỡng tâm linh vượt trội. Trong khi đến "Đội gạo lên chùa" thì hoàn toàn là Phật giáo với ứng xử "tùy duyên".
Cách viết của Nguyễn Xuân Khánh cơ bản là cổ điển. Không sử dụng nhiều lối kỹ thuật của hiện đại và hậu hiện đại, nhưng cách viết truyền thống của ông được làm mới bằng tinh thần luận giải lịch sử - văn hóa. Không ít các ý kiến cho rằng, đôi khi Nguyễn Xuân Khánh bị hạn chế trong chính kỹ thuật tự sự của mình, để cho lời nhà văn lấn át lời nhân vật. Một số ý kiến khác cho rằng tiểu thuyết của nhà văn quá dài khiến người đọc mệt.
xuankhanh3-jpg-1350348510-1350349338_480
Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh.
Có mặt tại buổi tọa đàm về tác phẩm của chính mình, lắng nghe mọi ý kiến, Nguyễn Xuân Khánh nói: "Bản thân tôi tự nhận mình có nhiều nhược điểm, xuất phát từ cấu trúc gia đình, xã hội, những trải nghiệm của bản thân và cả những ý thích riêng đi ngược với thời đại". Nguyễn Xuân Khánh cho rằng, có người chê ông không hiểu hết về đạo Phật, về đạo Mẫu, Nguyễn Xuân Khánh nói, ông không viết với tư cách một người truyền giáo, mà chỉ giới thiệu một lối sống trong thời hiện đại. Cũng như thế, lịch sử chỉ là cái đinh treo để nhà văn bày tỏ những cái nhìn về cuộc sống. Về việc viết dài, Nguyễn Xuân Khánh chia sẻ: "Tôi chỉ sợ viết thiếu lịch lãm, trải nghiệm chứ không sợ dài".
Nhà văn cũng nói về lý do ông lựa chọn lối viết truyền thống chứ không tìm đến kỹ thuật hiện đại hay hậu hiện đại để xử lý các tiểu thuyết về lịch sử của mình. Ông không "khoái" hậu hiện đại khi bỏ nhân vật, bỏ tâm lý, bỏ cốt truyện và đặc biệt cắt đứt mối quan hệ với quá khứ, mối giao lưu với độc giả. Mặc dù vậy, Nguyễn Xuân Khánh tôn trọng nó. "Hãy cho mọi người có quyền khác anh để mỗi người đều có chỗ đứng dưới ánh mặt trời. Đó chính là biểu hiện cao nhất của tinh thần dân chủ". Còn với riêng ông: "Cho tôi phát biểu dưới ánh mặt trời một ý nghĩ của tôi, thế thôi".
Tọa đàm còn thu hút nhiều góc nhìn và hướng tiếp cận khác. Nhà phê bình Nguyễn Thị Minh Thái cho rằng: "Nguyễn Xuân Khánh đã trình ra một cách viết, và năm nay ông ấy đã tám mươi tuổi rồi, không thay đổi được gì đâu". Quan trọng là người đọc tìm ra cách đọc Nguyễn Xuân Khánh mà bà đề xuất là tiểu thuyết từ góc nhìn Phật giáo của nông dân Việt Nam. Nguyễn Xuân Thạch góp một cái nhìn về việc đọc tác phẩm của ông như một tiểu thuyết tư tưởng, tái định nghĩa bản sắc dân tộc hơn là tiểu thuyết phong tục như ý kiến của nhà phê bình, nhà báo Phạm Hoài Nam. Tọa đàm kết thúc khi PGS. TS Nguyễn Đăng Điệp cho rằng, nếu để nói về tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh thì phải cần đến khoảng 10 cái hội thảo tương tự. Hội thảo này chỉ làm rõ một vấn đề, cơ chế lịch sử hòa với văn hóa tạo ra những diễn ngôn nghệ thuật trong tiểu thuyết của nhà văn. Qua đó, ghi nhận những đóng góp của Nguyễn Xuân Khánh đối với văn học Việt Nam hiện đại.
Bài: Hà An
Ảnh: Xuân Thủy
Lạc hồng viên đền Mẫu Thượng Ngàn

Trong chuỗi các công trình văn hóa tâm linh tại Lạc hồng viên thì đền Mẫu Thượng Ngàn ( Mẫu Sơn Trang ) là công trình đặc sắc được thực hiện trong chùa Kim Sơn Lạc Hồng Tự, với diện tích lên tới 3.215 m2. Lên công viên nghĩa trang không chỉ viếng thăm người thân mà còn là cơ hội tìm về với Mẹ - Mẫu Thượng Ngàn.
Trong tín ngưỡng dân gian của người Việt, tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam là một tín ngưỡng bản địa có sự ảnh hưởng từ ngoại lai. Đây là một quan niệm thần thánh hóa Mẹ tự nhiên với khả năng siêu phàm là che chở bảo vệ được con người. Theo như truyền thuyết kể lại, Việt Nam có 3 vị thành mẫu đó là: Liễu Hạnh, Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Thoải. Đặc biệt hơn, sự tích và các lưu truyền trong dân gian về 3 vị mẫu này được ghi lại trong sổ sách và lưu truyền miệng trong nhân dân.
Và ngày nay, ở khắp các địa phương trên cả nước có rất nhiều nơi thờ cúng Mẫu. Đi cùng với đó là các hoạt động nổi bật của tín ngưỡng này như nghi lễ chầu văn – một nét văn hóa truyền thống, mang dấu ấn thần linh, huyền thoại. Một hình thức với đa dạng về trang trí, kiến trúc, với nhạc họa biểu biểu diễn ca múa.
  photo len-lac-hong-vien-vai-mau-thuong-ngan-1.jpg
Tranh thờ Mẫu Thượng Ngàn

Người Việt Nam luôn mong muốn được mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, vạn vật sinh sôi nảy nở…cũng vì thế mà họ “kỳ vọng” vào Mẫu, mong muốn được chở che và phù hộ, mang đến nhiều niềm vui, may mắn và thành công.
Tính trên cả nước hiện nay có đến hơn 7.000 cư sở thờ tự liên quan tới đạo Mẫu đó là các đình, đền, chùa, phủ, điện, miếu….cùng với đó là số thanh đồng cũng lên cao,con nhang đệ tử cũng lên tới vạn người.
Với tín ngưỡng đó, nghĩa trang Lạc hồng viên là nơi thờ tự Mẫu, đạo Phật, với quan niệm rằng, Mẹ và đức Phật sẽ là những người chở che, bảo vệ cho các linh hồn đang yên nghỉ tại đây. Những vong linh sẽ được lên thiên đàng, hóa kiếp, an nghỉ thanh tịnh nơi chín suối.
Sắp xếp trong chùa Kim Sơn Lạc Hồng Tự

Chùa Kim Sơn Lạc Hồng Tự rộng 284m2 là nơi đặt bàn thờ Mẫu. Ngôi chùa được thiết kế độc đáo theo phong cách truyền thống đó là ngôi chùa của người Bắc, từng vị trí, bày trí trong chùa đều được tuân thủ theo quy tắc nhất định, phần nào mô tả đúng với lịch sử của Phật giáo Đại Thừa.
Không chỉ là nơi thờ tự, mà hàng năm, nghĩa trang Lạc hồng viên thường xuyên tổ chức các nghi lễ, đại lễ nhằm kỷ niệm hoặc giúp các vong linh được siêu thoát, yên nghỉ thanh tịnh nơi vĩnh hằng.
Lạc hồng viên tổ chức các lễ, đại lễ thường xuyên

Đến Lạc hồng viên giờ đây, không chỉ là thăm người thân, thăm những linh hồn đang an nghỉ nơi đây – thắp cho họ nén hương như một lời chào xã giao hay cầu chúc cho họ được yên lòng nơi chín suối, mà còn là nơi thanh tịnh để mọi người tìm đến tìm chốn bình yên trong tâm hồn, đến viếng thăm đền Mẫu để tâm tịnh hơn.



Chầu văn

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hát văn, còn gọi là chầu văn hay hát bóng, là một loại hình nghệ thuật ca hát cổ truyền của Việt Nam. Đây là hình thức lễ nhạc gắn liền với nghi thức hầu đồng của tín ngưỡng Tứ phủ (Đạo Mẫu) và tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần (Đức Thánh Vương Trần Hưng Đạo), một tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Bằng cách sử dụng âm nhạc mang tính tâm linh với các lời văn trau chuốt nghiêm trang, chầu văn được coi là hình thức ca hát mang ý nghĩa chầu thánh. Hát văn có xuất xứ ở vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Thời kỳ thịnh vượng nhất của hát văn là cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20. Vào thời gian này, thường có các cuộc thi hát để chọn người hát cung văn. Từ năm 1954, hát văn dần dần mai một vì hầu đồng bị cấm do bị coi là mê tín dị đoan. Đến đầu những năm 1990, hát văn lại có cơ hội phát triển. Các trung tâm của hát văn là Hà Nam, Nam Định và một số vùng thuộc đồng bằng Bắc Bộ. Nghệ thuật chầu văn đang được quan tâm bảo tồn và lập hồ sơ trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể[1]. Hiện tại, Nghi lễ chầu văn của người Việt ở Hà Nam, Nam Định đã được đưa vào danh sách 33 di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam (đợt 1).

Mục lục

Phân loại

Hát văn có nhiều hình thức biểu diễn bao gồm là hát thờ, hát thi, hát hầu (hát phục vụ hầu đồng, lên đồng), và hát văn nơi cửa đền:
  • Hát thờ: được hát vào các ngày lễ tiết, những ngày tiệc thánh (ngày thánh đản sinh, ngày thánh hóa...) và hát trước khi vào các giá văn lên đồng.
  • Hát hầu, trong hát hầu theo tín ngưỡng tứ phủ thì ba giá tam tòa Thánh Mẫu là bắt buộc và hầu tráng bóng chứ không tung khăn. Các giá tung khăn bắt đầu từ hàng Quan Lớn trở xuống. Trong tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần, người ta có thể kết hợp hầu tứ phủ hoặc hầu riêng, nếu hầu kết hợp với tứ phủ thì thường thỉnh tam tòa Thánh Mẫu đầu tiên, còn nếu hầu riêng thì mới thỉnh đức Thánh Vương Trần Triều đầu tiên. Một số tác phẩm tiêu biểu như "Cô Đôi Thượng Ngàn",...
  • Hát văn nơi cửa đền: thường gặp tại các đền phủ trong những ngày đầu xuân, ngày lễ hội. Các cung văn hát chầu văn phục vụ khách hành hương đi lễ. Thường thì cung văn sẽ hát văn về vị thánh thờ tại đền, và hát theo yêu cầu của khách hành hương. Nhiều khi lời ca tiếng hát được coi như một bài văn khấn nguyện cầu các mong ước của khách hành hương. Một đoạn văn thường hát thí dụ như:
Con đi cầu lộc cầu tài.
Cầu con cầu của gái trai đẹp lòng.
Gia trung nước thuận một dòng.
Thuyền xuôi một bến vợ chồng ấm êm.
Độ cho cầu được ước nên.
Đắc tài sai lộc ấm êm cửa nhà.
Lộc gần cho chí lộc xa.
Lộc tài lộc thọ lộc đà yên vui.
Hầu đồng là nghi lễ nhập hồn của các vị Thánh Tứ Phủ vào thân xác ông Đồng bà Cốt. Trong nghi lễ đó, hát vǎn phục vụ cho quá trình nhập đồng hiển thánh. Sau khi đã múa các thánh thường ngồi nghe cung văn hát, kể sự tích lai lịch vị thánh đang giáng. Với các giá ông Hoàng thì cung văn ngâm các bài thơ cổ. Thánh biểu hiện sự hài lòng bằng động tác về gối và thưởng tiền cho cung văn. Lúc này cũng là lúc thánh dùng những thứ người hầu đồng dâng như: rượu, thuốc lá, trầu nước v.v. Các thứ thánh dùng phải làm nghi thức khai cuông (khai quang) cho thanh sạch.

Trình bày

Chầu văn là một thể hát do cung văn hát trong nghi thức hầu bóng lên đồng. Cung văn ngồi một bên mé trong khi người hầu bóng, gọi là đệ tử thánh, ngồi trước bàn thờ. Hai bên cung văn là nhạc công tấu nhạc cùng ban phụ họa hát theo. Hai bên đệ tử thánh thì có người phụ việc sửa soạn khăn áo để khi thánh nhập thì trang phục ăn khớp với giá đồng. Người phụ việc cũng lo các lễ vật dâng cúng cùng lộc thánh để phát cho các người đến cung nghinh.

Phần lời của chầu văn

Chầu văn sử dụng nhiều thể thơ khác nhau như thơ thất ngôn, song thất lục bát, lục bát, nhất bát song thất (có thể gọi là song thất nhất bát gồm có một câu tám và hai câu bảy chữ), hát nói…

Động tác người lên đồng luôn phải ăn khớp với bài hát văn
Các thí dụ minh họa: - Thể thất ngôn: (trích đoạn bỉ của văn công đồng)
森森鶴駕從空下
Sâm sâm hạc giá tòng không hạ
顯顯鸞輿滿坐前
Hiển hiển loan dư mãn tọa tiền
不舍威光敷神力
Bất xả uy quang phu thần lực
證明功德量無邊
Chứng minh công đức lượng vô biên
- Thể song thất lục bát: (Trích văn Mẫu Đệ Nhất Thiên Tiên) Chốn cung tiên mây lồng ánh nguyệt
Cảnh bầu trời gió quyện hương bay
Cửu trùng tọa chín tầng mây
Thiên Tiên Đệ Nhất ngự rày trung cung
Gió đông phong hây hây xạ nức
Bộ tiên nàng chầu chực hôm mai
Dập dìu nơi chốn trang đài
Chính cung Mẫu ngự trong ngoài sửa sang
- Thể lục bát: (Trích văn Chầu Đệ Nhị) Trên ngàn gió cuốn rung cây
Dưới khe cá lặn chim bay về ngàn
Canh khuya nguyệt lặn sao tàn
Chiếc thoi bán nguyệt khoan khoan chèo vào
Gập ghềnh quán thấp lầu cao
Khi ra núi đỏ lúc nào ngàn xanh
Thượng ngàn Đệ Nhị tối linh
Ngôi cao công chúa quyền hành núi non

Phục trang của người hầu đồng Mẫu Thoải
- Thể song thất nhất bát (Trích văn Cô Bơ Thoải)
Nhang thơm một triện,trống điểm ba hồi
Đệ tử con, dâng bản văn mời
Dẫn sự tích thoải cung công chúa
Tiền duyên sinh ở:thượng giới tiên cung
Biến hóa lên về Động Đình trung
Thác sinh xuống,con vua thoải tộc
Điềm trời giáng phúc,thoang thoảng đưa hương
Mãn nguyệt liền,hoa nở phi phương
Da tựa tuyết ánh hường tươi tốt
- Thể hát nói: (Trích văn Quan Đệ Nhị) Nhác trông lên tòa vàng san sát,
Không đâu bằng Phố Cát, Đồi Ngang
Đá lô xô nước chảy làn làn
Điều một thú cỏ hoa như vẽ
Nhạn chiều hôm bay về lẻ tẻ,
Trên sườn non chim sẻ ríu ran.
nước dưới khe tung tính tiếng đàn,
Trên đỉnh núi tùng reo điểm trống
Ngần ngật Sòng Sơn kiêu dĩ lộng
Thanh thanh chi thủy chiếu trần tâm
Sơn chi cao hệ thủy chí thâm
Đây thực chốn non nhân nước trí

Âm nhạc

Hát văn là lễ nhạc hát chầu Thánh nên có vai trò quan trọng trong lễ hầu đồng. Lời ca, tiếng nhạc của cung văn nhằm mời gọi các vị Thánh về. Hát văn làm cho buổi lễ sống động. Những người hát văn vừa chơi nhạc cụ vừa thay nhau hát trong một vấn hầu thường kéo dài từ 4-8 tiếng[2]
Các nhạc cụ chính gồm đàn nguyệt, trống ban (trống con), phách, cảnh, thanh la, ngoài ra còn sử dụng nhiều nhạc cụ khác như: trống cái, sáo, đàn thập lục, đàn nhị, kèn bầu, chuông, , đàn bầu,...

Thứ tự trình diễn

  • Nghi lễ hát chầu văn lên đồng có thể chia thành bốn phần chính:
  1. Mời thánh nhập
  2. Kể sự tích và công đức
  3. Xin thánh phù hộ
  4. Đưa tiễn
Bài hát thường chấm dứt với câu: "Xa loan thánh giá hồi cung!"

Các làn điệu và tiết tấu

Về tiết tấu, hát văn thường sử dụng nhịp ngoại (đảo phách). Loại nhịp này mang đến một cảm giác không ổn định trong tâm trí người nghe, đưa người nghe vào trạng thái mông lung, huyền ảo.
Hát chầu văn sử dụng nhiều làn điệu (hay còn gọi là lối hát, cách hát). Người xưa còn gọi làn điệu là cách 格. Thí dụ như điệu bỉ thì gọi là bỉ cách, điệu dọc thì gọi là dọc cách…
Các làn điệu hát văn cơ bản gồm: Bỉ, Miễu, Thổng, Phú Bình, Phú Chênh, Phú Nói, Phú rầu (phú dầu), Đưa Thơ, Vãn, Dọc, Cờn Xá, Kiều Dương, Hãm, Dồn, điệu kiều thỉnh, Hát Sai (Hành Sai), ngâm thơ. Ngoài ra còn sử dụng nhiều làn điệu khác như hát nói trong ca trù, hát then, hò Huế, hồ quảng, hát canh …..
  • Bỉ mang sắc thái trịnh trọng, được dùng để mở đầu cho hình thức hát văn thờ. Thông thường điệu Bỉ được hát trên thể thơ thất ngôn tứ cú (bốn câu mỗi câu bảy chữ) hoặc thất ngôn bát cú (tám câu mỗi câu bảy chữ) nhưng cũng có khi điệu này có thể hát trên các thể thơ khác như song thất lục bát, lục bát, song thất nhất bát. Trong các bản sự tích chư thánh được hát thờ thì đoạn bỉ thường là đoạn giới thiệu tóm tắt nội dung chính của cả bản văn. Các đoạn bỉ cũng thường sử dụng nhiều câu đối nhau (biền ngẫu). Một điều đặc biệt nữa đó là điệu bỉ chỉ có trong hát văn thờ mà tuyệt nhiên không có trong hát văn hầu đồng. Bỉ được lấy theo dây lệch, nhịp theo lối dồn phách.
  • Miễu là lối hát rất nghiêm trang, đĩnh đạc, chỉ được dùng trong hát thi và hát thờ, tuyệt nhiên không bao giờ được dùng trong Hầu Bóng. Miễu được lấy theo dây lệch, nhịp đôi.
  • Thổng chỉ dành riêng cho văn thờ và văn thi, được lấy theo dây bằng, nhịp ba.
  • Phú Bình dành riêng cho hát văn thờ, rất đĩnh đạc, và dùng để hát ca ngợi các nam thần. Phú Bình được lấy theo dây lệch, nhịp 3.
  • Phú Chênh là lối hát buồn, thường dùng để hát trong những cảnh chia ly. Được lấy theo dây bằng, nhịp 3.
  • Phú nói thường dùng để mô tả cảnh hai người gặp gỡ, nói chuyện với nhau. Dùng trong hát văn thờ, văn thi và cả trong hầu bóng. Lấy theo dây bằng, nhịp ba hoặc không có nhịp mà chỉ dồn phách.
  • Phú rầu là lối hát rất buồn, được lấy theo dây bằng nhưng hát theo nhịp đôi.
  • Đưa thơ được lấy theo dây bằng, nhịp 3 và dồn phách, nhưng chủ yếu là dồn phách.
  • Vãn lấy theo dây bằng, nhịp đôi, hát theo lối song thất lục bát, hát theo lối vay trả (vay của câu trước thì trả lại trong câu sau).
  • Dọc lấy theo dây bằng, nhịp đôi, hát theo lối song thất - lục bát và hát theo nguyên tắc vay trả. Nếu hát từng câu thì gọi là nhất cú. Nếu hát liền hai câu song thất - lục bát thì gọi là "Dọc gối hạc" hay "Dọc nhị cú".
  • Cờn dùng để ca ngợi sắc đẹp các vị nữ thần. Cờn được lấy theo dây lệch, nhịp đôi. Có thể hát theo dây bằng, nhưng hầu hết là hát kiểu dây lệch (biến hóa).
  • Hãm lấy theo dây bằng, nhịp đôi, đây là lối hát rất khó vì phải hát liền song thất lục bát. Trong lối hát này có một tuyệt chiêu là Hạ Tứ Tự, có nghĩa là mượn bốn chữ của trổ sau, khi sang một trổ mới thì lại trả lại bốn chữ ấy.
  • Dồn được lấy theo dây bằng, nhịp 3.
  • là một trong những điệu hát quan trọng nhất khi hát văn hầu bóng (cùng với Cờn, Dọc, Phú nói). Điệu Xá đặc trưng cho các giá nữ thần miền thượng.
Ngoài ra hát chầu văn còn có thể mượn các làn điệu nhạc cổ truyền khác như ca trù, quan họ, hò Huế và cả những điệu hát của dân thiểu số[3]
Xen kẽ những đoạn hát là đoạn nhạc không lời, gọi là lưu không.

Thông tin thêm

Chầu văn cũng được nhắc tới trong các bộ phim và bài hát Việt Nam như trong bài Nghe em câu hát văn chiều nay của nhạc sĩ Nguyễn Cường...

Một số tác phẩm

Chú thích

  1. ^ “Đạo Mẫu Việt Nam”. Truy cập 17 tháng 2 năm 2015.
  2. ^ Phần giới thiệu hát văn tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam
  3. ^ Đàm Quang Minh & Patrick Kersalé. Viêt-Nam du Nord: Chants de Possession. Paris: Buda Musique, 1995.

Liên kết ngoài

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire